Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy là tốt nhất?

Thứ năm, 16:00 19/05/2022 | Mẹ và bé

GiadinhNet - Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy là tốt nhất? Theo quan niệm dân gian, uống nước dừa sẽ giúp con sinh ra có da dẻ hồng hào, trắng trẻo, xinh đẹp. Tuy nhiên, bà bầu mấy tháng thì nên uống nước dừa là tốt nhất là thắc mắc của rất nhiều mẹ khi lần đầu mang thai.

Nước dừa là một trong những loại thức uống mát, sạch, an toàn và giàu dinh dưỡng, rất tốt dành cho sức khỏe bà bầu. Mặc dù vậy, cũng cần phải chú ý đến thời điểm uống và không nên uống quá nhiều sẽ không mang đến lợi ích dành cho sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi.

Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy là tốt nhất? - Ảnh 1.

Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy là tốt nhất? (Ảnh minh họa)

Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy là tốt nhất?

Theo các bác sĩ, bà bầu có thể bắt đầu uống nước dừa ngay từ khi mới mang thai. Tuy vậy, nước dừa có hàm lượng chất béo khá cao nên khi uống sẽ mang đến cảm giác khó tiêu, đầy bụng. Do đó, khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ nên hạn chế uống nước dừa hoặc nếu uống thì chỉ nên uống một lượng nhỏ do nước dừa có thể khiến tình trạng ốm nghén trở nên tồi tệ hơn.

Không những vậy, nước dừa cũng có tính thanh mát giúp giải nhiệt, hạ huyết áp, làm mềm gân cơ nên không tốt cho phụ nữ mới mang thai 3 tháng đầu. Vì thế, tốt hơn hết, khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên hạn chế.

Vậy bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy là tốt nhất? Các bác sĩ khuyến cáo, từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu có thể dùng nước dừa giống như thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khỏe hàng ngày.

Lưu ý: Nước dừa tuy tốt nhưng mẹ không nên dùng thay thế nước lọc do các loại nước hoa quả đều chứa đường, dùng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ thừa đường và tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến lượng uống:

- Vào 3 tháng giữa thai kỳ: Mẹ bầu có thể uống nước dừa đều đặn, mỗi ngày 1 ly.

- Vào 3 tháng cuối thai: Mẹ nên giảm xuống uống 2-3 ly/ tuần là tốt nhất.

Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy là tốt nhất? - Ảnh 2.

Nước dừa có thể uống vào tháng thứ 4 của thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Lợi ích của nước dừa đối với bà bầu

- Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể: Nước dừa giúp cung cấp những chất điện phân cần thiết như natri, canxi, kali, phốt pho giúp cho cơ thể đủ nước, duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng và điều chỉnh độ pH. Ngoài ra, nước dừa có tính hàn nên sẽ giúp làm giảm các triệu chứng tiêu chảy, nôn ói, ốm nghén...

- Lợi tiểu: Nước dừa được đánh giá là thức uống lợi tiểu cho bà bầu do chứa nhiều khoáng chất như magie, kali, giúp loại bỏ độc tố và làm sạch đường tiết niệu. Do đó, các chức năng về gan, thận, sỏi mật và chứng nhiễm trùng đường tiết niệu của bà bầu cũng được cải thiện.

- Làm giảm chứng ợ nóng và táo bón: Việc bị thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai thường khiến bà bầu gặp phải một số vấn đề như táo bón, ợ nóng và khó tiêu, nước dừa có hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện hệ tiêu hóa, điều chỉnh mức độ pH và ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả. Ngoài ra, nước dừa cũng giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, làm trung hòa axit tự nhiên, giải độc cơ thể, làm giảm chứng ợ nóng.

- Cung cấp năng lượng tự nhiên: Nước dừa giúp mẹ bầu làm giảm các triệu chứng kiệt sức và mệt mỏi trong suốt quá trình thai kỳ. Đồng thời, nó cũng có tác dụng tăng độ đàn hồi, dưỡng ẩm và giảm triệu chứng rạn da cho mẹ bầu.

- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Thành phần axit lauric, kali, magie trong nước dừa giúp điều chỉnh huyết áp, tăng cholesterol tốt, làm giảm cholesterol xấu. Bên cạnh đó, vitamin và protein thiết yếu, chất điện giải trong nước dừa cũng giúp cải thiện lưu thông máu, kiểm soát lượng đường, có lợi cho tim mạch của mẹ bầu.

Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy là tốt nhất? - Ảnh 3.

Nước dừa giúp mang đến nhiều lợi ích sức khỏe dành cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

- Đảm bảo duy trì trọng lượng cơ thể: Nước dừa ít calo và không béo nên sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ các chất béo bằng cách loại bỏ cholesterol xấu, là sự thay đổi tuyệt vời cho các loại đồ uống có đường.

- Hỗ trợ phòng ngừa tiểu đường thai kỳ: Hàm lượng đường trong nước dừa cũng thấp hơn các loại nước ngọt có đường khác nên giúp làm giảm nguy cơ mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

- Cải thiện lượng nước ối: Với nhiều mẹ có nguy cơ bị thiếu ối, một số chuyên gia thường khuyên uống nước dừa đê tăng thêm lượng nước ối. Không những vậy, nước dừa còn giúp nuôi dưỡng thai nhi và đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.

- Ngăn ngừa chuột rút khi mang thai: Thành phần kali trong nước dừa hỗ trợ duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể, đảm bảo sự phát triển của thai nhi, ngăn ngừa chứng chuột rút hay phù nề khi mang bầu.

Những mẹ bầu nào không nên uống nước dừa

Mặc dù nước dừa tốt cho sức khỏe của các bà bầu nhưng không phải mẹ nào cũng nên uống nước dừa. Một số mẹ không nên uống nước dừa đó là:

- Mẹ bầu có tiền sử bị đa ối.

- Mẹ bầu có tiền sử huyết áp thấp, suy nhược.

- Mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và không được khỏe.

Khi chọn quả dừa, mẹ nên chọn những quả dừa vừa sạch và có màu xanh do chúng có nhiều nước. Không nên chọn những quả dừa có vỏ cứng màu nâu hoặc các mảng xám vì quả có thể đã bị để lâu.

LINH SAN
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Mẹ và bé - 2 ngày trước

GĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Sự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Thời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Mẹ và bé - 4 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.

Bị nấm miệng phải làm sao?

Bị nấm miệng phải làm sao?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền. Tham khảo một số loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, nhất là trong giai đoạn vàng của trẻ.

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Phụ nữ mang thai chạy bộ với cường độ thích hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe người mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đảm bảo độ giãn của cơ trơn trong tử cung, giúp thai nhi phát triển, giảm khả năng mắc bệnh tim... Tuy nhiên việc chạy bộ trong thai kỳ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Top