Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà đẻ ăn được cá gì để tốt cho sức khỏe sau sinh?

Thứ bảy, 16:00 28/05/2022 | Mẹ và bé

GiadinhNet - Bà đẻ ăn được cá gì để tốt cho sức khỏe? Cá là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt, vừa dễ ăn lại dễ chế biến nên được nhiều người yêu thích, trong đó có mẹ sau sinh. Tuy nhiên, việc kiêng cữ do vừa mới sinh xong khiến nhiều mẹ không biết nên ăn cá gì thì tốt nhất.

Chế độ ăn uống dành cho bà đẻ sau sinh cần phải được đảm bảo an toàn, không phải thực phẩm nào cũng có thể ăn được. Với những mẹ mổ đẻ thì cần phải kiêng kỹ hơn do vết mổ vẫn chưa lành, vì thế, các mẹ sắp sinh cũng cần phải lưu ý vấn đề này.

Cá không chỉ ngon miệng mà còn rất giàu dưỡng chất, đặc biệt là chất béo lành mạnh, vitamin, protein, khoáng chất tốt cho sức khỏe, tốt cho trí não. Ngoài ra, cá còn cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để người mẹ phục hồi sức khỏe, có nhiều sữa cho con bú, đồng thời giúp con khỏe mạnh và có trí não vượt bậc.

Bà đẻ ăn được cá gì sau sinh?

Dưới đây là một số loại cá rất tốt dành cho phụ nữ vừa mới sinh xong:

Cá hồi

Là loại cá ưu tiên hàng đầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích phụ nữ nên bổ sung trong suốt thai kỳ và sau sinh. Trong thành phần loài cá này có chứa nhiều omega 3 (DHA) tốt cho sự phát triển trí não của bé giúp bé lanh lợi, thông minh hơn. Ngoài ra, cá hồi còn có công dụng giúp mẹ giảm mệt mỏi, căng thẳng, trầm cảm sau sinh. Cá hồi có thể chế biến làm nhiều món khác nhau nhưng mẹ lưu ý chỉ ăn khi cá đã được nấu chín nhé.

Bà đẻ ăn được cá gì để tốt cho sức khỏe sau sinh? - Ảnh 1.

Cá hồi luôn là sự ưu tiên hàng đầu. (Ảnh minh họa)

Cá chép

Với vị ngọt, công dụng giải độc, thúc đẩy sự co bóp tử cung để các sợi cơ co ngắn lại và ép sản dịch ra ngoài, cá chép rất tốt đối với sức khỏe mẹ sau sinh. Với những bà mẹ bị ít sữa, mất sữa cũng nên ăn cá chép bởi đây là loại thực phẩm lợi sữa, có công dụng kích thích tuyến sữa cho con bú.

Bà đẻ ăn được cá gì để tốt cho sức khỏe sau sinh? - Ảnh 2.

Bà đẻ ăn được cá gì để tốt cho sức khỏe sau sinh? - Ảnh 3.

Các món cá cho mẹ sau sinh với cá chép. (Ảnh minh họa)

Các món cá cho mẹ sau sinh cùng cá chép rất quen thuộc như canh cá chép, cháo cá chép, cá chép hấp, cá chép sốt xì dầu...nhưng nên tránh xa các món chiên xào, dầu mỡ.

Cá bống

Là loại cá rất ít chất béo, giàu protein, có tác dụng giúp hỗ trợ tiêu hóa. Có thể thấy, cá bống là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho các sản phụ sau sinh. Theo Đông y, cá bống có tính bình, vị ngọt mặn, có tác dụng kiện tỳ ích khí, bổ can thận, cường kiện gân cốt, tăng cường lưu thông máu, lợi tiểu, an thai và rất tốt cho bà đẻ sau sinh.

Bà đẻ ăn được cá gì để tốt cho sức khỏe sau sinh? - Ảnh 4.

Cá bống kho rất tốt cho mẹ sau sinh. (Ảnh minh họa)

Cá diêu hồng

Có tác dụng giúp điều trị chứng hư nhược của sản phụ sau khi sinh con, bổ sung dinh dưỡng cho người già suy nhược, trẻ em còi cọc. Ngoài công dụng hỗ trợ chữa bệnh, cá diêu hồng cũng chứa các thành phần giá trị dinh dưỡng cao như vitamin A, vitamin B, vitamin D, chất khoáng, phospho, iot, ít chất béo hơn thịt nên cũng rất dễ tiêu hóa cho các mẹ bỉm sữa.

Bà đẻ ăn được cá gì để tốt cho sức khỏe sau sinh? - Ảnh 5.

Bà đẻ ăn được cá gì để tốt cho sức khỏe sau sinh? - Ảnh 6.

Một số món ăn cùng cá diêu hồng. (Ảnh minh họa)

Cá quả (cá lóc)

Được đánh giá là một trong những loại cá lành nhất từ xưa tới nay. Cá quả (cá lóc) rất giàu calo, có tác dụng giúp thanh nhiệt, an thần, dưỡng huyết, khu phong, tê thấp và lợi tiểu, thải độc cho cơ thể.

Mẹ sau sinh có thể chế biến cá quả trong bữa ăn hàng ngày khoảng từ 100-200g bằng nhiều cách khác nhau như kho, hầm, nấu, làm ruốc cá...đều rất dễ và giàu dinh dưỡng.

Bà đẻ ăn được cá gì để tốt cho sức khỏe sau sinh? - Ảnh 7.

Các món ăn cùng cá lóc cực ngon cho mẹ sau sinh. (Ảnh minh họa)

Cá cơm

Có công dụng giúp làm khỏe xương, chắc răng, tốt cho hệ tim mạch...rất phù hợp với các mẹ sau sinh. Ngoài ra, cá cơm còn dễ dàng được chế biến làm nhiều món ăn khác nhau để dùng với cơm hoặc làm khô đều được. Tuy vậy, với những mẹ sau sinh đang bị táo bón thì nên hạn chế dùng cá cơm khô vì có thể khiến cho tình trạng này nặng hơn.

Bà đẻ ăn được cá gì để tốt cho sức khỏe sau sinh? - Ảnh 8.

Cá cơm kho cho bà đẻ. (Ảnh minh họa)

Cá trê

Có vị ngọt, tính bình, có công dụng giúp ích khí, bổ huyết, giảm đau, thúc đẩy lợi tiểu, tái tạo sữa... Vì thế, đây là thực phẩm rất tốt, giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, cơ thể đang suy yếu. Ngoài ra, cá trê còn có công dụng lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.

Các món cá cho mẹ sau sinh cùng với cá trê có thể giúp mẹ thay đổi khẩu vị trong các bữa ăn hàng ngày như: cá trê kho gừng, cá trê kho tộ, cá trê om chuối đậu…

Bà đẻ ăn được cá gì để tốt cho sức khỏe sau sinh? - Ảnh 9.

Cá trê kho tộ là món ăn vô cùng hấp dẫn. (Ảnh minh họa)

Cá mòi

Trong thành phần của cá mòi có chứa rất nhiều chất béo, cung cấp lượng lớn các khoáng chất và vitamin dành cho cơ thể. Đây cũng là một trong những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân thấp, có công dụng hỗ trợ hệ thống thần kinh, nâng cao khả năng tiêu hóa, rất tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh.

Với cá mòi, mẹ sau sinh có thể chế biến làm nhiều món ăn độc đáo để làm tăng khẩu vị và bồi bổ như: cá mòi nấu rau sam, cá mòi kho tộ….

Bà đẻ ăn được cá gì để tốt cho sức khỏe sau sinh? - Ảnh 10.

Món cá mòi kho cho bà đẻ sau sinh. (Ảnh minh họa)

Sau sinh thường bao lâu thì ăn được cá?

Theo những quan niệm trước đây, phụ nữ sau sinh thường phải kiêng đồ tanh trong khoảng 3 tháng đầu để không bị tiêu chảy hay đau bụng. Ngoài ra, sản phụ nếu ăn các loại thức ăn tanh như: cá, ốc...sau sinh còn được em là ức chế sự ngưng tụ máu, khiến vết thương lâu lành.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc kiêng đồ tanh trong 3 tháng đầu là hoàn toàn không có căn cứ. Thay vì thực đơn chỉ có thịt, đậu nành, sữa, trứng để cung cấp chất đạm thì mẹ nên bổ sung thêm cá vào thực đơn hàng ngày.

Cá rất tốt nhưng với các mẹ vừa sinh thường hoặc sinh mổ xong cũng không nên ăn cá ngay sau khi vừa sinh bởi cơ thể mới vừa trải qua kỳ sinh nở xong, còn rất yếu, chưa nên ăn đồ tanh. Những mẹ sinh thường có thể ăn cá sau khoảng 15 ngày chứ không cần đợi đến 3 tháng như quan niệm trước đây. Khi nào thấy cơ thể hồi phục, mẹ có thể bổ sung thêm cá trong thực đơn của mình.

Bà đẻ ăn được cá gì để tốt cho sức khỏe sau sinh? - Ảnh 11.

Phụ nữ sau sinh thường khoảng 15 ngày là có thể ăn cá. (Ảnh minh họa)

Với cá mẹ sinh mổ, không nên ăn đồ tanh quá sớm như các loại cá ốc vì ăn cá sau sinh mổ sẽ dễ gây ức chế quá trình đông máu làm cho vết thương lâu lành hơn. Vì thế, mẹ nên kiêng khoảng 1 tháng để vết mổ hồi phục rồi mới ăn các loại thực phẩm tanh.

Lưu ý khi mẹ ăn cá sau sinh

- Me nên tránh ăn các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ, cá kiếm, cá kình, cá đuối, cá tuyết, cá mập,... Cơ thể có thể sẽ hấp thj phải methyl thủy ngân từ cá, nếu nhiễm vào sữa mẹ đang cho con bú sẽ gây hại đến não đang phát triển và hệ thần kinh của bé.

- Mẹ cũng không nên ăn cá sống vì cá sống có chứa nhiều ký sinh trùng nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ nên ăn cá nấu chín để bảo vệ sức khỏe.

- Mẹ nên lựa chọn cá tươi, không ăn cá ươn hoặc cá đã nấu để qua ngày vì rất dễ ngộ độc. Không nên cá đông lạnh hoặc đóng hộp vì hàm lượng dinh dưỡng thấp.

LINH SAN
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 2 tuần trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 4 tuần trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Trong những ngày Tết, có một số lý do dễ khiến trẻ khó duy trì thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ có những ngày nghỉ Tết đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Tai nạn thương tích hay gặp ở trẻ dịp Tết và cách sơ cứu, phòng tránh

Tai nạn thương tích hay gặp ở trẻ dịp Tết và cách sơ cứu, phòng tránh

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Dịp Tết trẻ được nghỉ học dài ngày, nhiều trẻ cùng bố mẹ về quê đón Tết, tiềm ẩn nguy cơ bị tai nạn thương tích. Cha mẹ cần biết những tai nạn trẻ hay gặp và cách phòng tránh, sơ cứu để gia đình đón Tết an toàn.

Thiếu vitamin D gây bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D gây bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Trẻ ở trong nhà gần như cả ngày, không hoạt động bên ngoài và không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc sinh sống ở xứ lạnh ít ánh nắng… sẽ có nguy cơ thiếu vitamin D. Vậy khi trẻ bị thiếu vitamin D sẽ có biểu hiện như thế nào?

Sau 3 ngày bị sốt, bé trai bất ngờ suy tuần hoàn, sốc nhiễm khuẩn

Sau 3 ngày bị sốt, bé trai bất ngờ suy tuần hoàn, sốc nhiễm khuẩn

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Chỉ từ ho, viêm phổi, bé trai (12 tháng tuổi) suy đa tạng, rơi vào tình trạng nguy kịch vì nhiễm trùng huyết do tụ cầu.

Top