Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ảo mộng phía bên kia biên giới

Thứ hai, 11:08 18/05/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Bán hết tài sản, nhiều người Mông ở các bản của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã đưa cả gia đình di cư tự do sang Lào để làm ăn, sinh sống. Trái với hy vọng sẽ giàu có, sung túc, là cuộc sống cực nhọc, tách biệt nơi rừng thiêng nước độc.

 

Bản Huồi Ức 2, Huồi Tụ, Kỳ Sơn, có nhiều hộ gia đình đã sang Lào rồi quay trở về. 	Ảnh: Hồ Hà
Bản Huồi Ức 2, Huồi Tụ, Kỳ Sơn, có nhiều hộ gia đình đã sang Lào rồi quay trở về. Ảnh: Hồ Hà

 

Đi hăm hở, về trắng tay

Ông Và Lỳ Cồng (54 tuổi) ở bản Huồi Ức 2, xã Huồi Tụ, Kỳ Sơn, bỏ lại sau lưng những ngày mưu sinh nơi rừng thiêng nước độc ở xứ người để trở về mảnh đất nơi chôn rau cắt rốn. “Ta không ngờ con đường mưu sinh của gia đình lại gập ghềnh, chông gai đến vậy”, ông Cồng mở đầu câu chuyện bằng giọng ngọng nghịu bởi vốn tiếng Kinh còn bập bẹ. “Đợt đó, xã Huồi Tụ và Na Loi chia đất lại, ta muốn ở Huồi Tụ, nhưng sau khi có bản đồ mới, đất nhà ta lại ở bên Na Loi nhiều hơn. Đang buồn thì nghe nói bên Lào dễ kiếm tiền, vậy là đầu năm 2012 cả gia đình ta và gia đình của hai người em đều chạy sang đó. Ở bên Lào đất tốt, nhưng cũng chỉ biết đốt nương làm rẫy rồi ở luôn trong rừng như “du mục”. Thỉnh thoảng đàn ông rủ nhau đi săn. Nhưng có một lần em trai ta cùng đứa cháu đi săn trong rừng rồi mất tích luôn. Đói, khổ và buồn quá nên ta lại trở về. Trước khi đi ta có gà, trâu, bò, xe máy, có nhà ván chắc chắn. Nay trở về chỉ còn căn nhà trống hoác mà thôi”, ông Và Lỳ Cồng buồn bã nói.

Hai đứa con của ông Cồng, đứa lớn học lớp 4, đứa nhỏ học lớp 2, vì theo bố mẹ chạy sang Lào nên chuyện học hành đứt đoạn, đến bây giờ cũng chưa nói thạo tiếng Việt.

Theo chỉ dẫn của Trưởng bản Và Xỉ Mùa, chúng tôi đến nhà chị Lầu Y Lỳ cách đó không xa, chị Lỳ cũng vừa từ Lào trở về cuối năm 2014.  Bên ánh đèn dầu, cả nhà đang ngồi ăn tối, bữa cơm chỉ có canh rau cải mèo nấu muối. Không biết tiếng Kinh, chị Lầu Y Lỳ tiếp chuyện bằng tiếng Mông, Trưởng bản Mùa phiên dịch lại: “Năm 2013, nghe tin bên Xiêng Khoảng (Lào) phát triển khu kinh tế mới, anh Và Lìa Xa, chồng mình dẫn cả nhà sang”.

 

Mẹ con chị Lầu Y Lỳ bên bữa cơm chỉ có canh rau cải mèo nấu muối.
Mẹ con chị Lầu Y Lỳ bên bữa cơm chỉ có canh rau cải mèo nấu muối.

 

Gia đình chị Lỳ ở lại tỉnh Xiêng Khoảng, nhưng không như lời đồn và mong ước được làm việc ở khu kinh tế, ở bên đó, bản làng thưa thớt, dân cũng làm nương rẫy như mình. Không chịu được cuộc sống quá khổ, vợ chồng chị Lỳ bàn nhau trở về quê cũ, nhưng rồi gạo hết, tiền hết nên đành phải ở lại một thời gian. Khi chuẩn bị đã đầy đủ để về thì tai họa bất ngờ ập đến gia đình chị.

“Chồng mình một lần vào rừng đi săn thì mất tích, không thấy về. Anh em họ hàng đi tìm khắp nơi không thấy. Không biết làm răng nữa, mình đành dẫn mấy đứa con quay về bản cũ. Về bản Huồi Ức mình không còn gì nữa cả. May có bà con giúp đỡ, dựng cho cái nhà tạm để ở. Chính quyền thấy hoàn cảnh đã cho gạo ăn. Mấy đứa con cũng được đi học trở lại. Bây giờ, mình lại lên rẫy trồng lúa, nhưng không còn chồng nữa. Mình mong chồng nhà mình về lắm. Cứ nghĩ đến là buồn lắm, chỉ biết khóc thôi”, chị Lỳ vừa nói vừa khóc.

Trưởng bản Và Xỉ Mùa cho biết, bản Huồi Ức 2 hiện có 37 hộ/200 khẩu, có khá nhiều hộ đã rời bản sang Lào. Tuy nhiên, rất khó để nắm con số này vì “họ cứ đi rồi về, rồi lại đi”. “Những người trở về đều tay trắng, bản phải giúp đỡ họ. Nhưng hàng xóm ở đây chỉ giúp họ dựng nhà, cho ít gạo, chứ không hỗ trợ được nhiều”, Trưởng bản Và Xỉ Mùa cho biết. Đến thời điểm này, Huồi Ức 2 vẫn chưa có điện. Đêm xuống, những nóc nhà gỗ chìm lẫn trong màn đêm đen thẫm của rừng núi thâm u.

Về bản để an cư

 

Gia đình ông Và Lỳ Cồng “trở về chỉ còn căn nhà trống hoác”.
Gia đình ông Và Lỳ Cồng “trở về chỉ còn căn nhà trống hoác”.

 

Tình trạng di cư sang Lào diễn ra ở huyện Kỳ Sơn nhiều năm nay, chủ yếu là ở các xã có nhiều bà con người Mông sinh sống như: Huồi Tụ, Đoọc Mạy, Na Ngoi, Nậm Càn, Mường Lống... Có người bán hết nhà cửa, sang ở hẳn bên kia biên giới, có người thì đi đi về về. Ông Xồng Và Súa, Chủ tịch UBND xã Mường Lống, Kỳ Sơn cho biết: “Hàng năm, chúng tôi đều phải làm tuyên truyền rất mạnh, nếu không thì nhiều người họ chạy sang bên kia lắm”.

Ông Súa cũng cho biết, người Mông sang Lào chủ yếu vẫn làm nương, làm rẫy trên núi cao. Con cái không được học hành, không có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ. Không ít trường hợp đau thương mất mát như gia đình chị Lầu Y Lỳ, ông Cồng... Nhiều hộ di cư sang Lào nay muốn trở về nhưng với tâm lý mặc cảm, “cha mùa” (xấu hổ) khi đã bỏ bản đi.

Anh Hạ Bá Lỳ, Phó Chủ tịch UBND xã Huồi Tụ cho biết: Huồi Tụ nằm trong tốp xã có số dân di dịch cư nhiều nhất của huyện. Từ năm 2010-2014, xã  Huồi Tụ có 41 hộ, 217 khẩu sang bên kia biên giới, năm 2013 có 30 khẩu trở về, nhưng đến năm 2014 lại có 69 khẩu tiếp tục đi Lào với giấc mơ “đổi đời”.

Cũng theo anh Lỳ thì nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là ở nước bạn Lào vừa thành lập khu kinh tế mới nên các hộ dân qua đó làm ăn để mong hưởng một số chính sách như dân bản xứ. Ngoài ra, các hộ dân này còn cho rằng, đất đai sản xuất ở quê nhà quá dốc, xấu, khó canh tác, con em của họ ít được bố trí công việc để làm ăn. Tuy nhiên, việc di canh di cư trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay trước hết gây ảnh hưởng đến chính cuộc sống của người dân. Đa số người di dịch cư sang Lào làm ăn có cuộc sống vất vả, khổ cực hơn ở nhà. Nhiều người trở về khi không còn gì trong tay.

Trao đổi vấn đề di cư, ông Bùi Trầm, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Theo số liệu điều tra, năm 2013 có 55hộ/288 khẩu di cư trái phép sang Lào. Năm 2014, tình trạng di dịch cư vẫn tăng với 64hộ/334 khẩu. Năm 2015, tình trạng di dịch cư trái phép sang Lào vẫn tiếp diễn, chủ yếu người Mông tập trung tại các xã: Đoọc Mạy, Mỹ Lý, Huồi Tụ, Na Ngoi, Nậm Càn, Nậm Cắn, Mường Típ, Mường Lống, Bắc Lý...  Số người này di cư chủ yếu sang các tỉnh Bô Li Khăm Xay, Xiêng Khoảng, Viêng Chăn. Nguyên nhân của tình trạng này là do tập quán du canh du cư của người Mông gọi là “mùa mùa lò lò” tức là “đi đi về về”. Do quan hệ thân tộc anh em, họ hàng ở bên Lào nên họ sang đó để thăm nom, rồi ở lại luôn; một số nghe tin ở phía nước bạn Lào thành lập đơn vị hành chính mới như: Huyện A Ta Pư và tỉnh Xây Xổm Bun với hy vọng sang đó để được “đổi đời”.

Những năm qua, huyện Kỳ Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để thay đổi ý thức người dân như: Phát huy vai trò của trưởng bản, già làng, người có uy tín trong việc vận động nhân dân không di dịch cư trái phép sang Lào. Tuyên truyền mạnh về cuộc sống ở bên kia biên giới… Năm nay huyện cũng đã chỉ đạo người dân không mua tài sản của những hộ bỏ đi di cư trái phép sang Lào.

Đối với những người trở về, thì thực hiện chính sách “đi ở đâu, về ở đó” để họ có cộng đồng, bản làng, anh em giúp đỡ. Và chỉ hỗ trợ ban đầu những điều kiện thiết yếu cho họ ổn định cuộc sống như: Quần áo, gạo… vận động bà con, bản làng dựng giúp nhà ở tạm chứ không ưu tiên, hỗ trợ quá nhiều vì như vậy gây thắc mắc và không đồng tình cho những người đang ở nhà. Đồng thời, sẽ có ưu tiên cho người ở lại xây dựng quê hương, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước...

 

Ông Bùi Trầm - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: “Chúng tôi đã từng tổ chức đoàn sang thăm các tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn… của Lào, đến tận nơi người dân di cư sang sinh sống, làm ăn. Hầu hết người Mông ta sang đó sống ở vùng khó khăn, hiểm trở, hoang sơ hơn ở nhà. Chỉ có một số rất ít người làm ăn được, còn đa số rất nghèo”.

Hồ Hà/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Thời sự - 7 giờ trước

Một điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 9 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Thời sự - 9 giờ trước

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 13 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.

Top