Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn củ sen vào mùa đông tốt hơn thịt, bổ hơn sâm: Cần tránh ăn theo 4 cách này vì dễ hại thân

Thứ năm, 17:30 21/12/2023 | Bệnh thường gặp

Vào mùa đông, củ sen càng phát huy tốt công dụng của nó khi trở thành nguyên liệu của nhiều món hầm, canh tẩm bổ.

Người Trung Quốc xưa có câu: "Ăn củ sen vào mùa đông tốt hơn ăn thịt". Nghĩa là dinh dưỡng từ loại củ này rất dồi dào không thua kém thịt. Hơn nữa lại còn dễ tiêu hóa, vì thế ăn nhiều củ sen tốt hơn so với việc ăn thịt rất nhiều.

Củ sen vốn được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo". Theo Đông y, củ sen có vị ngọt, tính hàn, tác dụng dưỡng âm sinh tân, nhuận phổi, ngưng ho, bổ tỳ ích khí, tiêu thũng, cầm máu, giải độc... Vào mùa đông, món ăn này càng phát huy tốt công dụng của nó khi trở thành nguyên liệu của nhiều món hầm, canh tẩm bổ.

Đặc biệt, củ sen có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ, nhất là trong việc chăm sóc làn da và thanh nhiệt, mát máu.

Ăn củ sen vào mùa đông tốt hơn thịt, bổ hơn sâm: Cần tránh ăn theo 4 cách này vì dễ hại thân- Ảnh 1.

Củ sen vốn được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo".

Phụ nữ ăn củ sen sẽ nhận được những lợi ích gì cho cơ thể?

1. Làn da mịn màng, sáng bóng

Củ sen không chỉ giàu vitamin C, canxi, sắt mà còn có polyphenol, có tác dụng chống oxy hóa, trì hoãn lão hóa và làm cho làn da của chị em mịn màng, sáng bóng hơn.

Ăn củ sen vào mùa đông tốt hơn thịt, bổ hơn sâm: Cần tránh ăn theo 4 cách này vì dễ hại thân- Ảnh 2.

Củ sen có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ, nhất là trong việc chăm sóc làn da và thanh nhiệt, mát máu.

2. Thanh nhiệt, mát máu

Củ sen tính hàn, có tác dụng mát máu, thanh nhiệt, làm giảm các triệu chứng nóng trong. Người bị sốt, khát, ho ra máu nên ăn nhiều.

3. Có lợi cho máu và thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng củ sen có tác dụng bồi bổ cơ thể, dưỡng tâm, bổ khí. Vì củ sen rất giàu sắt, canxi, protein và vitamin... nên có thể bổ sung khí huyết và tăng cường khả năng miễn dịch.

Ăn củ sen vào mùa đông tốt hơn thịt, bổ hơn sâm: Cần tránh ăn theo 4 cách này vì dễ hại thân- Ảnh 3.

Củ sen tính hàn, có tác dụng mát máu, thanh nhiệt.

4. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Ăn củ sen có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, vì củ sen có tác dụng an thần. Ăn một ít củ sen vào bữa tối có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ sâu nhanh hơn.

5. Giảm cân lành mạnh

Củ sen chứa một lượng lớn chất xơ, có thể tăng cường hiệu quả nhu động của đường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố trong cơ thể. Từ đó đạt được hiệu quả giảm cân.

6. Cầm máu

Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng củ sen có thể giúp cầm máu mà không gây ứ máu vì nó chứa một lượng lớn axit tannic, làm co mạch máu. Nó cũng chứa vitamin K, có thể ngăn ngừa chảy máu.

Ăn củ sen vào mùa đông tốt hơn thịt, bổ hơn sâm: Cần tránh ăn theo 4 cách này vì dễ hại thân- Ảnh 4.

7. Hạ đường huyết và mỡ máu

Củ sen giàu chất xơ nhưng không chứa nhiều calo, có thể giúp hạ đường huyết và cholesterol trong máu, thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ.

4 sai lầm cần tránh khi ăn củ sen

1. Người tỳ vị yếu, lạnh bụng vẫn ăn củ sen

Củ sen sống có tính mát, đối với người tỳ vị kém, bị tiêu chảy, ăn củ sen sống hoặc củ sen lạnh sẽ khó tiêu hóa, khiến triệu chứng lạnh bụng nặng thêm.

2. Ăn củ sen sống

Vì môi trường sống của củ sen là bùn đất nên vi khuẩn, các loại giun sán có thể tồn tại trong củ sen sống. Nếu bạn vô tình nhiễm phải chúng khi ăn sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, phù mặt... Do đó, cần nấu chín củ sen trước khi ăn.

Ăn củ sen vào mùa đông tốt hơn thịt, bổ hơn sâm: Cần tránh ăn theo 4 cách này vì dễ hại thân- Ảnh 5.

Vì môi trường sống của củ sen là bùn đất nên vi khuẩn, các loại giun sán có thể tồn tại trong củ sen sống.

3. Ăn củ sen và củ cải trắng cùng nhau

Củ sen và củ cải trắng đều là thực phẩm có tính lạnh. Ăn 2 thực phẩm này trong một lúc sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng lạnh ở lá lách và dạ dày, dễ gây đau bụng hoặc tiêu chảy.

4. Người bị dạ dày vẫn ăn củ sen

Củ sen nhiều chất xơ, người bị chứng kích thích đại tràng, chướng bụng và viêm loét đại tràng nên tránh ăn vì càng dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Top