Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ 65 điểm cầu hội chẩn các ca bệnh ung thư khó

Thứ hai, 22:17 31/08/2020 | Y tế

GiadinhNet - Nữ bệnh nhân U50, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, chẩn đoán ung thư buồng trứng tiến triển, đã được các chuyên gia hàng đầu ngành Ung bướu từ Hà Nội hội chẩn với 64 điểm cầu khác.

Ngày 31/8, Bệnh viện K khai trương hệ thống Telehealth thuộc Đề án Khám chữa bệnh từ xa Bệnh viện K giai đoạn 2020-2025.

Ngay trong buổi Lễ khai trương, các chuyên gia của Bệnh viện K đã kết nối 64 điểm cầu (trong đó có những điểm cầu bệnh viện huyện, xa nhất là từ Điện Biên, cách Hà Nội 500km), tiến hành hội chẩn một số ca bệnh khó, phức tạp đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An; Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên; Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ.

Theo đó, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An hội chẩn ca bệnh ung thư trực tràng di căn gan điều trị trúng đích với phác đồ Cetucimab Folfiri với đột biến gene Kras wildtype. Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ hội chẩn ca bệnh Sarcoma mô bào vùng vai phải. Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên hội chẩn ca bệnh ung thư buồng trứng tiến triển.

Bác sĩ 65 điểm cầu hội chẩn các ca bệnh ung thư khó - Ảnh 1.

Ngày 31/8, Bệnh viện K chính thức khai trương hệ thống Telehealth. Ảnh: T.Hà

Với mỗi ca bệnh, đại diện cơ sở y tế mà người bệnh đang điều trị sẽ trình bày tóm tắt bệnh án, tình hình sức khoẻ, phim chụp CT, MRI, XQ, Nội soi, Giải phẫu bệnh (nếu có), quá trình đã điều trị.... Sau đó, tại điểm cầu Bệnh viện K, PGS.TS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K - cùng các chuyên gia chẩn đoán hình ảnh, xạ trị, nội khoa, phụ khoa... đã cùng trao đổi phương án điều trị, sử dụng thuốc để cùng đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Bác sĩ 65 điểm cầu hội chẩn các ca bệnh ung thư khó - Ảnh 2.

Trong buổi khai trương, điểm cầu từ Bệnh viện K kết nối 64 điểm cầu khác cùng trao đổi, hội chẩn các ca bệnh khó. Ảnh: T.Hà

Bệnh nhân được hội chẩn là bà Lường Thị L, dân tộc Thái, 52 tuổi, có tiền sử bị ung thư buồng trứng giai đoạn 1C, đã phẫu thuật cắt tử cung, buồng trứng, mạc nối lớn. Bệnh nhân được điều trị bổ trợ 6 chu kỳ, ra viện hồi tháng 4/2018. Tuy nhiên, 6 tháng sau, bệnh nhân có dấu hiệu tái phát di căn hạch trung thất, hạch thượng đòn song bệnh nhân từ chối điều trị. Đến tháng 10/2019, bệnh nhân khó thở, đau ngực nên đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên khám thì phát hiện dịch màng tim, màng phổi, được điều trị triệu chứng.

Đến tháng 2/2020, sau khi được các bác sĩ thuyết phục, bệnh nhân đồng ý điều trị hóa chất giảm nhẹ thì đỡ đau ngực, khó thở. Sau khi ra viện, bệnh nhân vẫn khám định kỳ, có chụp CT, triệu chứng tiến triển chậm.

Đến tháng 6, bệnh tiến triển nặng hơn nên được dừng điều trị hóa chất. Dù được tư vấn chuyển tuyến trên để điều trị đích nhưng bệnh nhân không đồng ý vì kinh tế khó khăn, chỉ đồng ý điều trị triệu chứng tại bệnh viện.

Các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện K đều thống nhất chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư buồng trứng tái phát, giai đoạn muộn, có tổn thương thứ phát ở màng tim, phổi, hạch thượng đòn.

Các chuyên gia tại cuộc hội chẩn chiều 31/8 nhận định, hiện với bệnh nhân này điều trị triệu chứng là chính. Bệnh ung thư đã tái phát ở giai đoạn lan tràn, tiên lượng rất xấu. Nếu thay đổi phác đồ điều trị hóa chất thì tỷ lệ đáp ứng dưới 20%, thời gian duy trì đáp ứng cũng chỉ 2-3 tháng. Vì thế, bệnh viện nên trao đổi kỹ với gia đình xem có nên tiếp tục điều trị hóa chất hay chăm sóc giảm nhẹ vì tình trạng bệnh nhân nặng.

Theo PGS.TS Lê Văn Quảng, việc triển khai khám chữa bệnh từ xa trong thời điểm hiện tại thể hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế về việc giãn cách xã hội, là một trong những giải pháp quan trọng góp phần phòng, chống dịch bệnh COVID-19, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, có nhiều lợi ích cho người bệnh và các cơ sở y tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh của các bệnh viện tuyến dưới; hạn chế người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh.

Đánh giá cao việc Bệnh viện K tham gia Đề án trong việc góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên về chuyên ngành ung bướu, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết nhờ đề án, người dân được hưởng các dịch vụ y tế tốt, chuyên môn cao ngay tại chính địa phương của mình, góp phần giảm bớt chi phí điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật, tạo lòng tin và an tâm điều trị cho người bệnh.

Trao đổi với PV bên lề buổi khai trương, PGS Lê Văn Quảng cho hay lãnh đạo bệnh viện yêu cầu tất cả các chuyên gia đầu ngành, các trưởng, phó khoa (khoảng 10 ngành) phải tham gia hoạt động khám chữa bệnh, hội chẩn từ xa này. Mỗi ê kíp lĩnh vực tham gia hội chẩn theo từng chủ đề khác nhau (tuỳ theo yêu cầu của tuyến dưới) cần ít nhất 5 chuyên ngành gồm: Phẫu thuật, hoá chất, hoá trị, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh.

Giám đốc Bệnh viện K cũng cho biết thêm, với vai trò là bệnh viện chuyên khoa ung bướu tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật, Bệnh viện K đã tích cực hỗ trợ phát triển chuyên ngành ung bướu cho 17 bệnh viện vệ tinh; 74 bệnh viện thuộc dự án Norred (của Bộ Y tế và WHO tài trợ); chỉ đạo tuyến cho 30 bệnh viện, ngoài ra còn hợp tác, phối hợp đào tạo cho hơn 60 bệnh viện thuộc khu vực Hà Nội và 1 số tỉnh, thành phố.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 12 giờ trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Ca phẫu thuật tiến hành thành công trong 1 giờ, không xảy ra tai biến, không tạo cơn co tử cung, thai nhi trong buồng tử cung hoàn toàn ổn định, không bị ảnh hưởng.

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Nghe theo thầy lang, mỗi ngày, bệnh nhân uống khoảng 10 lít nước kiềm pha muối và không ăn bất cứ loại thực phẩm nào.

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là nội dung được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày 26/9 tại Hà Nội.

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Y tế - 2 ngày trước

Khi tình trạng bệnh nhân nguy kịch với chỉ số sinh tồn rất thấp các bác sĩ tiến hành ca mổ khẩn. Với sự nỗ lực của ekip mổ, bệnh nhân được cứu sống ngoạn mục.

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới (26/9), Báo Phụ Nữ Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống".

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Y tế - 3 ngày trước

Các món thức ăn gồm ngô xào củ cải thịt nạc; đậu hũ rán; ngô xào chay; đùi gà chiên nước mắm; thịt lợn xào đậu, cà rốt; rau xà lách, dưa leo, cà chua; trái cây (táo, chuối).

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Trong quá trình xây đắp tường chống lũ, ông K bị gạch rơi vào chân. 6 ngày sau, ông xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng nên được đưa đi cấp cứu.

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau 1 tháng thực hiện ghép tim xuyên Việt, bệnh nhân L.A.H. đã khoẻ mạnh và được về với gia đình.

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Y tế - 3 ngày trước

Khi cùng người dân đắp tường phòng lũ do bão số 3 Yagi vừa qua, ông K. bị vết thương nhỏ do gạch rơi vào chân. Sau đó, ông K. xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng...

Top