Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà Mandeep K.O'Brien-Quyền Trưởng Đại diện Quỹ Dân số LHQ tại VN nói về vai trò của việc tăng cường chăm sóc SKSS trên toàn cầu: Nỗ lực giải quyết những thách thức

GiadinhNet - “Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng một môi trường chính sách tích cực và dựa trên bằng chứng..."

“Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng một môi trường chính sách tích cực và dựa trên bằng chứng; thúc đẩy tiếp cận phổ cập gói dịch vụ thiết yếu về sức khỏe tình dục và SKSS tại khắp các thôn bản và quận, huyện trên khắp cả nước”- bà Mandeep K. O'Brien (ảnh nhỏ) - Quyền Trưởng đại diện Quỹ Dân số LHQ tại Việt Nam nhấn mạnh nhân Ngày Dân số Thế giới 11/7.
 
Cam kết thêm nguồn lực cho KHHGĐ
 
Xin bà cho biết, Ngày Dân số Thế giới năm nay tập trung vào các vấn đề dân số quan trọng nào?
 
- Năm 1994, Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) đã kêu gọi đảm bảo tiếp cận phổ cập các dịch vụ chăm sóc SKSS vào năm 2015, bao gồm KHHGĐ tự nguyện, hỗ trợ việc sinh con và phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có HIV.

“Tiếp cận phổ cập các dịch vụ sức khỏe sinh sản” được chọn là chủ đề của Ngày Dân số Thế giới năm 2012 để khẳng định lại và tiếp tục những cam kết hướng tới tăng cường tiếp cận phổ cập các dịch vụ SKSS cũng như ghi nhận công lao của những người cung cấp thông tin, dịch vụ và các nhu yếu phẩm cần thiết khác.

Thế giới đang đứng trước những cơ hội và thách thức gì trong vấn đề liên quan tới dịch vụ chăm sóc SKSS. Xin bà cho biết bức tranh tổng thể về SKSS của phụ nữ trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển?

- Ngày Dân số Thế giới 11/7 của năm nay rất đặc biệt vì đúng vào ngày này, Hội nghị Thượng đỉnh London về Kế hoạch hóa gia đình sẽ lần đầu tiên đưa ra một sáng kiến nhằm đáp ứng nhu cầu về KHHGĐ hiện đại ở các nước đang phát triển. Sáng kiến này do Bộ Phát triển Quốc tế của Chính phủ Anh (DFID) và Quỹ Bill & Melinda Gates đồng chủ trì nhằm huy động ý chí chính trị và các nguồn lực bổ sung cần thiết để đến năm 2020 có thêm 120 triệu phụ nữ nữa được tiếp cận dịch vụ KHHGĐ. Thật tuyệt vời khi thấy rằng vấn đề KHHGĐ được đưa lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự tại Hội nghị Thượng đỉnh London. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), đang nỗ lực cùng nhiều đối tác khác kêu gọi các chính phủ trên toàn thế giới cam kết thêm nguồn lực cho vấn đề KHHGĐ tự nguyện quan trọng này.

Theo báo cáo gần đây về “Chi phí và lợi ích của đầu tư cho dịch vụ tránh thai ở các nước đang phát triển” do Viện Nghiên cứu Guttmacher và UNFPA công bố, nhiều phụ nữ ở các nước đang phát triển vẫn tiếp tục tử vong do thiếu sử dụng các biện pháp tránh thai. Mỗi trường hợp mang thai đều tăng nguy cơ tử vong cho phụ nữ do những biến chứng của thai sản. Tỷ lệ tử vong mẹ đặc biệt cao trong nữ thanh niên và phụ nữ nghèo, những người ít được tiếp cận các dịch vụ tránh thai nhất. Trong năm 2012, ước tính có khoảng 291.000 phụ nữ ở các nước đang phát triển tử vong do những nguyên nhân liên quan đến mang thai; 104.000 trường hợp trong số này là mang thai ngoài ý muốn. Ước tính sẽ có 80 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn ở các nước đang phát triển do không sử dụng hoặc sử dụng không thành công biện pháp tránh thai ở những phụ nữ không muốn mang thai sớm. Những trường hợp mang thai ngoài ý muốn này sẽ dẫn đến 30 triệu ca sinh ngoài kế hoạch, 40 triệu trường hợp nạo phá thai, và 10 triệu trường hợp sẩy thai.
 
 

“Tiếp cận phổ cập các dịch vụ sức khỏe sinh sản” được chọn là chủ đề của Ngày Dân số Thế giới năm 2012. Ảnh: DƯƠNG NGỌC

Nỗ lực giải quyết thách thức

Theo bà, mỗi quốc gia cũng như toàn cầu cần phải làm gì để vượt qua được những thách thức đó?

- Theo tôi, việc tiếp cận phổ cập các dịch vụ chăm sóc SKSS có thể phòng chống được hầu hết các trường hợp tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Để đạt được điều này, cần phải tăng cường hệ thống y tế để cung cấp dịch vụ KHHGĐ, đỡ đẻ do những người có kỹ năng chuyên môn thực hiện, chăm sóc cấp cứu sản khoa và chăm sóc cấp cứu sơ sinh. Những biện pháp này, nếu được thực hiện toàn diện ở Việt Nam, sẽ không chỉ cứu sống được hàng ngàn người, mà còn cải thiện được hiệu quả kinh tế và xã hội cho đất nước.

Trong năm 2012, việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại ở các nước đang phát triển được đáp ứng sẽ giúp phòng tránh được 218 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Điều này cũng sẽ giúp tránh được 55 triệu ca sinh ngoài kế hoạch, 138 triệu trường hợp nạo phá thai (40 triệu trong số này là nạo phá thai không an toàn), 25 triệu ca sảy thai và 118.000 ca tử vong mẹ. Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp tránh được khoảng 1,1 triệu ca tử vong trẻ sơ sinh (trong vòng 28 ngày sau khi sinh) và 700.000 trường hợp tử vong trẻ sau khi sinh (trong khoảng 28 ngày sau khi sinh đến 1 năm tuổi).
 
Bà đánh giá như thế nào về việc tiếp cận phổ cập các dịch vụ chăm sóc SKSS tại Việt Nam?  

Thách thức trong tiếp cận về SKSS ở thanh niên
Quan niệm và hành vi về sức khỏe tình dục và SKSS đang thay đổi nhanh chóng trong nhóm thanh niên ở Việt Nam và 1/3 thanh niên vẫn gặp phải những rào cản khi tiếp cận thông tin về SKSS hoặc các dịch vụ khác mà họ đáng được hưởng.
Thanh niên Việt Nam là nhóm di biến động nhất; nhiều người xa nhà để học lên cao, còn những người khác di cư theo mùa vụ hoặc lâu dài để tìm cơ hội việc làm tốt hơn. Mặc dù được hưởng lợi nhiều từ quá trình di cư này nhưng một số thanh niên trở thành đối tượng có nguy cơ cao trước các loại hình nghèo và bóc lột bao gồm mại dâm, buôn bán người và lạm dụng các chất gây nghiện. Điều này đã làm gia tăng thêm thách thức vì người di cư thường không đăng ký nên không tiếp cận được các dịch vụ cơ bản.

 
- Số liệu của Bộ Y tế và các điều tra dân số khác cho thấy Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong việc đạt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và đã thành công trong việc hoàn thành hầu hết các mục tiêu này.

Trong lĩnh vực SKSS và KHHGĐ nói riêng, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ, lồng ghép KHHGĐ vào dịch vụ y tế phổ thông đồng thời củng cố các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số nhóm dân cư như vị thành niên, thanh niên và người chưa kết hôn, người di cư, người dân tộc thiểu số còn chưa tiếp cận được các dịch vụ và thông tin về sức khỏe tình dục và SKSS. Do vậy, số trường hợp mang thai ngoài ý muốn vẫn tăng đáng kể, dẫn đến tỷ lệ nạo phá thai còn cao, đặc biệt trong nhóm thanh niên và người chưa kết hôn. Nhiều ca tử vong mẹ xảy ra ở vùng núi và vùng khó khăn; các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bao gồm HIV) tiếp tục là một thách thức. Điều này cho thấy chúng ta cần nhiều nỗ lực hơn nữa để giải quyết những thách thức này.

Việt Nam cần làm gì để có thể đảm bảo được an ninh hàng hóa SKSS trong bối cảnh vừa vượt qua ngưỡng nghèo, thưa bà?

- Tôi được biết, Việt Nam vừa vượt qua được ngưỡng nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Đó là một điều đáng mừng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước song cũng có những khó khăn khi các nguồn viện trợ về hàng hóa SKSS không còn được tài trợ như trước đây. Do đó, để đảm bảo được an ninh hàng hóa trong bối cảnh này, Việt Nam cần có sự cam kết ưu tiên, đầu tư hơn nữa cho lĩnh vực KHHGĐ, chăm sóc SKSS. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đầu tư nguồn ngân sách quốc gia để đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục và thực hiện chương trình tổng thể bao cao su giai đoạn 2011-2020.

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc sẽ làm gì để giúp Việt Nam đạt được Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ “Đạt được tiếp cận phổ cập tới sức khỏe sinh sản vào năm 2015”; đồng thời có giải pháp phù hợp để phát triển dân số bền vững?

- Các cơ quan Liên Hợp Quốc, bao gồm UNFPA, UNICEF và WHO, các đại diện có mặt tại đây ngày hôm nay, luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng một môi trường chính sách tích cực và dựa trên bằng chứng; thúc đẩy tiếp cận phổ cập gói dịch vụ thiết yếu về sức khỏe tình dục và SKSS tại khắp các thôn bản và quận, huyện trên khắp cả nước.

Chúng tôi hân hạnh được tham gia cùng với các cơ quan đối tác trong nước vào nỗ lực chung nhằm giúp nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất hòa nhập vào xã hội Việt Nam thịnh vượng và khỏe mạnh.

Trân trọng cảm ơn bà!

Hà Thư (thực hiện)
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Top