Hà Nội
23°C / 22-25°C

ASEAN ở đâu trên bản đồ dân số thế giới?

Thứ bảy, 07:00 24/12/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 22/11/2015, cộng đồng chung ASEAN đã chính thức được thành lập với 3 trụ cột chính là kinh tế, chính trị-an ninh, văn hóa-xã hội. Một ASEAN đoàn kết với tầm nhìn mới đang cùng nhau nỗ lực hướng về một tương lai tươi sáng. Đây cũng là cộng đồng chung có dân số lớn thứ 3 thế giới (đông hơn cả EU).

Quy mô dân số lớn thứ 3 thế giới


Số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy, dân số cộng đồng chung ASEAN hiện nay là khoảng 634 triệu người. Ảnh: Chí Cường

Số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy, dân số cộng đồng chung ASEAN hiện nay là khoảng 634 triệu người. Ảnh: Chí Cường

Số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy, dân số cộng đồng chung ASEAN hiện nay là khoảng 634 triệu người, chiếm 8,6% tổng dân số thế giới. Ngược dòng lịch sử trở lại với năm 1967, thời điểm bắt đầu hình thành cộng đồng với 5 thành viên sáng lập, khi đó, chỉ có 185 triệu người. Đến năm 1999, năm đầu tiên ASEAN có 10 thành viên, dân số là 581 triệu người. Có thể khẳng định rằng, cộng đồng chung ASEAN có quy mô dân số rất lớn. Dân số ASEAN lớn hơn dân số của cộng đồng chung châu Âu và đứng thứ 3 thế giới, sau hai siêu cường dân số là: Trung Quốc và Ấn Độ. Dự báo đến năm 2030, cộng đồng chung ASEAN sẽ có khoảng 725 triệu người và sẽ tăng lên 793 triệu người vào năm 2050.

Trong cộng đồng, Indonesia có quy mô dân số lớn nhất (và đứng thứ tư trên thế giới) với gần 258 triệu người, tiếp đến là Philippines với 101 triệu người. Việt Nam đứng thứ ba cộng đồng với hơn 92 triệu người. Quy mô dân số nhỏ nhất cộng đồng thuộc về Brunei với chưa đầy nửa triệu người. Dự báo mới nhất của Liên Hợp Quốc, vào năm 2030, quy mô dân số của 3 thành viên đứng đầu khu vực sẽ là: Indonesia: 295 triệu người, Philippines: 123 triệu người, Việt Nam: 105 triệu người và năm 2050 sẽ là: Indonesia: 322 triệu người, Philippines: 148 triệu người, Việt Nam: 113 triệu người.

Quy mô dân số đông sẽ là thách thức lớn cho đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói, giảm nghèo, dịch vụ an sinh xã hội, an ninh trật tự và tăng trưởng kinh tế của mỗi thành viên cũng như của cả cộng đồng chung. Tuy nhiên, quy mô dân số lớn cũng mang đến lợi thế bởi một thị trường tiêu thụ rộng lớn, bền vững và hấp dẫn các nhà đầu tư. Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cộng đồng cũng như của mỗi thành viên.

Mức sinh cao nhưng xu hướng giảm, nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai tăng

Số liệu của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ cho thấy, số con trung bình của một phụ nữ ASEAN trong độ tuổi sinh đẻ hiện nay là 2,4 con. Nếu coi mức 2,1 con là mức sinh thay thế của cộng đồng chung thì ASEAN chưa đạt mức sinh thay thế. Mức sinh trên thế giới năm 2015 là 2,5 con/1 phụ nữ tuổi 15 - 49 trong khi đó của châu Á chỉ có 2,2 con/1 phụ nữ tuổi 15 - 49. Như vậy, mức sinh của ASEAN cao hơn mức sinh của châu Á. Mức sinh của cộng đồng rất khác biệt, thành viên thì quá cao (Lào: 3,1con), thành viên lại quá thấp (Singapore: 1,3 con).

Tuy nhiên, để đạt được mức sinh như hiện nay, ASEAN phải trải qua một chặng đường dài. Năm 1950, trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của khu vực có tới 6 con. Sau 50 năm, đến năm 2000, mức sinh của ASEAN mới giảm xuống còn 2,65 con/1 phụ nữ tuổi 15-49. Dự báo của Liên Hợp Quốc cho thấy, mức sinh của ASEAN sẽ giảm xuống 2,1 con vào năm 2030 và xuống còn 1,94 vào năm 2050. Vào năm 2030, ASEAN có 4/10 thành viên có mức sinh trên 2,1 con là Philippines (2,59 con), Lào (2,34 con), Cambodia (2,27 con) và Indonesia (2,14 con). Tuy nhiên, đến năm 2050, có tới 9/10 thành viên ASEAN có mức sinh dưới 2,1 con. Trong đó thấp nhất là Singapore (1,38 con), Thailand (1,58 con) và Brunei (1,69 con). Thành viên duy nhất có mức sinh trên 2,1 con là Philippines (2,2 con). Singapore là trường hợp điển hình bởi từ năm 1975-1980, mức sinh của Singapore đã là 1,84 và liên tục giảm.

Báo cáo Tình trạng sử dụng các biện pháp tránh thai trên thế giới năm 2015 của Liên Hợp Quốc cho thấy, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của cộng đồng chung ASEAN là 62%, trong đó tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 54%. Với hơn 170 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiện nay sẽ tăng lên hơn 182 triệu vào năm 2030, ASEAN đã, đang và sẽ đối mặt với nhu cầu phương tiện tránh thai ngày càng lớn và đa dạng. Các chuyên gia ước tính: Năm 2030: ASEAN sẽ cần đến 16 triệu dụng cụ tử cung, 450 triệu vỉ viên uống tránh thai, 600 triệu liều thuốc tiêm/cấy, 900 triệu chiếc bao cao su. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ của ASEAN.

Thách thức về di cư quốc tế

Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho thấy, nhóm dân số trong độ tuổi lao động (15-64) của ASEAN hiện có khoảng 428 triệu người, chiếm 67,5% tổng dân số. Nhóm dân số này sẽ tăng lên khoảng 488 triệu người vào năm 2030 và lên khoảng 515 triệu người vào năm 2050.Với dân số trong độ tuổi lao động khổng lồ (gần bằng quy mô dân số của cả EU), cùng với thị trường có sức mua lớn thứ 3 thế giới, ASEAN thực sự là điểm hút các dòng đầu tư nước ngoài.

Báo cáo năm 2015 của Tổ chức Lao động quốc tế phân tích cơ sở dữ liệu di cư lao động quốc tế của ASEAN trích dẫn nguồn Ngân hàng Thế giới cho thấy, ASEAN có khoảng hơn 10 triệu người di cư quốc tế, trong đó di cư nội khối là 6,8 triệu người. Cũng theo báo cáo này, số liệu ước tính của các thành viên ASEAN thì có tới 21,3 triệu người di cư trong năm qua.

Khi lao động có kỹ năng di chuyển từ khu vực có trình độ phát triển cao xuống khu vực có trình độ phát triển thấp hơn thường để làm quản lý, giám sát, tư vấn và ngược lại để làm lao động giản đơn. Di cư giúp điều hòa, mối quan hệ cung-cầu lao động giữa các khu vực, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hấp thụ, trao đổi, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng quản lý, tăng cường giao lưu văn hóa, thu hẹp khác biệt, khoảng cách.Tuy nhiên, di cư cũng tiềm ẩn các nguy cơ, thách thức về an ninh nhất là trong bối cảnh các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và cả khủng bố vẫn dai dẳng diễn ra với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.

Nỗi ám ảnh già hóa dân số

ASEAN sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số vào những năm 2030 với khoảng 72 triệu người cao tuổi. Con số này sẽ lên đến 124 triệu người cao tuổi vào năm 2050. Đây thực sự là một thách thức đối với tất cả các quốc gia trong cộng đồng này.

Theo báo cáo Già hóa dân số thế giới và Phát triển 2015 của Liên Hợp Quốc, cộng đồng chung ASEAN hiện có hơn 59 triệu người từ 60 , chiếm 9,3% tổng dân số khu vực. Năm 2050 sẽ tăng lên 24% và trở thành khu vực dân số già. Ba thành viên đang già hóa hiện nay sẽ trở thành siêu già là Singapore, Thailand và Việt Nam trong khi các thành viên khác đều sẽ ở giai đoạn già hóa hoặc dân số già.

Già hóa dân số có nguyên nhân căn bản bởi mức sinh xuống thấp và tuổi thọ ngày càng nâng lên. Tuổi thọ trung bình của người dân ASEAN hiện nay là nam: 68 tuổi, nữ: 73 tuổi nhưng triển vọng sống của nhóm dân số 60 tuổi lại rất cao.

Dẫu biết rằng, tăng tuổi thọ là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài người nhưng việc số lượng, tỷ trọng người cao tuổi tăng lên nhanh chóng trong khi trình độ phát triển kinh tế-xã hội, y tế, an sinh xã hội còn ở mức nhất định sẽ là những thách thức không nhỏ đối với các thành viên nói riêng cũng như của cộng đồng ASEAN nói chung...

Diện tích đất của cộng đồng chung ASEAN khoảng 4,67 triệu km2, chiếm 3% tổng diện tích đất trái đất. ASEAN có vùng biển rộng gấp khoảng 3 lần diện tích đất liền. Theo Liên Hợp Quốc, mật độ dân số của cộng đồng chung ASEAN là 146 người/km2. Mật độ này gần bằng 1/3 mật độ dân số thế giới nhưng chỉ bằng 1/6 so với mật độ dân số châu Á.

ThS. Lương Quang Đảng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Top