Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ai cũng có thể lây nhiễm COVID-19 và vô tình lây bệnh cho người thân, hãy thực hiện ngay những việc làm dù là nhỏ nhất dưới đây

GiadinhNet – Những thói quen tưởng chừng như nhỏ nhất, thậm chí thể hiện sự quan tâm (ôm hôn, gắp thức ăn cho nhau, chấm chung nước mắm...) nhưng lại ẩn chứa nguy cơ lây bệnh cho chính người thân của mình.

Ai cũng có thể lây nhiễm COVID-19 và vô tình lây bệnh cho người thân, hãy thực hiện ngay những việc làm dù là nhỏ nhất dưới đây - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp trên thế giới và đang lây lan trong cộng đồng tại Việt Nam. Do đó, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho chính mình cũng như những người thân là trách nhiệm của mỗi người trong công cuộc phòng chống dịch bệnh hiện nay.

Thực tế cho thấy, khi một người mắc bệnh, những người thân trong gia đình hoặc người có tiếp xúc gần với người bệnh luôn có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh. Trường hợp "bệnh nhân siêu lây nhiễm" thứ 34 tại Việt Nam là một ví dụ điển hình.

Theo đó, bệnh nhân này đã lây bệnh cho hầu như toàn bộ thành viên trong gia đình bao gồm: Chồng, con trai, con dâu, cháu gái, người giúp việc. Bên cạnh đó, người này còn lây cho nhân viên và đối tác của mình. Nguồn lây đến từ quá trình nói chuyện, tiếp xúc và trong các bữa ăn trong gia đình hàng ngày.

Ai cũng có thể lây nhiễm COVID-19 và vô tình lây bệnh cho người thân, hãy thực hiện ngay những việc làm dù là nhỏ nhất dưới đây - Ảnh 3.

Theo các chuyên gia, nếu trong gia đình có người mắc COVID-19, những người thân là nhóm đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh. Ảnh minh họa

Trước đó, bệnh nhân thứ 17 tại Hà Nội cũng lây cho bác gái và tài xế lái xe do có tiếp xúc gần trong quá trình giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

Chính vì vậy, ngoài việc tuân thủ dự phòng các yếu tố nguy cơ lây bệnh tại nơi tập trung đông người, nơi làm việc, trên các phương tiện giao thông công cộng, việc phòng bệnh ngay tại gia đình cũng đóng vai trò quan trọng tránh nguy cơ mắc bệnh và lây lan dịch ra cộng đồng.

Các việc cần làm để phòng ngừa như sau:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, lau dọn nhà cửa sạch sẽ

Theo Bộ Y tế, COVID-19 lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.

Do đó, cần vệ sinh tay sạch sẽ hàng ngày bằng xà phòng và nước sạch. Tuân thủ rửa tay theo 6 bước rửa tay thường quy của Bộ Y tế quy định. Bên cạnh đó, tiến hành vệ sinh khử khuẩn hàng ngày tại gia đình, nhất là những bề mặt, vị trí thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, công tắc điện, bàn phím máy tính… 

Cùng với đó, để rác đúng nơi quy định, nhất là khẩu trang đã qua sử dụng; vứt rác hàng ngày để tránh nguồn lây bệnh.

Che miệng khi ho, hắt hơi, không ôm hôn, mớm cơm cho trẻ nhỏ

Ngoài việc vệ sinh tay và khử khuẩn nhà ở hàng ngày, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, khi ho, hắt hơi, cần dùng khuỷu tay hoặc khăn giấy để che miệng. Sau đó, vứt khăn giấy đã qua sử dụng vào thùng rác.

Ai cũng có thể lây nhiễm COVID-19 và vô tình lây bệnh cho người thân, hãy thực hiện ngay những việc làm dù là nhỏ nhất dưới đây - Ảnh 4.

Hành động ôm ấp, hôn trẻ có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, tăng nguy cơ mắc bệnh. Ảnh minh họa

Với những gia đình có trẻ nhỏ, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, người lớn nên hạn chế thói quen ôm ấp, hôn trẻ vì COVID-19 rất dễ lây bệnh qua các giọt bắn.

Đặc biệt, không hôn trẻ khi bố mẹ, người thân vừa từ bên ngoài về nhà. Không ai dám chắc rằng, ở bên ngoài, người lớn đã tiếp xúc với những ai, đi những đâu và rất có thể đang mang mầm bệnh trên người. Vì vậy, những hành động ôm ấp, hôn trẻ có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, cho dù chưa có biểu hiện phát bệnh như ho, sốt.

Bên cạnh đó, người lớn không nên mớm cơm, nhai cơm, liếm thìa bột trước khi đút cho trẻ. Những thói quen này vừa không đảm bảo vệ sinh vừa có thể là nguồn lây COVID-19 nếu người lớn vô tình mắc bệnh mà không biết.

Đồng thời, nước bọt của người lớn còn là tác nhân tiềm ẩn khiến trẻ có nguy cơ lây nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh như: virus như cúm, sởi, quai bị, virus Herpes, bệnh tay chân miệng…

Hạn chế ăn lẩu đông người, không chấm chung bát nước mắm

Khi dịch COVID-19 bắt đầu lan rộng tại Trung Quốc, thông tin một gia đình 10 người ở Hồng Kông cùng bị nhiễm bệnh sau khi ăn chung một nồi lẩu và một bữa thịt nướng đã khiến nhiều người lo lắng về mức độ lây lan bệnh từ món ăn này. 

Theo đó, món lẩu cũng giống như nhiều món ăn khác khi mà tất cả những người ăn đều dùng đũa của mình nhúng chung vào nồi rồi sau đó đưa lên miệng. Quy trình ấy diễn ra trong suốt bữa ăn chính là nguồn lây nhiễm lớn.

Ai cũng có thể lây nhiễm COVID-19 và vô tình lây bệnh cho người thân, hãy thực hiện ngay những việc làm dù là nhỏ nhất dưới đây - Ảnh 5.

Hạn chế ăn lẩu đông người, không chấm chung bát nước mắm, không dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh tật. Ảnh minh họa

Chỉ cần 1 người mắc bệnh, đồng nghĩa với việc, những người còn lại có ăn chung bữa lẩu đó đều có nguy cơ lây bệnh. Chính vì vậy, trong khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, kể cả là những người thân, vợ chồng trong gia đình cũng nên hạn chế tổ chức ăn lẩu.

Hay một thói quen khác cũng tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh là cả nhà cùng chấm chung một bát nước mắm. Việc chấm thức ăn, thậm chí cắn dở thức ăn rồi chấm tiếp xuống bát nước mắm hoàn toàn là nguồn lây bệnh cho cả gia đình khi bất kỳ ai đó đang mang mầm bệnh. 

Do đó, để phòng ngừa dịch COVID-19 tại gia đình, theo GS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi người cần thay đổi thói quen ăn uống để giảm nguy cơ lây nhiễm. Vị chuyên gia này khuyên người dân không dùng đũa của mình để gắp vào bát thức ăn chung, nên có một đôi đũa, thìa, muỗng riêng trên mâm để lấy thức ăn; không dùng đũa của mình đang ăn để gắp thức ăn cho người khác; không dùng chung một bát nước chấm và nên chia mỗi người 1 bát nhỏ.

Trong trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện nguy cơ lây nhiễm từ một thành viên trong gia đình thì người đó không nên ngồi ăn cơm chung với các thành viên khác nữa. Thay vào đó, người nghi nhiễm cần chủ động cách ly trong phòng riêng, ăn riêng với bát đũa riêng và đồ ăn thức uống cũng đựng riêng. Đối tượng nghi nhiễm cũng nên hạn chế tiếp xúc, giao tiếp trực tiếp với các thành viên khác trong gia đình để tránh nguy cơ lây nhiễm. 

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 18 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Top