Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ai dễ bị ung thư dạ dày?

Thứ sáu, 10:35 01/07/2011 | Sống khỏe

Nhiều trường hợp bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa đến khám điều trị ở các phòng mạch tư, phòng khám đa khoa trong một thời gian dài mà không được chụp hoặc soi dạ dày.

Đến khi phát hiện ung thư dạ dày thì đã quá muộn không còn cách cứu vãn.

Nam giới mắc bệnh cao gấp ba lần nữ giới

Ung thư dạ dày là loại ung thư xuất phát từ thành dạ dày. Đa số trường hợp là loại ung thư biểu mô tuyến của niêm mạc dạ dày và một số ít trường hợp thuộc loại u ác lympho, u ác cơ trơn. Ung thư dạ dày thường gặp nhất ở đường tiêu hoá và đứng hàng thứ ba trong các loại ung thư ở nam giới.

Nam giới bị bệnh này nhiều hơn nữ giới gấp ba lần. Hiện chưa có lời giải đáp vì sao có chênh lệch này. Tuổi mắc bệnh thường sau 50, nhưng thực tế gần đây cho thấy khá nhiều trường hợp xảy ra ở người trẻ hơn. Tỷ lệ mắc bệnh ở khu vực Hà Nội cao hơn TP.HCM. Trên thế giới, Nhật là nước có tỷ lệ bệnh này rất cao (69 ca/100.000 dân mỗi năm) nhưng người Nhật phát hiện bệnh rất sớm nhờ nội soi tầm soát nên khả năng điều trị khỏi bệnh rất tốt. Tỷ lệ mắc bệnh ở nước ta là 20 – 45 ca/100.000 dân mỗi năm, nhưng thường là phát hiện trễ nên khả năng điều trị khỏi bệnh thấp.
 

Thủ phạm gây ung thư dạ dày

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori được cho là nguyên nhân chính của bệnh ung thư dạ dày, mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ trong mối liên hệ nhân quả này. Không nên vội hoảng hốt khi bị nhiễm Helicobacter pylori, bởi ung thư dạ dày chỉ phát sinh trong khoảng 2% số người bị nhiễm và phải qua nhiều giai đoạn viêm nhiễm ở dạ dày nhưng không được điều trị trong thời gian dài. Ngoài ra, người ta còn nghi ngờ nhiều yếu tố nguy cơ khác như người có nhóm máu A, yếu tố di truyền, viêm dạ dày thể teo, ăn nhiều muối, thức ăn xào – rán – nướng – chả – hun khói…

Ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể không có biểu hiện gì hoặc có những triệu chứng không đặc hiệu về tiêu hoá như: chậm tiêu, đầy bụng, ợ hơi, đau không rõ ràng vùng trên rốn, chán ăn… Khám bụng không thể phát hiện bất thường. Ở giai đoạn này, chỉ có nội soi dạ dày và sinh thiết qua nội soi là phương tiện hữu hiệu nhất để xác định bệnh. Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh cảm thấy đau âm ỉ vùng trên rốn, chán ăn, rất khó tiêu, sụt cân, mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao, có khi tiêu phân đen. Khám bụng có thể sờ thấy khối u vùng trên rốn, có thể không. Nội soi dạ dày hoặc chụp X-quang dạ dày dễ dàng phát hiện khối u. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân suy kiệt, thiếu máu nặng, phù. Đau vùng trên rốn trở nên dai dẳng, nôn ói, nôn ra máu. Khám có thể sờ rõ khối u trên rốn, bụng báng, u di căn lổn nhổn ở bụng. Bệnh ở giai đoạn này thì không còn phương cứu chữa.

Phát hiện sớm, chữa khỏi có thể đạt 100%
 
Để phát hiện sớm ung thư
dạ dày
 
Phải tầm soát bằng chụp X-quang dạ dày hoặc nội soi dạ dày thì mới có thể phát hiện được ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Nội soi phát hiện thương tổn sớm tốt hơn X-quang. Hiện ngành y tế vẫn chưa đáp ứng được việc tầm soát với tất cả mọi người dân, kể cả ở các nước phát triển. Người có yếu tố nguy cơ là đối tượng cần phải tầm soát như: bị viêm teo dạ dày hoặc thiếu máu ác tính, đã cắt bán phần dạ dày, polyp dạ dày, trong gia đình có người bị ung thư đường tiêu hoá, có triệu chứng rối loạn tiêu hoá thường xuyên. Nếu có điều kiện thì mọi người trên 50 tuổi nên nội soi dạ dày tầm soát trong đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ. 
Phương pháp điều trị ung thư dạ dày là phẫu thuật cắt bỏ và kết hợp hoá trị sau mổ. Tuỳ giai đoạn bệnh, phẫu thuật có thể tiến hành qua nội soi đường miệng, nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật mở bụng. Ở giai đoạn sớm, ung thư chỉ khu trú ở lớp niêm mạc, có thể cắt bỏ một diện niêm mạc chứa thương tổn qua nội soi đường miệng mà không phải cắt một phần dạ dày.
 
Ở giai đoạn ung thư đã xâm nhập các lớp của thành dạ dày, phẫu thuật thích hợp là cắt bán phần hoặc toàn bộ dạ dày (tuỳ vị trí ung thư ở phần dưới hay phần trên dạ dày) kèm theo là nạo vét các hạch xung quanh dạ dày. Phẫu thuật này có thể thực hiện qua nội soi ổ bụng hoặc mổ mở, tuỳ khả năng trang bị và trình độ kỹ thuật.
 
Ở giai đoạn muộn hơn, ung thư đã ăn lan qua các bộ phận khác, không thể cắt bỏ, phẫu thuật chỉ giải quyết tạm bợ bằng cách nối vị tràng hoặc thậm chí chỉ đặt ống vào ruột non để nuôi ăn. Sau mổ, đối với các trường hợp có di căn hạch hoặc ung thư xâm lấn qua thành dạ dày, cần sử dụng hoá trị hỗ trợ. Có nhiều loại thuốc hoá trị sử dụng đơn độc hoặc phối hợp do các chuyên gia hoá trị chỉ định, dựa vào đặc điểm và giai đoạn của ung thư. Xạ trị hỗ trợ cũng có thể được chỉ định cho trường hợp khối u đã xâm lấn và di căn hạch.

Tỷ̉ lệ chữa khỏi ung thư dạ dày có thể đạt 100% nếu phát hiện ở giai đoạn 0 (ung thư chỉ khu trú ở lớp niêm mạc). Đối với ung thư giai đoạn 1 (chưa di căn hạch, chưa qua hết thành dạ dày), tỷ lệ này đạt trên 80%. Ở các giai đoạn tiến triển hơn, tỷ lệ này sẽ giảm nhiều. Một điểm cần lưu ý, bác sĩ cho dù có nhiều kinh nghiệm cũng không thể khám xác định bệnh dạ dày chỉ bằng lâm sàng, mà phải dùng X-quang hoặc nội soi mới có thể định bệnh và điều trị thích hợp. Vì vậy, lời khuyên cho người bệnh có biểu hiện về tiêu hoá là cần phải được nội soi dạ dày trước khi điều trị.

Theo TS.BS Đặng Tâm
Trưởng khoa ngoại tổng quát, bệnh viện Triều An, TP.HCM
SGTT
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngay từ 20 tuổi phụ nữ nên duy trì 4 thói quen này để ngăn việc già đi quá nhanh, nuôi dưỡng collagen đến tuổi 50

Ngay từ 20 tuổi phụ nữ nên duy trì 4 thói quen này để ngăn việc già đi quá nhanh, nuôi dưỡng collagen đến tuổi 50

Sống khỏe - 4 giờ trước

Đừng chờ đến tuổi 30 hay 40 mới bắt đầu chăm sóc sức khỏe. Những gì bạn làm từ tuổi 20 - dù là nhỏ nhất - đều sẽ góp phần giúp bạn bước vào tuổi 50 với làn da tươi trẻ, tinh thần nhẹ nhõm và một sức khỏe đáng ngưỡng mộ.

Nghiên cứu mới phát hiện vi nhựa có thể "len lỏi" vào rau theo cách thức không ngờ

Nghiên cứu mới phát hiện vi nhựa có thể "len lỏi" vào rau theo cách thức không ngờ

Sống khỏe - 9 giờ trước

Nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Nature vào ngày 9/4 đã chỉ ra cách vi nhựa “len lỏi” vào cây cối và rau.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người bình thường có cần tăng cơ?

Người bình thường có cần tăng cơ?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Nhiều người cho rằng chỉ những ai tập luyện thể hình mới cần tăng cơ. Tuy nhiên, kể cả người bình thường muốn giữ dáng hay tăng cường sức khỏe đều cần có lượng cơ khỏe mạnh...

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Ít ăn trái cây và rau củ có sao không?

Ít ăn trái cây và rau củ có sao không?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Rau củ và trái cây đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của con người, không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU  ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Top