Ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp?
Ung thư tuyến giáp là tình trạng các tế bào tuyến giáp tăng lên với số lượng lớn do những vật chất di truyền ADN bị rối loạn phân chia. Ung thư tuyến giáp có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nên.
Hầu hết các bệnh nhân khi mắc bệnh về tuyến giáp đều khó có thể phát hiện được do các biểu hiện của bệnh thường diễn tiến một cách âm thầm. Nhiều trường hợp, bệnh tình đã chuyển biến qua các giai đoạn ung thư hoặc di căn sang nhiều cơ quan khác nhưng bệnh nhân vẫn không hề hay biết.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến giáp
1. Giới và tuổi tác
Vì những lý do không rõ ràng (có thể liên quan nội tiết), tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở phụ nữ (giống như hầu hết các bệnh về tuyến giáp ) cao gấp khoảng 3 lần so với nam giới.
Ung thư tuyến giáp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ lên đến đỉnh điểm sớm hơn đối với phụ nữ (thường xuyên ở độ tuổi 40 hoặc 50 khi được chẩn đoán) so với nam giới (thường được chẩn đoán ở độ tuổi 60 hoặc 70).
2. Bệnh lý di truyền
Một số bệnh lý di truyền và tiền sử gia đình có liên quan đến với các loại ung thư tuyến giáp khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những người phát triển bệnh ung thư tuyến giáp không có bệnh lý di truyền hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh này.
- Ung thư tuyến giáp thể tủy: Khoảng 2 trong số 10 ung thư biểu mô tuyến tủy (MTC) là do gen bất thường. Những trường hợp này được gọi là ung thư biểu mô tủy của tuyến giáp (medullary thyroid carcinoma - FMTC). FMTC có thể xảy ra một mình hoặc nó có thể được phát hiện cùng với các khối u khác. Sự kết hợp của FMTC và các khối u của các tuyến nội tiết khác được gọi là đa u tuyến nội tiết tuýp 2 (Multiple Endocrine Neoplasia Type 2, MEN2).
- Ung thư tuyến giáp khác: Những người mắc một số bệnh di truyền nhất định có nguy cơ mắc các dạng ung thư tuyến giáp phổ biến hơn. Tỷ lệ ung thư tuyến giáp cao hơn xảy ra ở những người có bệnh lý di truyền không phổ biến như:
+ Hội chứng polyp gia đình (Familial adenomatous Polyposis - FAP): Những người mắc hội chứng này có dấu hiệu phát triển nhiều polyp đại tràng và có nguy cơ ung thư ruột kết rất cao. Họ cũng có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư khác, bao gồm ung thư tuyến giáp thể nhú. Hội chứng Gardner là một loại của FAP, trong đó bệnh nhân cũng có một số khối u lành tính. Cả hội chứng Gardner và FAP đều do khiếm khuyết trong gen APC.
+ Bệnh Cowden: Những người mắc hội chứng này có nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến giáp và tăng trưởng lành tính nhất định. Họ cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp, tử cung, vú, cũng như một số bộ phận khác. Ung thư tuyến giáp có xu hướng là loại nhú hoặc nang. Hội chứng này thường do khiếm khuyết trong gen PTEN.
+ Bệnh Carney complex (loại I): Những người mắc hội chứng này có thể phát triển một số khối u lành tính và gặp các vấn đề về hormone. Họ cũng có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp nhú và nang. Hội chứng này do khiếm khuyết trong gen PRKAR1A.
+ Ung thư tuyến giáp không tuyến gia đình (Familial nonmedullary thyroid carcinoma): Loại ung thư tuyến giáp xảy ra thường xuyên hơn ở một số gia đình và thường được phát hiện khi còn rất trẻ. Hiện nay, các nhà khoa học đang nghi ngờ do đột biến các gen trên nhiễm sắc thể 19 và nhiễm sắc thể 1 gây ra loại ung thư này
3. Tiền sử gia đình
Có người thân trực hệ (cha mẹ, anh trai, em gái hoặc con) bị ung thư tuyến giáp, thậm chí không có hội chứng di truyền trong gia đình, cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp của bạn. Cơ sở di truyền cho các trường hợp mắc ung thư này không hoàn toàn rõ ràng. Ngoài ra, cũng có thể do thói quen sinh hoạt giống nhau và cùng một môi trường sống.
4. Phóng xạ
Phơi nhiễm phóng xạ là một yếu tố nguy cơ đã được chứng minh nguyên nhân ung thư tuyến giáp. Nguồn phát xạ như vậy bao gồm một số phương pháp điều trị khoa và bụi phóng xạ do sự cố nhà máy điện hoặc vũ khí hạt nhân. Tiếp xúc với bức xạ khi bạn là người trưởng thành có nguy cơ thấp mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
5. Iốt trong chế độ ăn
Ung thư tuyến giáp phổ biến ở các khu vực trên thế giới có người dân ăn rất ít iốt. Mặt khác, chế độ ăn nhiều iốt có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp thể nhú.
Giải pháp phòng ngừa ung thư tuyến giáp
Tùy vào thể bệnh mà các giai đoạn của ung thư tuyến giáp sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, dù là thể bệnh nào hoặc bệnh lý nào thì việc tích cực điều trị sớm kết hợp với phòng ngừa đều rất quan trọng. Cụ thể như:
- Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại cũng như tia phóng xạ.
- Tự kiểm tra vùng cổ và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, xả stress. Hạn chế để cơ thể đối diện với tình trạng căng thẳng kéo dài. Ngoài ra, việc duy trì cân nặng phù hợp với chỉ số khối cơ thể BMI cũng rất cần thiết.
- Bổ sung cho cơ thể những thực phẩm có lợi cho tuyến giáp như hạnh nhân, hạt điều.
- Với những đối tượng có người thân từng mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, cần phải thực hiện kiểm tra sức khỏe và tầm soát bệnh hằng năm nhằm phát hiện bệnh sớm cũng như chữa trị bệnh kịp thời.
- Không nên uống thuốc điều trị suy giáp với các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm của sữa hay uống cùng với thuốc canxi, điều này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
- Cà phê hoặc các thức uống có chứa caffeine cũng làm giảm tác dụng của thuốc tuyến giáp vì caffeine kích thích hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ của thuốc. Bệnh nhân tuyến giáp nên uống thuốc lúc đói, tốt nhất vào buổi sáng và có thể ăn sáng khoảng 1 tiếng sau đó.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.
Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.
Thanh niên 21 tuổi nguy kịch sau 5 ngày ho sốt, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Thanh niên bị viêm cơ tim cấp đe dọa tính mạng cho biết trước khi nhập viện, anh bị ho, sốt 5 ngày liên tiếp nhưng không đi khám, anh chỉ tự mua thuốc hạ sốt và giảm đau về uống.
Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...
Người phụ nữ 49 tuổi Đắk Lắk bất ngờ tử vong sau 2 tháng bị chó nhà nuôi cắn
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ tử vong với chẩn đoán theo dõi bệnh dại lên cơn/ THA. Được biết, cách đây 2 tháng người bệnh từng bị chó nuôi trong nhà cắn vào cánh tay và không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Hạt hướng dương đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Do chứa nhiều hoạt chất chúng góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính trong đó có bệnh tiểu đường.
Loại củ giàu tinh bột giúp thanh lọc cực tốt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng bột sắn dây vì lượng đường có trong thực phẩm này không cao, nhưng chỉ nên tiêu thụ loại bột này một cách có chừng mực.
Thanh niên 21 tuổi suýt mất mạng vì suy thận và cao huyết áp, thừa nhận những sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Thanh niên bị suy thận và cao huyết áp cho biết thường xuyên có thói quen gây hại thận, đó là: Thích ăn khuya, uống nhiều rượu bia, ngày nào cũng uống nhiều cà phê và ăn nhiều muối.
Loại rau nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Rau mùi có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, nhờ vào khả năng chống viêm và kiểm soát lipid máu...
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặpGĐXH - Hạt hướng dương đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Do chứa nhiều hoạt chất chúng góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính trong đó có bệnh tiểu đường.