AI 'xâm chiếm' trường học: Nhiều học sinh ngày càng lười tư duy bài tập về nhà
Việc học sinh phổ thông lạm dụng AI, ChatGPT trong giải bài tập về nhà ngày càng phổ biến, nguy cơ làm bào mòn tư duy, gian lận trong học tập.
Sau hơn 2 năm tìm hiểu và sử dụng các công cụ AI như ChatGPT và Claude AI, Nguyễn Lan Anh, học sinh trường THPT Việt Đức (Hà Nội) thừa nhận bản thân và AI "như hình với bóng" trong mọi hoạt động học tập lẫn tìm hiểu các kiến thức đời sống.
Các công cụ AI giúp Lan Anh tóm tắt số lượng lớn tài liệu trong thời gian ngắn hoặc hỗ trợ phân tích, giải các bài tập khó, nằm ngoài chương trình sách giáo khoa. "Ví dụ như môn Ngữ văn, chỉ một cú nhấp chuột, AI có thể cung cấp thông tin từ dàn ý đến bài viết chi tiết, hấp dẫn về một vấn đề nghị luận xã hội bất kỳ, thậm chí nội dung đa dạng, hay hơn văn mẫu", Lan Anh nói.
Còn với việc giải các câu hỏi Toán, Vật lý, Hoá học khó nhằn, nữ sinh chỉ cần nhập dữ liệu câu hỏi trong các đề ôn luyện, không mất nhiều thời gian, ChatGPT đưa ra đáp án chính xác đến 99%, “không chỉ một mà đôi khi 2-3 cách giải khác nhau để học sinh thoải mái lựa chọn”.

Nhiều học sinh dựa vào AI để làm bài tập về nhà. (Ảnh minh hoạ: T.N)
AI càng hữu ích khi dùng để làm bài tập về ngoại ngữ. Từ một bài đọc tiếng Hàn, Lan Anh sẽ nhờ ChatGPT làm thành bảng từ vựng, sau đó sao chép các ứng dụng học ngoại ngữ như Quizlet, Knowt để tự học, thay vì phải ngồi gõ lại từng từ một. "Em bắt đầu sử dụng AI từ đầu năm học trước và hầu như không gặp khó khi sử dụng. Chủ yếu phải hiểu rõ mục đích để nhập chính xác câu lệnh cho AI", nữ sinh nói và chia sẻ nhiều bạn ở lớp còn đầu tư mua AI bản trả phí để có nhiều tính năng giải bài tập, thông tin chuyên sâu, hấp dẫn hơn.
Dù các nhà phát triển AI giới hạn độ tuổi sử dụng là 18 trở lên nhưng thực tế là học sinh phổ thông đều biết cách sử dụng các ứng dụng như Gemini, ChatGPT, MidJourney, Gramarly, Adobe Firefly…
Trong một cuộc khảo sát của AI Education (Google) vào tháng 12/2023 tại một trường THPT ở TP.HCM, 39,3% trong số 267 học sinh sử dụng ít nhất một công cụ AI tạo sinh hỗ trợ cho việc học và hoàn thành bài tập về nhà. Các em biết đến những công cụ này qua các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc do chính phụ huynh giới thiệu. Mục đích sử dụng cũng khá đa dạng như: học tiếng Anh; giải bài tập các môn toán, tin học; vẽ tranh ảnh cho các bài thuyết trình trong lớp; tìm ý tưởng cho các dự án; trò chuyện tâm sự với AI chatbot.
Phan Phương Thanh, học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) thay vì lên Google tìm và lọc những nội dung liên quan như trước đây, thì hiện nữ sinh đặt câu hỏi cho ChatGPT. "Em hay dùng ChatGPT cho những bài tập nặng lý thuyết như môn lịch sử và giáo dục quốc phòng hay cho các câu hỏi xã hội, cách ứng xử... của môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp", Thanh kể.
Trước đây, nữ sinh khá sợ những bài tập nhóm dạng tìm hiểu kiến thức để thuyết trình trước lớp. Để tìm hiểu đủ các kiến thức, sự kiện phục vụ cho bài thuyết trình, học sinh sẽ phải tìm đọc rất nhiều tài liệu, có khi làm 2 tuần cũng không thể hoàn chỉnh. Giờ đây, chỉ vài câu lệnh cùng cú nhấp chuột, ChatGPT sẽ cung cấp vô vàn thông tin, “bài tập về nhà hoàn thành trong một nốt nhạc”.
"Em phải trả phí cho ChatGPT để sử dụng hiệu quả nhất. Bạn bè quanh em cũng thường dùng AI, trong đó có bạn sử dụng Gemini (AI của Google) để luyện thi chứng chỉ tiếng Anh IELTS", nữ sinh kể thêm.
AI sẽ bào mòn tư duy học sinh
Theo thầy Nguyễn Trọng Trường, giáo viên trường THPT Phenikaa (Hà Nội), không khó để phát hiện học sinh sử dụng AI, ChatGPT trong hoàn thành làm bài tập, đề cương ôn tập… Ví dụ, chất lượng bài viết, lối hành văn bỗng trở nên sáng rõ, sử dụng câu từ hoa mĩ, giàu hình ảnh hơn; phong cách viết không nhất quán. Khi đọc kỹ và phân tích tính liên kết của bài viết, giáo viên có thể nhận thấy sự thay đổi đột ngột trong phong cách viết, giống như một sự chắp vá các ý và thiếu mạch lạc.
Học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài tập thường có lỗi sai giống hệt nhau. Khi yêu cầu đứng lên tóm tắt lại nội dung bài làm, những ý chính đã triển khai trong bài, các em ấp úng và không thể đưa ra được câu trả lời nhanh chóng.

Giáo viên lo ngại học sinh lạm dụng AI sẽ bào mòn tư duy. (Ảnh minh hoạ: T.N)
Theo thầy Trường, để phát hiện được bài làm có sự trợ giúp của ChatGPT, trước hết giáo viên phải biết cách sử dụng ChatGPT và dùng chính nó để tra ngược lại thông tin mà học sinh cung cấp. Giáo viên có thể sử dụng các công cụ kiểm tra đạo văn, hoặc tìm kiếm bằng từ khóa để phát hiện bài viết có nội dung giống với các tác phẩm đã xuất bản trực tuyến, vốn là cách ChatGPT có được kiến thức của mình.
Thêm nữa, thầy cô căn cứ vào quá trình đánh giá năng lực học tập của học sinh, qua bài viết trên lớp để đối sánh cách dùng từ, cấu trúc ngữ pháp với bài viết được giao về nhà. ChatGPT không toàn năng, nên những câu đòi hỏi tư duy phản biện của học sinh, công cụ này thường trả lời “ngô nghê”, không đi vào trọng tâm yêu cầu mà giáo viên đưa ra.
TS Trần Bích Phương, chuyên gia độc lập về công nghệ cho rằng, việc học sinh sử dụng AI làm bài tập về nhà dẫn đến nhiều hệ lụy. Học sinh không được hướng dẫn để đánh giá lại tính chính xác, sự thiên vị trong những kết quả do AI tạo sinh cung cấp. Các em cũng sẽ khó ý thức được về những vi phạm bản quyền có thể xuất hiện trong những câu trả lời do nguồn dữ liệu đào tạo công cộng mà các nhà phát triển sử dụng. Nghiêm trọng hơn là các em sẽ sử dụng những "sáng tạo" của AI cung cấp mà không trích dẫn nguồn gốc trong các bài tập, bài kiểm tra, dự án thực hiện trong lớp học.
TS Lê Duy Tân, trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) bày tỏ, không thể phủ nhận những ích lợi mà trí tuệ nhân tạo (AI) hay ChatGPT mang lại cho giáo dục. Có thể kể đến việc cá nhân hóa việc học dựa trên nhu cầu và mục tiêu của từng sinh viên, kho tư liệu cho phép tìm kiếm nhanh và hiệu quả, sử dụng đơn giản, tiết kiệm thời gian.
Tuy nhiên, TS Tân lo ngại việc học sinh mất khả năng tư duy sáng tạo, giải quyết bài tập về nhà bởi AI, ChatGPT ngày càng phổ biến và không ngừng gia tăng. Hệ thống giáo dục đang bị AI, ChatGPT tác động mạnh.
Phụ thuộc quá mức vào công nghệ có thể làm giảm khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Lạm dụng ChatGPT có thể làm giảm khả năng trong việc hiểu và đồng cảm với cảm xúc người khác, do không có mối tương tác thực tế và sâu sắc.
Nhà đồng sáng lập Lab AioT Việt Nam nói việc ChatGPT có thể thu thập, lưu trữ thông tin cá nhân người dùng mà không có sự chấp thuận sẽ đe dọa quyền riêng tư, gây mất an toàn thông tin.
"Nếu liên tục dựa vào ChatGPT để giải quyết bài tập về nhà, học sinh có thể mất đi khả năng giải quyết vấn đề và phát triển kỹ năng xử lý vấn đề. Trong khi không phải mọi câu trả lời của ChatGPT đều chính xác. Điều này gây ra những hậu quả tiêu cực cho việc học cũng như sự nghiệp tương lai", TS Lê Duy Tân nói.

Việt Nam giành 2 huy chương vàng tại kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh
Giáo dục - 11 giờ trước4/4 học sinh Việt Nam tham dự đều đoạt huy chương Olympic Hóa quốc tế Mendeleev (IMChO) 2025, trong đó 2 huy chương vàng và 2 huy chương bạc.

Kết quả xác minh ban đầu vụ loạt học sinh xin nghỉ học trước thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục - 13 giờ trướcChiều 12/5, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết đã gửi báo cáo kết quả xác minh ban đầu vụ việc hàng loạt học sinh lớp 12 Trường THPT Cao Bá Quát xin nghỉ học, bảo lưu kết quả học tập trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
Giáo dục - 1 ngày trướcBộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó sửa đổi quy định về văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

4 địa phương đầu tiên quy định khung giờ không được phép dạy thêm, học thêm
Giáo dục - 1 ngày trướcYên Bái, Ninh Bình, Hải Phòng và TP.HCM là 4 địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành quy định chi tiết về thời gian dạy thêm, học thêm.

PGS-TS Bùi Hiền, người đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Giáo dục - 1 ngày trướcPGS-TS Bùi Hiền, người được biết đến với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, đã qua đời chiều 11/5.

Hai sứ giả tuổi 16 mang niềm tự hào Việt Nam đến nước Mỹ
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Tháng 6 tới, hai nam sinh lớp 10 chuyên Ngoại ngữ của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) sẽ cùng 12 học sinh trên cả nước tham gia Chương trình “Lãnh đạo thanh niên theo yêu cầu” (ODYLP) tại Hoa Kỳ – một hành trình trải nghiệm ý nghĩa do Đại sứ quán Mỹ tài trợ.

Bộ GD&ĐT đề xuất xoá sổ bằng tốt nghiệp THCS
Giáo dục - 1 ngày trướcHọc sinh tốt nghiệp cấp THCS chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng nhằm phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.

Học sinh Việt Nam đoạt 8 huy chương tại Olympic Vật lý châu Á
Giáo dục - 1 ngày trướcNgày 11/5, Bộ GD&ĐT thông tin, đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 được tổ chức tại Ả rập Xê út đã thắng lớn với 8 huy chương.

Nam sinh cõng bạn thân lên nhận bằng tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội
Giáo dục - 3 ngày trướcNgay sau khi tan học vào sáng nay (10/5), Ngô Văn Hiếu – cậu học trò “10 năm cõng bạn tới trường” - từ Thái Bình bắt xe lên Hà Nội để kịp tham dự lễ tốt nghiệp của cậu bạn thân Nguyễn Tất Minh.

Không cần học thuộc, đây là 8 cách mở bài khiến bài văn được điểm cao, đến học sinh giỏi cũng gật gù công nhận
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Bạn luôn lúng túng khi viết mở bài trong bài văn nghị luận? Những công thức “khô cứng” khiến bạn mất điểm ngay từ đoạn đầu? Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ bật mí 8 cách mở bài sáng tạo, dễ nhớ và phù hợp với mọi đề thi Ngữ văn.

Nam sinh trường huyện 3 lần thi đánh giá tư duy, ‘bứt tốc’ trở thành thủ khoa toàn quốc
Giáo dụcGĐXH - Nguyễn Đức Lương, học sinh lớp 12T1 Trường THPT Đô Lương 3, Nghệ An vừa xuất sắc trở thành thủ khoa Kỳ thi đánh giá tư duy lần 3 do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Em vượt qua gần 24.000 thí sinh, đạt 91,29/100 điểm, kỳ lục khiến nhiều người ngỡ ngàng.