Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn gì khi bị nhiễm HIV?

Chủ nhật, 08:38 20/08/2023 | Dân số và phát triển

Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có thể giúp nâng cao miễn dịch và sức khỏe tổng thể cho người nhiễm HIV…

HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể. Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì khả năng phòng vệ chống lại virus, do đó ăn uống hợp lý có thể giúp bạn chống lại nhiễm trùng.

Ngoài ra, dinh dưỡng có thể giúp tăng cường năng lượng, giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tránh các biến chứng về sức khỏe và giảm bớt các vấn đề do HIV và các phương pháp điều trị của nó gây ra.

1. Người nhiễm HIV nên ăn nhiều trái cây và rau củ

Các loại thực phẩm này có nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch. Đặt mục tiêu có từ 5-9 phần sản phẩm này mỗi ngày.

Một cách dễ dàng để đạt được mục tiêu này là lấp đầy một nửa đĩa của bạn bằng trái cây và rau trong mỗi bữa ăn. Ăn nhiều sản phẩm khác nhau để có được nhiều vitamin và khoáng chất nhất.

photo-1691903768601

Trái cây và rau củ có nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giúp nâng cao sức khỏe ở người nhiễm HIV.

2. Sử dụng protein nạc

Cơ thể sử dụng protein để xây dựng cơ bắp và tăng cường hệ thống miễn dịch. Nên chọn các protein nạc như thịt bò nạc, thịt gia cầm (bỏ da), cá, trứng, đậu và các loại hạt…

Đối với những người bị thiếu cân hoặc đang ở giai đoạn muộn của HIV, có thể cần ăn nhiều chất đạm hơn. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra lượng protein phù hợp với thể trạng của bạn.

3. Chọn ngũ cốc nguyên hạt

Carbs cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nên chọn carb từ ngũ cốc nguyên hạt, như gạo lứt, bánh mì nguyên cám…

Chúng chứa nhiều vitamin B và chất xơ tăng cường năng lượng. Khi bạn ăn nhiều chất xơ, có thể làm giảm khả năng bị tích tụ chất béo (loạn dưỡng mỡ), một tác dụng phụ tiềm ẩn của HIV.

4. Hạn chế đường và muối

Dù là do virus hay do thuốc điều trị mà bạn đang dùng, HIV đều làm tăng khả năng mắc bệnh tim của bạn.

Quá nhiều đường và muối có thể gây hại cho cơ thể. Không nên sử dụng nhiều hơn 2.300 miligam natri mỗi ngày.

5. Sử dụng chất béo ở mức độ vừa phải

Chất béo cung cấp năng lượng, nhưng nó cũng chứa nhiều calo. Nếu bạn không cố gắng tăng cân, hãy hạn chế lượng thức ăn này.

Các lựa chọn tốt cho tim bao gồm các loại hạt, dầu thực vật và bơ…

6. Liên lạc thường xuyên với bác sĩ

Thuốc điều trị HIV hoặc bản thân virus có thể tạo tiền đề cho các vấn đề liên quan đến ăn uống hoặc cân nặng. Trao đổi với bác sĩ về tất cả những vấn đề liên quan, bao gồm cả những điều phổ biến sau:

- Ăn mất ngon : Giảm cân không mong muốn có thể làm cơ thể bạn yếu đi, vì vậy điều quan trọng là phải cung cấp đủ calo cho cơ thể.

- Buồn nôn : Nếu thức ăn khiến bạn buồn nôn, bạn có thể cần ăn một lượng nhỏ thường xuyên hơn thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày.

- Các vấn đề về miệng : Khó nuốt hoặc đau do lở miệng… cần ăn thức ăn mềm. Tránh xa thức ăn cay hoặc có tính axit và súc miệng bằng nước trước và sau khi ăn.

7. Ăn đúng lượng calo

Bác sĩ có thể đề nghị bổ sung dinh dưỡng nếu bạn bị giảm cân không mong muốn.

Ở những người thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, đái tháo đường và một số bệnh ung thư. Hơn nữa, béo phì làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Do đó, ở những người này cần giảm cân.

8. Uống nhiều nước

Đảm bảo uống ít nhất 8 đến 10 cốc nước hoặc đồ uống lành mạnh khác mỗi ngày. Chất lỏng giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và đào thải các loại thuốc đã sử dụng ra khỏi cơ thể.

Nước cũng có thể nâng mức năng lượng và giúp cơ thể không bị mất nước. Trong trường hợp tiêu chảy hoặc buồn nôn… có thể cần bổ sung nhiều nước hơn.

9. Tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm

HIV làm giảm khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại vi trùng, nên ngay cả khi ngộ độc thực phẩm nhẹ cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc bệnh nặng. Do đó, thực hành những thói quen vệ sinh tốt sẽ giúp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm như:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước trước và sau khi ăn. Ngoài ra, hãy rửa thớt và đồ dùng sau mỗi lần sử dụng.
  • Các đồ ăn nên được nấu chín.
  • Rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau tươi bằng nước sạch.
  • Hâm nóng kỹ thức ăn thừa trước khi ăn.
  • Nếu bạn đang đi du lịch và không chắc nước đó có uống được không, hãy dùng nước đóng chai, tránh nước đá và đồ uống chưa tiệt trùng…
BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
11 loại thực phẩm tốt nhất giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe

11 loại thực phẩm tốt nhất giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, giúp bà mẹ có đủ sữa cho em bé và chịu được các áp lực khi chăm sóc con nhỏ. Vậy phụ nữ sau sinh nên ăn gì để đáp ứng được những điều đó?

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng.

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở bé trai với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi...

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

Top