Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn cá 2–3 lần/tuần để giảm mỡ máu cao

Thứ ba, 13:00 22/11/2011 | Sống khỏe

Khi bước vào tuổi trung niên, hầu như ai cũng vướng phải bệnh mỡ máu cao. Gần đây nhiều thông tin còn cho biết người trẻ cũng có thể mắc căn bệnh này nếu không có thói quen dinh dưỡng hợp lý.

 
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều chất béo, đặc biệt là các axít béo no và cholesterol sẽ làm tăng cholesterol máu là tiền đề của các bệnh tim mạch, cao huyết áp. Chế độ ăn hợp lý cần tuân thủ nguyên tắc hai giảm ba tăng như sau:

Giảm

Giảm tổng năng lượng trong ngày để giảm cân nhằm có chỉ số BMI (cân nặng - kg/chiều cao - m x chiều cao - m) thích hợp nếu có thừa cân, béo phì: giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 30kcal so với khẩu phần ăn của bệnh nhân cho đến khi đạt năng lượng tương ứng với mức BMI. Cần theo dõi cân nặng và BMI để điều chỉnh tổng lượng calo hàng tháng hoặc hàng quý đề phòng giảm cân quá nhanh hoặc quá nhiều (sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thậm chí nguy hiểm tới sức khoẻ).

Giảm lượng chất béo (lipid): tuỳ theo BMI, chất béo chỉ nên chiếm 15 – 20% tổng năng lượng với tỷ lệ sau: chất béo no chiếm 1/3 tổng số chất béo, 1/3 là axít béo chưa no nhiều nối đôi và 1/3 còn lại là axít béo chưa no một nối đôi. Nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ và nên ăn các hạt có dầu như mè, đậu phộng, hạt dẻ, hạt bí ngô để cung cấp các axít béo không no có nhiều nối đôi omega-3, omega-6.
 
Nếu có điều kiện, bổ sung dầu cá thiên nhiên vì chứa nhiều axít béo chưa no. Loại bỏ các thức ăn nhiều axít béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt. Giảm lượng cholesterol ăn vào xuống dưới 250mg/ngày bằng cách không ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: não, bầu dục bò, bầu dục heo, gan heo, gan gà. Lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol, nhưng đồng thời có nhiều lecithin (một chất điều hoà chuyển hoá cholesterol trong cơ thể), do đó không nhất thiết phải kiêng hẳn trứng mà chỉ nên ăn trứng 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần ăn một quả.
 
Tăng

Ăn bao nhiêu là đủ?

- Nếu BMI từ 25 – 29,9:
năng lượng đưa vào là 1.500kcal/ngày.
- Nếu BMI từ 30 – 34,9:
năng lượng đưa vào là 1.200kcal/ngày.
- Nếu BMI từ 35 – 39,9:
năng lượng đưa vào là 1.000kcal/ngày.
- Nếu BMI lớn hơn hoặc bằng 40 thì
năng lượng đưa vào là 800kcal/ngày.

 
Tăng lượng đạm (protein): ăn thịt ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt heo thăn, nên dùng cá, đậu. Nên ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu tương: sữa đậu tương, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương, sữa chua đậu tương... Thực phẩm làm từ đậu tương chứa nhiều estrogen thực vật hoặc isoflavon làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp và triglycerid (là những thành phần làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch).
 
Cơ quan FDA của Mỹ đã đưa ra lời khuyên: để giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch, tiêu thụ ít nhất 25g đậu tương/ngày dưới bất cứ hình thức nào. Tuy nhiên, lượng đạm cũng không nên tăng quá nhiều so với bình thường sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hoá khác, chỉ nên ăn tăng thêm khoảng 1/6 (15%) so với bình thường.
 
Tăng các axít béo chưa no có nhiều nối đôi: những thí nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của chế độ ăn ít axít béo no, nhiều axít béo chưa no có nhiều nối đôi với tỷ lệ mắc xơ vữa động mạch đã cho thấy rõ hiệu quả làm giảm cholesterol máu. Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu và chứng minh vai trò tích cực của các loại axit béo Omega-3 và Omega-6 đối với giảm cholesterol máu và phòng chống các bệnh tim mạch.
 
Các loại cá, dầu cá chứa nhiều axít béo Omega-3 như EPA (Eicosapentaenoic), DHA (Docosahessaenoic), các dầu thực vật giàu axít béo Omega-6 không những làm giảm cholesterol mà còn có tác dụng tốt để phòng chứng loạn nhịp tim, huyết khối và góp phần điều chỉnh huyết áp. Do vậy, để giảm cholesterol máu, nên ăn cá 2 – 3 lần/tuần, sử dụng dầu thực vật dưới dạng trộn xàlách hay xào thức ăn (cho dầu vào đảo đều trước khi bắc nồi thức ăn ra khỏi bếp).

Tăng chất xơ: chất xơ được ví như là cái chổi quét ra khỏi cơ thể cholesterol và các chất độc hại. Bữa ăn hàng ngày nhất thiết phải có rau, quả tươi. Nên ăn đa dạng phối hợp nhiều loại rau, củ, quả. Khi bị tăng huyết áp hay cholesterol cao, nên ăn nhiều rau, quả tươi hơn để bổ sung các vitamin, đặc biệt là kali giúp làm hạ huyết áp và chất xơ giúp làm giảm cholesterol máu.

Theo TS.BS Hoàng Kim Thanh
GĐ TT Truyền thông và giáo dục dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia
SGTT
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 3 phút trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 19 giờ trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Top