Quảng Bình nâng cao năng lực phòng, chống bệnh bạch hầu
GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực phòng, chống bệnh bạch hầu tránh lúng túng khi có ca bệnh.
Bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình cho biết, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh này có khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp và có thể bùng phát thành dịch. Bạch hầu được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vì có tỷ lệ tử vong cao.

Cán bộ CDC Quảng Bình hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm bệnh bạch hầu cho cán bộ y tế cơ sở.
Người nhiễm bệnh sau 2-5 ngày thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, sưng hạch, ho, xuất hiện giả mạc màu xám dày ở họng và amidan, khó thở, khó nuốt. Bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng như viêm cơ tim, liệt thần kinh, viêm phổi... Người mắc bệnh này có thể tử vong trong vòng từ 6-10 ngày nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thời gian qua, ghi nhận rải rác một số ca bệnh trên cả nước, trong đó có 1 ca tử vong tại huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) và trường hợp mắc bệnh tại huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong này.
Để chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh, CDC Quảng Bình tiến hành chỉ đạo, đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình các dịch bệnh tại địa phương. Qua đó, các đơn vị sẽ chủ động, kịp thời phát hiện các ổ dịch mới, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh (nếu có).
Đặc biệt, đơn vị còn yêu cầu các địa phương rà soát và tiêm vét, tiêm bổ sung ngay vaccine bạch hầu cho những trẻ trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Đồng thời, chủ động xây dựng, củng cố các đội phòng chống dịch cơ động, sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý các ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc phòng chống, khống chế ổ dịch khi cần thiết. Cùng với đó, tham mưu chính quyền địa phương chủ động chuẩn bị đầy đủ kinh phí, thuốc, phương tiện, vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch...

CDC Quảng Bình tổ chức lớp tập huấn để nâng cao năng lực chẩn đoán, giám sát và xét nghiệm bệnh bạch hầu cho cán bộ y tế của trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố và các bệnh xá của lực lượng vũ trang.
Bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp cho biết thêm, đơn vị còn thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực phòng, chống bệnh bạch hầu tránh lúng túng khi có ca bệnh. Đơn vị tổ chức lớp tập huấn để nâng cao năng lực chẩn đoán, giám sát và xét nghiệm bệnh bạch hầu cho cán bộ y tế của trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố và các bệnh xá của lực lượng vũ trang.
Thông tin về đặc điểm của bệnh bạch hầu, tác nhân gây bệnh, đặc điểm dịch tễ học, nguồn truyền nhiễm, phương thức lây truyền, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán điều trị, hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm, cách ly, xử lý môi trường, xử lý khi có ca bệnh/ổ dịch… được phổ biến tới đông đảo cán bộ y tế.
Bên cạnh việc nâng cao năng lực giám sát phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, công tác tập huấn còn cung cấp những kiến thức liên quan đến tiêm vaccine phòng bệnh và tiêm vaccine chống dịch.
Theo bác sĩ Tiệp, hiện tiêm chủng vẫn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống bệnh bạch hầu.

Hiện tiêm chủng vẫn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống bệnh bạch hầu.
"Các địa phương cần tăng cường hoạt động truyền thông, vận động người dân đưa trẻ trong độ tuổi đi tiêm chủng đầy đủ, thực hiện vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, súc miệng mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn... để phòng, chống bệnh bạch hầu", Giám đốc CDC Quảng Bình cho biết.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 13 phút trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 21 phút trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 35 phút trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 3 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 22 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.