Áo đấu không có tên cầu thủ, chỉ in 'SYRIA' và nỗi đau in hằn lên sân bóng
Trong trận đấu với Olympic Việt Nam hôm qua, có lẽ rất nhiều người thắc mắc trước chi tiết đặc biệt ở đội Olympic Syria đó là áo của các cầu thủ không in tên từng người mà chỉ có số và tên đất nước - SYRIA.
Xen lẫn những tiếng cười, tiếng hò reo vui vẻ ăn mừng chiến thắng của các CĐV Việt Nam sau chiến thắng của đội nhà ở trận tranh vé tứ kết ASIAD 18 hôm 27/8 là những giọt nước mắt của tuyển thủ Olympic Syria. Họ khóc vì để thua trước một đối thủ được đánh giá thấp hơn trước trận đấu, vì nuối tiếc không thể bước tiếp tại ASIAD và có thể, họ khóc vì không thể tiếp tục đưa tên tuổi của đất nước mình lên đỉnh cao hơn nữa.
Ngoài hình ảnh các cầu thủ gục khóc trên sân, nhiều người nhận thấy một điều đặc biệt ở áo đấu của tuyển Olympic Syria. Đó là toàn bộ đội tuyển chỉ mặc áo có số mà không có tên cầu thủ, chỉ cùng in tên đất nước họ - SYRIA.
Có lẽ, các tuyển thủ Syria muốn thông qua bóng đá để truyền tải thông điệp rằng, dù vẫn chìm trong nội chiến kéo dài, đất nước Syria vẫn còn sống, vẫn tiến lên phía trước. Từng trả lời báo giới về điều này, Mounier Monther, HLV thể chất chuyên nghiệp đang điều hành trung tâm bóng đá trẻ tại Syria, chia sẻ: “Chúng tôi muốn nói với thế giới rằng, Syria là khối thống nhất. Không gì có thể chia rẽ đất nước chúng tôi. Là tinh thần một Syria”.
Người dân Syria từng có một đất nước xinh đẹp, những công trình vĩ đại được thế giới xem là di sản, cho đến khi cuộc nội diện kéo tới đã phá tan tất cả.
Nội chiến ở Syria bắt đầu từ năm 2011 và dần biến thành mớ hỗn độn, nơi mỗi phe phái đều có những đồng minh riêng và những phe phái tuy là kẻ thù nhưng đôi lúc lại có chung một đồng minh. Mâu thuẫn lợi ích khiến nội chiến Syria kéo dài dai dẳng trong suốt hơn 7 năm qua và mãi chưa có điểm kết.
Ước tính hơn 700.000 người Syria thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa sơ tán và tuổi thọ trung bình tại nước này giảm từ 70 tuổi xuống còn 55.
Trong vòng loại World Cup 2018, các cầu thủ Syria thậm chí còn phải chọn một sân bóng ở Malaysia để thi đấu. Và tất nhiên, lượng khán giả của họ cũng thưa thớt, chẳng được bao người khi nơi diễn ra trận đấu cách quê hương hơn 7.000 km.
“Bóng đá là phải có tiền, còn chúng tôi chẳng có gì“, Fadi Dabas - người từng 3 năm liên tiếp giữ vai trò quân sư cho đội bóng quốc gia Syria - cay đắng chia sẻ.
Không chỉ phải lang thang khắp nước ngoài, nhiều cầu thủ Syria còn bị giết chết, giam giữ, đe dọa. Theo Anas Ammo, một cây bút viết về thể thao từng tác nghiệp ở thành phố Aleppo, Syria và theo dõi các vụ lạm dụng nhân quyền ở đất nước này cho biết, có ít nhất 38 cầu thủ Syria đã bị giết chết.
Một cựu cầu thủ Syria, Jaber al-Kurdi, người từng cố gắng bỏ trốn sang Đức, nói rằng anh đã bị giam giữ vào năm 2013 và bị tra tấn trong nhiều tháng. Trong 9 tháng anh bị giam giữ, không có một phiên tòa nào diễn ra và anh liên tục bị lính canh đánh vào lòng bàn chân bằng một ống cao su, sốc điện qua một loạt dây điện chằng chịt gắn trên đầu.
Một cầu thủ khác tên là Jihad Qassab, một ngôi sao trong đội bóng chuyên nghiệp chơi ở Homs, đã bị bắt vào tháng 8/2014 mà không ai biết lý do. Cũng từ đó, không ai còn thấy bóng dáng hay nghe thông tin gì về anh nữa. Tới tháng 9/2016, người ta nhận được thông báo rằng Qassab đã chết do bị tra tấn dã man và không hề có thêm chi tiết nào.
Cơ thể của cầu thủ này cũng không được tìm thấy. “Nếu Qassab sống ở đất nước khác, anh ta sẽ được vinh danh và khen thưởng vì những đóng góp và thành tựu mà anh gặt hái được. Nhưng tại Syria, anh bị giam giữ và tra tấn“, một người bạn của Qassab than thở.
Một số cầu thủ không dám rời khỏi đội bóng cũng như bỏ chạy sang nước khác vì họ sợ họ và người thân trong gia đình sẽ bị bắt hoặc giết hại. Ammo cho biết, một số cầu thủ trong đội tuyển quốc gia đã có thành viên trong nhà bị bỏ tù hoặc giết chết. Ammo chia sẻ: “Về cơ bản, các cầu thủ bị buộc phải chơi. Nếu không họ hoặc người thân trong gia đình sẽ bị bắt hoặc giết”.
Trái ngược với hình ảnh giàu có của giới cầu thủ trên thế giới, những người theo nghiệp thể thao ở Syria phải rất vất vả trong cuộc sống mưu sinh. Cầu thủ Saif al-Haji than thở: “Là một VĐV thể thao, tôi cũng gặp nhiều khó khăn như những người dân khác ở Syria. Tất cả đều là nạn nhân của cuộc nội chiến đẫm máu. Tôi từng nhận được nhiều lời đề nghị sang nước ngoài thi đấu nhưng bản thân lại không thể làm được hộ chiếu do từ chối nhập ngũ“.
Theo Saostar
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời
Tiêu điểm - 3 giờ trướcCác quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng
Tiêu điểm - 8 giờ trướcTrong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 19 giờ trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcVụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 1 ngày trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 1 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Tiêu điểm - 2 ngày trướcNhững người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.
Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcTỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.
'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới
Tiêu điểm - 3 ngày trước"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đâyThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.