Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ai sẽ “kích hoạt” lực lượng cộng tác viên dân số cơ sở?

Thứ sáu, 11:14 25/07/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hoạt động DS-KHHGĐ chưa tương xứng với tiềm năng tại Bình Dương khiến những người trong cuộc lo lắng, bức bối trước nguy cơ “vỡ trận” nếu bộ máy tổ chức không kịp thời được thay đổi, tìm ra giải pháp hợp lý.

Ai sẽ “kích hoạt” lực lượng cộng tác viên dân số cơ sở? 1

Lễ triển khai Chiến dịch tăng cường chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại Bình Dương.  Ảnh: B. B


“Rối bời” tuyến cơ sở

Có thể nói hoạt động DS-KHHGĐ sử dụng đội ngũ cộng tác viên cơ sở là lực lượng nòng cốt, bền bỉ truyền thông, vận động là phương pháp chính để hoàn thành nhiệm vụ. Để vận hành trôi chảy hoạt động tại tuyến cơ sở, không thể thiếu những “điều phối viên” là các cán bộ chuyên trách. Nếu cộng tác viên lặn lội “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng” thì cán bộ chuyên trách cũng luôn “kề vai sát cánh” với lực lượng này để kịp thời động viên, hỗ trợ, giúp đỡ từng cộng tác viên trong công việc. Có phối hợp nhịp nhàng như vậy thì “mặt trận” dân số tuyến cơ sở mới thu được thắng lợi.

Hiện tại Bình Dương, hoạt động DS-KHHGĐ tuyến cơ sở đang “rối như canh hẹ” bởi mối liên kết giữa đội ngũ cộng tác viên và cán bộ chuyên trách gần như không còn. Một cán bộ chuyên trách dân số chia sẻ: “Tôi đang quản lý 106 cộng tác viên trên địa bàn phường nhưng chẳng có cách gì để có thể hàng tháng gặp được 1/3 trong số họ chứ đừng “mơ” đến chuyện gặp được tất cả! Thi thoảng tiện đường, tôi tạt vào thăm anh chị em một lúc, chứ bảo sắp xếp một kế hoạch gặp gỡ cộng tác viên tại cơ sở thì thực sự bó tay...”.

Môi trường làm việc hợp chuyên môn y tế của cán bộ chuyên trách này khiến tâm huyết của cô đặt cả vào phòng khám đa khoa của phường. Công tác DS-KHHGĐ chỉ còn là việc đơn giản: Xử lý số liệu có được bằng cách tổng hợp từ nhiều nguồn nhanh nhất có thể rồi làm báo cáo, thậm chí chẳng cần dùng đến thông tin cập nhật từ cộng tác viên.

Tại buổi làm việc với tỉnh Bình Dương (đầu tháng 7/2014), TS Lê Cảnh Nhạc- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ đã dẫn số liệu cho thấy sự “lệch pha” khi đối chiếu những con số mà ngành DS-KHHGĐ tỉnh báo cáo. Một hệ lụy khác cũng được Phó Tổng cục trưởng cảnh báo: Khi thông tin, số liệu từ tuyến cơ sở không chính xác thì các quyết định, kế hoạch được đưa ra từ tuyến huyện/thị, thậm chí tuyến tỉnh cũng khó mà chính xác, phù hợp với thực tế.

Ở góc nhìn rộng hơn, nếu hoạt động DS-KHHGĐ tại Bình Dương chỉ dựa vào đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số nhưng lại đang lu bù với công việc y tế thì ai sẽ là người “kích hoạt” lực lượng cộng tác viên dân số cơ sở? Nói cách khác, hoạt động DS-KHHGĐ tại địa phương này đang đối diện với nguy cơ “vỡ trận” toàn diện.
 
Những tiếng nói tâm huyết

Không chỉ lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ lo lắng trước thực trạng này mà những người trong cuộc tại Bình Dương cũng băn khoăn, thậm chí bức xúc!

Một thành viên Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh, bà Trần Thị Sơn- Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Bình Dương đã dốc bầu tâm huyết khi cho rằng: “Đã đến lúc phải tính lại chuyện mô hình tổ chức”. Theo bà Sơn, lãnh đạo các đơn vị liên quan cần nhanh chóng tìm ra đáp án cho câu hỏi: Sự sáp nhập trong mô hình tổ chức bộ máy hiện nay liệu có phù hợp, có lợi cho công tác dân số chung hay không? Bà Sơn còn phân tích rõ đặc thù của hoạt động DS-KHHGĐ khác hoàn toàn với hoạt động y tế. Theo bà Sơn, mô hình tổ chức bộ máy phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa, giúp nhân lực ngành DS-KHHGĐ (đặc biệt là lực lượng cán bộ chuyên trách) có quỹ thời gian, có “đất dụng võ” để phát huy khả năng vận động các ban, ngành, các đơn vị cùng vào cuộc. Có như vậy hoạt động DS-KHHGĐ mới hoàn thành nhiệm vụ.

Đồng tình với ý kiến trên, một thành viên khác của Ban Chỉ đạo DS-KHHGĐ tỉnh, bà Trương Thị Anh Đào-Phó Giám đốc Sở LĐ,TB&XH  tỉnh Bình Dương còn tỏ ra bức xúc hơn: “Có ai đã tự hỏi sau 6 năm chia, tách rồi lại sáp nhập thì hoạt động DS-KHHGĐ đã được, mất gì không?”.Theo bà Đào, bộ máy tổ chức chính là mấu chốt quan trọng để thúc đẩy tính hiệu quả của mọi hoạt động.

Tuy không thẳng thắn đề cập mô hình tổ chức bộ máy đang áp dụng tại Bình Dương là nguyên nhân chính của sự ì ạch trong hoạt động DS-KHHGĐ, song những ý kiến tâm huyết đều tỏ ra quan ngại sâu sắc về những khó khăn phía trước ngày càng nhiều, càng khó xử lý nếu Bình Dương tiếp tục “giữ nguyên hiện trạng” hoạt động DS-KHHGĐ.

Với hàng loạt nhiệm vụ mới, nặng nề sắp tới thì công tác dân số rất cần sự phối hợp chặt chẽ với hoạt động y tế. Tuy nhiên, sự phối hợp đó chỉ dừng lại ở mức độ hoạt động DS-KHHGĐ sử dụng một số dịch vụ của y tế mà thôi. Để hoàn thành nhiệm vụ, hoạt động DS-KHHGĐ vẫn dựa chính vào lực lượng nòng cốt là các cộng tác viên, cán bộ chuyên trách để nâng cao hiệu quả truyền thông, vận động.

 Phó Tổng cục trưởng Lê Cảnh Nhạc khẳng định, hoạt động DS-KHHGĐ chỉ mang lại hiệu quả cao khi các ngành, các cấp cùng đồng lòng vào cuộc. Nếu chỉ dựa vào bản thân ngành Dân số thì khó mà thu được kết quả, càng không thể chỉ dựa vào ngành Y tế để đạt các mục tiêu về dân số. Với những phân tích trên, Phó Tổng cục trưởng Lê Cảnh Nhạc đề nghị những người có trách nhiệm với hoạt động DS-KHHGĐ Bình Dương nỗ lực vượt qua khó khăn trước mắt, đồng thời nhanh chóng bằng năng lực, trí tuệ và tâm huyết tham mưu cùng cấp ủy, chính quyền tỉnh để kịp thời đề ra những giải pháp ứng phó, cải thiện tình hình hiện tại của hoạt động DS-KHHGĐ. Tất cả cho mục tiêu lớn lao là nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt.

Liên quan đến mô hình tổ chức bộ máy hoạt động DS-KHHGĐ hiện hành và duy nhất chỉ có ở Bình Dương, bà Cao Thị Bích Thuận- Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết, Sở sẽ có những khảo sát, đánh giá để hoàn thiện, đồng thời khẳng định vẫn tiếp tục duy trì mô hình trên trong thời gian tới.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Lê Cảnh Nhạc cho rằng: Để có kết quả chính xác của việc khảo sát, đánh giá mô hình cần tìm hiểu ý kiến từ cơ sở, nếu việc khảo sát chỉ dừng lại ở các trung tâm y tế thì e rằng các số liệu khó tin cậy hoàn toàn.
 
Cần thống nhất một mô hình chung

“Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện có nhiều lợi thế nhất và ít bất cập trong bối cảnh hiện nay. Mô hình này đã được số đông những người tham gia góp ý kiến ở các tuyến với cương vị công tác khác nhau lựa chọn để đề xuất triển khai trong thời gian tới.

Để phát huy hiệu quả hơn nữa mô hình này trong thực tế, cần chú trọng thực hiện kèm theo một số giải pháp nhằm đảm bảo sự hài hòa, đồng bộ trong phối kết hợp giữa 2 phương thức quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Chúng ta nên áp dụng thống nhất một mô hình chung về tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ cho tất cả các đơn vị hành chính tuyến huyện trên cả nước...”.

Vũ Thị Minh Hạnh- Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế)
 
Thanh Giang
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ngày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Top