Ai có nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch hầu? 3 nhóm người này cần tiêm vaccine bạch hầu càng sớm càng tốt
GĐXH - Bệnh bạch hầu nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng sẽ dẫn đến các biến chứng viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, dẫn truyền cơ tim, đột ngột trụy tim mạch và cuối cùng dẫn đến nguy cơ tử vong.
Bạch hầu là bệnh gì?
Bệnh bạch hầu là tình trạng nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm do ngoại độc tố của vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu cực kỳ mạnh, do đó bệnh bạch hầu được biết đến là một loại bệnh mang tính chất cấp tính đồng thời cũng mang tính chất cấp cứu.
Bệnh bạch hầu lây như thế nào?
Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Đây là hình thức lây bệnh phổ biến của bệnh.
Ngoài ra vi khuẩn bạch hầu cũng truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác thông qua các hình thức nói trên.

Ảnh minh họa
Triệu chứng của bệnh bạch hầu
Người bệnh bạch hầu sẽ có biểu hiện các triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Quá trình mắc bệnh, sau 2-3 ngày xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hành hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc của người bệnh dài, dễ chảy máu và dính. Có thể nói đây là dấu hiệu điển hình và quan trọng nhất để nhận biết bệnh bạch hầu.
Bên cạnh đó người bệnh có dấu hiệu khó nuốt, khó thở. Thời gian 6-10 ngày là thời điểm quan trọng để điều trị hoặc có thể khỏi hoặc trở nên trầm trọng, thậm chí là gây ra tử vong. Khi bệnh trở nặng, người bệnh có các biểu hiện như sung to cổ, khó thở, rối loạn tim, khàn tiếng, liệt dần...
Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?
Các trường hợp người bệnh mắc bệnh bạch hầu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng sẽ dẫn đến các biến chứng viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, dẫn truyền cơ tim, đột ngột trụy tim mạch và cuối cùng dẫn đến nguy cơ tử vong nhanh chóng.
Người bệnh cũng có thể bị viêm cơ tim và van tim, sau thời gian sẽ chuyển thành bệnh tim mãn tính, suy tim. Ngoài ra, người bệnh bạch hầu cũng có thể bị thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy, vỏ thượng thận do bệnh bạch hầu biến chứng.
Ai có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh bạch hầu?
Bạch hầu là bệnh dễ bắt gặp ở mọi nhóm tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn chưa có kháng thể chống lại bệnh. Cụ thể:
- Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên dần bị mất kháng thể phòng bạch hầu thụ động từ mẹ nên cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu, cần đi tiêm phòng sớm để phòng ngừa bệnh nguy hiểm này.
- Trẻ em dưới 15 tuổi cũng được đánh giá là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh do thường bỏ qua nhiều mũi nhắc quan trọng trong đời, rơi vào "khoảng trống miễn dịch". Điều này rất nguy hiểm bởi kháng thể trẻ nhận được do được tiêm vắc xin từ nhỏ theo thời gian đã giảm dần, không đủ để chống chọi lại bệnh bạch hầu nguy hiểm.
- Người già có nhiều bệnh nền mạn tính, biến chứng tim, thận,… hoặc người bệnh có sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong cơ thể như thay tim nhân tạo, đặt shunt ở não thất, đặt catheter ở tĩnh mạch…
- Người đã nhiễm bệnh bạch hầu sẽ có miễn dịch cả đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị suy giảm miễn dịch sẽ có tỷ lệ tái nhiễm bệnh vào khoảng 2 – 5%.
Hiệu quả vắc xin bạch hầu đạt khoảng 97%, miễn dịch có hiệu quả lên đến 10 năm và sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, nếu không tiêm mũi vắc xin nhắc lại sau mỗi 10 năm vẫn có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu.

Ảnh minh họa
3 nhóm đối tượng cần được ưu tiên tiêm vaccine bạch hầu
Trẻ nhỏ
Mọi trẻ em đều cần được tiêm vaccine phòng ngừa bệnh bạch hầu. Vaccine phòng bệnh bạch hầu hiện có trong thành phần của vaccine phối hợp 6 trong 1 (loại vắc xin phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại việt, viêm gan B, các bệnh do vi khuẩn Hib).
Đối với trẻ nhỏ, liệu trình tiêm loại vaccine này gồm 3 mũi cơ bản, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và được tiêm khi trẻ được 2-3-4 tháng tuổi. Mũi thứ 4 là mũi tiêm nhắc lại, được tiêm lúc trẻ 18-24 tháng tuổi.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, việc tiêm phòng vaccine bạch hầu là biện pháp bảo vệ bản thân và bảo vệ trẻ trong giai đoạn sớm nhờ lượng kháng thể trong cơ thể mẹ truyền qua.
Vaccine được tiêm là loại 3 trong 1, sản xuất từ độc tố bạch hầu bất hoạt, độc tố uốn ván giảm độc lục và vô bào ho hà. Loại vaccine này không ảnh hưởng đến thai nhi. Vaccine được khuyến cáo tiêm trong thời gian thai được 27-36 tuần tuổi. Thai phụ đã tiêm vaccine trước tuần thai thứ 27 thì không cần tiêm lại trong khoảng thời gian trên.
Người cao tuổi, người chưa tiêm vaccine
Những người cao tuổi, người chưa từng tiêm vaccine bạch hầu cũng cần được tiêm vaccine phòng bệnh này. Đối với những người đã từng tiêm vaccine phòng bạch hậu, do miễn dịch bảo vệ thường kéo dài khoảng 10 năm và sau đó giảm dần nên việc tiêm nhắc lại là cần thiết.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.