Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người lo lắng bạch hầu có thể lây lan thành dịch lớn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nói gì?

Thứ năm, 21:15 18/07/2024 | Sống khỏe

GĐXH – Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, các ổ dịch bạch hầu chủ yếu xảy ra ở khu vực vùng sâu, vùng xa, số ca mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn thấp.

Nguy cơ bạch hầu lây nhiễm thành dịch quy mô lớn thấp

Theo các chuyên gia y tế, năm 2023, trên cả nước có 57 trường hợp mắc bạch hầu và 7 trường hợp tử vong. Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong những tháng đầu năm 2024 (đến ngày 18/7/2024), Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong gồm: 3 trường hợp mắc tại tỉnh Hà Giang trong các tháng 1, 2, và 4/2024 tại các ổ dịch cũ, 1 trường hợp mắc và tử vong tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) trong tháng 6/2024, và 2 trường hợp mắc tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trong tháng 7/2024.

Trong những ngày gần đây trên phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về trường hợp nghi mắc bạch hầu tại tỉnh Lào Cai, tuy nhiên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của trường hợp này và cho kết quả âm tính với bạch hầu.

Nhiều người lo lắng bạch hầu có thể lây lan thành dịch lớn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nói gì? - Ảnh 1.

TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Đề cập đến vấn đề này, TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bạch hầu là bệnh có vaccine phòng bệnh và vaccine bạch hầu đã được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta từ năm 1985, do đó đã tạo được miễn dịch rộng rãi trong cộng đồng và đã làm giảm số mắc hàng trăm lần so với thời điểm năm 1983 với khoảng 3.500 ca.

Những năm gần đây chỉ ghi nhận các ca bệnh rải rác tại các nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt được 100% đối tượng tiêm, vì vậy vẫn còn một tỷ lệ nhỏ nhất định đối tượng chưa được tiêm tại cộng đồng.

"Các ổ dịch chủ yếu xảy ra ở khu vực vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện cung cấp vaccine tiêm chủng mở rộng còn khó khăn nên tạo vùng lõm tiêm chủng", TS Hoàng Minh Đức cho biết.

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, bệnh bạch hầu không phải là bệnh mới, đã có vaccine tạo miễn dịch cộng đồng, khi chẩn đoán dương tính có thuốc kháng sinh và huyết thanh kháng độc tố để điều trị.

Bên cạnh đó với các trường hợp tiếp xúc ca dương tính thì có biện pháp phòng bệnh bằng tiêm liều đơn penicillin hoặc uống Erythromycine từ 7-10 ngày có tác dụng phòng bệnh.

Do đó, nhận định về tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay, Cục trưởng Hoàng Minh Đức cho biết, đây chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn diện rộng là thấp.

Chủ động phòng bệnh, cách ly tại nhà với những trường hợp tiếp xúc gần bệnh nhân mắc bệnh

Theo TS Hoàng Minh Đức, bệnh bạch hầu có thể lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi.

Ngày 13/7/2024, Thủ tướng Chính phủ có Công điện về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bạch hầu, Bộ Y tế đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch, không để bùng phát dịch trong cộng đồng.

Nhiều người lo lắng bạch hầu có thể lây lan thành dịch lớn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nói gì? - Ảnh 2.

Các chuyên gia khuyến cáo, đưa trẻ (từ 2 tháng đến 7 tuổi) đi tiêm chủng các vaccine có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ. Ảnh minh họa

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện xử lý ổ dịch, phòng bệnh chủ động cho người dân đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 

Cụ thể, đối với những người tiếp xúc gần với các trường hợp xác định mắc bệnh bạch hầu, Bộ Y tế khuyến nghị phải tự theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày, đồng thời phải liên hệ với cán bộ y tế để được hướng dẫn phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh và uống thuốc kháng sinh dự phòng. Tất cả các trường hợp tiếp xúc gần trong khu vực ổ dịch cần được uống kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

"Việc cách ly tại nhà chỉ áp dụng đối với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định và không mở rộng đối với các trường hợp tiếp xúc khác như đã từng thực hiện đối với bệnh COVID-19 trong thời gian đang có dịch", Bộ Y tế nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương không lạm dụng việc cách ly rộng rãi một cách không cần thiết, không đúng đối tượng gây hoang mang lo lắng và xáo trộn cuộc sống của người dân.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đưa trẻ (từ 2 tháng đến 7 tuổi) thuộc đối tượng tiêm chủng mở rộng đi tiêm chủng các vaccine có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp hoãn tiêm, tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

5. Người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế.

Cô gái 18 tuổi ở Nghệ An tử vong vì bạch hầu, ai có nguy cơ cao mắc căn bệnh này?Cô gái 18 tuổi ở Nghệ An tử vong vì bạch hầu, ai có nguy cơ cao mắc căn bệnh này?

GĐXH – Các chuyên gia khuyến cáo, bạch hầu là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh, biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và có thể gây thành dịch.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại củ ăn sống, nấu canh đều ngon bổ ngang nhân sâm, tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại củ ăn sống, nấu canh đều ngon bổ ngang nhân sâm, tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 18 phút trước

GĐXH - Vị ngọt trong củ sâm đất rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường. Loại củ này có khả năng giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường).

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Chiều 18/9, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã tổ chức lễ ký Thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.

2 mẹ con cùng mắc ung thư thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 mẹ con cùng mắc ung thư thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Cô gái mắc ung thư đại tràng thừa nhận gia đình thường xuyên nướng thịt, đặc biệt họ còn sử dụng lốp xe cũ làm bếp nướng. Dù thức ăn bị cháy, mọi người vẫn cố ăn hết...

Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

Sống khỏe - 15 giờ trước

Thời tiết thu thường khô hanh làm cho cơ thể dễ bị mất nước, khô da, táo bón và gặp các vấn đề về hô hấp. Chính vì vậy, chế độ ăn uống trong mùa thu đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận để bảo vệ sức khỏe, duy trì sự cân bằng của cơ thể và phòng tránh bệnh tật.

Bí quyết ăn uống giúp giảm cholesterol hiệu quả nhất

Bí quyết ăn uống giúp giảm cholesterol hiệu quả nhất

Sống khỏe - 17 giờ trước

Cơ thể chúng ta cần cholesterol để hoạt động bình thường. Nhưng nếu mức cholesterol trong máu cao sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch và cuối cùng dẫn đến đau tim, đột quỵ. Vậy nên ăn uống thế nào để giảm cholesterol?

Loại quả thanh mát, rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết

Loại quả thanh mát, rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể ăn được khế ngọt vì loại quả này có khả năng hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể.

Cách bảo vệ 'vòng một' ngăn ngừa ung thư vú

Cách bảo vệ 'vòng một' ngăn ngừa ung thư vú

Sống khỏe - 22 giờ trước

Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa.

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do tập trung xem điện thoại trong lúc bước vào thang máy, bé 6 tuổi sơ ý kẹt chân vào cửa thang dẫn đến tai nạn gây gãy chân.

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 30 phút uống thuốc điều trị đau họng, bệnh nhân xuất hiện nổi mề đay toàn thân, khó thở, thở rít, đau ngực, choáng, được người nhà đưa đi cấp cứu.

9 thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng chống viêm

9 thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng chống viêm

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tuân theo một chế độ ăn uống với các thực phẩm chống viêm là cách tốt để hỗ trợ cơ thể chống lại một số chứng viêm xuất phát từ môi trường và lối sống không lành mạnh.

Top