Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ấu trùng giun trong thịt ốc sên: Gây viêm màng não chỉ sau 3 ngày

Thứ sáu, 08:06 11/12/2009 | Sống khỏe

Giadinh.net - Sau thông tin về bệnh nhân Lưu Thanh Điền, ngụ ở Tiền Giang phải sống thực vật vì nhậu ốc sên (hay còn gọi là ốc ma), nhiều độc giả yêu cầu toà soạn cung cấp thêm một số thông tin xung quanh món nhậu nguy hiểm này.

 
Khó tiên lượng khả năng bình phục

Không chỉ riêng trường hợp bệnh nhân Lưu Thanh Điền ở Tiền Giang, BV Bệnh Nhiệt đới (TP. HCM) vừa qua còn tiếp nhận một số ca cấp cứu do ăn ốc sên từ Bình Dương, Sóc Trăng, Đồng Nai... chuyển lên. Các bệnh nhân cấp cứu đều trong tình trạng hôn mê nặng, có người phải sống đời sống thực vật, bị mất tri giác.

Theo TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Bệnh viện Nhiệt đới (TP HCM), các bệnh nhân trên vào viện đều mắc bệnh lý viêm não - màng não, hầu hết do ăn ốc nấu chưa chín. Bệnh này khá phổ biến ở Việt Nam, xảy ra quanh năm, nhưng gần đây mới được chú ý nhiều. Ngay cả các thầy thuốc không phải ai cũng nắm rõ bệnh này.

Hãy cẩn trọng với thịt ốc sên.

Con ốc sên (ốc ma) có nguồn gốc từ Pháp, lớn hơn ốc bươu, vỏ sọc trắng, lưỡi dài, có 2 râu thẳng phía trước, thường sống trong các bụi cây, gò mả, vườn chuối, thanh long... ban đêm mới bò ra ăn lá cây, vỏ cây. Có lời đồn rằng, ốc sên nhiều nhớt nên nướng ăn sẽ giảm đau khớp, đau gút, tiểu đường, yếu sinh lý, suy nhược... nên nhiều người tìm ăn. Dân nhậu vùng Tây Nam Bộ rất thích mồi nhậu ốc gỏi, tái chanh, ăn sống chấm mù tạt... Trong khi một số người đang bị tai biến do nhậu ốc sên, thì tại Củ Chi, Hóc Môn (TP HCM), Định Quán, Tân Phú (Đồng Nai), Tây Binh (Bình Phước), ốc sên vẫn được bắt bán với giá 30.000 đ/kg và nhiều người vẫn mua hoặc bắt về ăn.
Cũng theo TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu: Tất cả các loại ốc sống trên cạn và dưới nước đều có thể nhiễm ấu trùng giun Angiostrongylus cantonensis, đều là ký chủ lý tưởng cho ký sinh trùng và có thể lây nhiễm sang người nếu ăn thịt ốc chưa nấu chín. Chỉ 3 ngày sau khi vào cơ thể người, loại giun ký sinh trùng này đã có thể xâm hại não để gây viêm, biến chứng khiến não bị tổn thương nặng.
 
Người bệnh sẽ bị nhức đầu dữ dội, kèm theo cứng gáy, có khi liệt nửa người, nếu nặng có thể hôn mê, co giật do phù não, nếu không điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao. Tùy vị trí phần não bị xâm hại, tổn thương mà người bệnh bị tai biến nặng, nhẹ, có thể bị liệt, sống thực vật và khả năng bình phục rất khó tiên lượng. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ điều trị thuận lợi hơn, tuy nhiên, theo bác sĩ Siêu, không phải người bệnh nào vào viện cũng dám nói thật rằng mình đã ăn ốc sên. Điều này khiến thời gian ủ bệnh kéo dài, bệnh ngày càng nặng hơn.

Không độc, nhưng phải ăn chín

Thầy thuốc ưu tú Trần Văn Bản, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam cho biết: Thịt ốc sên ăn được, trong các nhà hàng, khách sạn vẫn chế biến ốc sên, nhưng đã được nấu chín để diệt các loại ký sinh trùng. Người khỏe mạnh mới nên ăn, người yếu, mới ốm dậy thì không nên ăn. Trước khi ăn phải được làm sạch, rồi đem xào, nấu chín, tùy khẩu vị của mỗi người. Ốc sên không phải là vị thuốc trong Đông y.

Theo bà Nguyễn Thanh Vân, Bếp trưởng Khách sạn Metropole Hà Nội, khách sạn thường nhập khẩu ốc sên Pháp để chế biến nhiều món ăn ngon, độc đáo. Loại ốc này nhỉnh hơn ốc bươu, đều con, được nuôi công nghiệp nên rất sạch, vỏ sáng trắng, thịt có màu ghi trắng, lành và không có độc tố. “Làm thịt ốc sên rất cầu kỳ. Chúng tôi cho ốc sên vào chậu có nhiều muối, ngâm, xóc, đảo và xả sạch nhớt 3 lần rồi mới cho vào nồi luộc lên với các loại lá thơm, hành, cà rốt, cần tỏi, muối, dấm. Sau đó mới bỏ ra, khều nhân rửa lại lần nữa là sạch hết nhớt mới chế biến thành những món ốc hấp lá gừng, ốc xào bơ tỏi, mùi tây hay ốc nướng. Khi bơ tỏi, mùi tây thơm ngấm vào thịt ốc, rưới chút rượu vang đỏ ăn ngon tuyệt. Việc chần, luộc, nướng, hoặc xào đều làm cho ốc chín, ăn mới ngon và đảm bảo an toàn”- bếp trưởng Vân chia sẻ.

Với ốc sên trong nước, TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu lo ngại là các loại ốc sên sống trong vườn (loại ốc có vỏ dày) rất dễ gây bệnh vì chúng sống tràn lan trong môi trường bẩn. Con người dễ bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh viêm não - màng não, nhất là khi ăn ốc sống, ốc tái chanh.... “Những loại ốc đang phổ biến ở miền Tây Nam bộ hiện nay như ốc sên, ốc bươu đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, không độc, nhưng phải được chế biến chín, sạch và đúng cách. Nếu ăn sống thì rất dễ nhiễm bệnh”-TS Siêu nhấn mạnh.
 

Hãy từ bỏ thói quen ăn sống

Khi ăn ốc hay ăn bất kỳ loại thủy hải sản nào cũng phải nấu chín thật kỹ để diệt hết các mầm bệnh vi sinh và ký sinh trùng. Bệnh nhân mắc bệnh viêm não – màng não do ăn ốc sống sau khi được điều trị bằng thuốc đặc trị và hỗ trợ chức năng hô hấp, chống phù não... sẽ khỏi bệnh từ từ, thời gian phục hồi từ 2 tuần đến nhiều tháng. Ra viện cần ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn các loại thủy hải sản sống, mà phải nấu thật chín để tránh nguy cơ tái nhiễm.     

TS. BS Trần Phủ Mạnh Siêu
(Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM)

Hà Dương

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 6 giờ trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

Sống khỏe - 17 giờ trước

Một số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 1 ngày trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 1 ngày trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Top