Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Thứ bảy, 09:35 20/04/2024 | Bệnh thường gặp

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Tôi đọc thông tin trong bài viết " Đi cấp cứu vì thói quen nhiều người Việt làm khi đau đầu âm ỉ ", nhận thấy nhiều người chủ quan khi bị đau đầu, thường cố chịu đựng đến khi qua cơn, hoặc mua thuốc giảm đau về uống mà không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào có thể gây đau đầu, các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm là gì, thưa bác sĩ? (Quỳnh Trang, Hà Nội).

Thạc sĩ, bác sĩ Chử Văn Dũng, Khoa Nội, Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tư vấn:

Đau đầu là triệu chứng rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm.

Đau đầu là hiện tượng đau lan tỏa một vùng bất kỳ ở khu vực đầu - mặt do kích thích các thụ cảm thần kinh đau. Phần lớn cấu trúc nhu mô não và khu vực não thất không nhạy cảm với đau. Các cấu trúc nhận cảm đau vùng đầu mặt bao gồm: da, tổ chức dưới da; cơ vùng đầu - cổ; động mạch ngoài sọ và màng xương sọ; cấu trúc vi thể mắt, tai, khoang mũi, hàm mặt; các xoang tĩnh mạch màng cứng và các nhánh, khu vực xoang hang; màng cứng nội sọ; các động mạch lớn.

Phần lớn các trường hợp đau đầu thường nhẹ, không nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp đau đầu là triệu chứng của bệnh lý, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng, trong đó:

- Bệnh lý nội sọ: bệnh lý mạch máu não (thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết, viêm mạch, dị dạng mạch, huyết khối xoang tĩnh mạch,…); viêm do nhiễm trùng (viêm màng não, viêm não, áp xe não,..) hoặc không do nhiễm trùng (tự miễn, ung thư, hóa học); chấn thương sọ não; u não và các khối choán chỗ; hội chứng tăng áp lực nội sọ; dị dạng Chiari loại I;…

- Bệnh lý ngoài sọ: bệnh lý về mắt, tai mũi họng, nha khoa, bệnh động mạch cảnh hoặc đốt sống đoạn ngoài sọ (bóc tách động mạch).

- Bệnh lý toàn thân: cơn tăng huyết áp, sốt cao, thiếu oxy máu, tăng C02 máu, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virus,…

Các nghiên cứu cho thấy hơn 95% trường hợp đau đầu là lành tính. Các trường hợp đau đầu do các bệnh lý nguy chiếm tỷ lệ thấp, tuy nhiên ít người có thể phân biệt được trường hợp nào là nghiêm trọng. Có một số yếu tố cảnh báo nguy hiểm ở những người bị đau đầu, bao gồm:

- Triệu chứng hoặc dấu hiệu thần kinh (ví dụ: ý thức thay đổi, tê yếu tay chân, song thị, phù gai thị, méo miệng, nói khó, không hiểu lời nói,…).

- Tăng huyết áp nặng.

- Người bệnh suy giảm miễn dịch hoặc ung thư.

- Đau đầu kèm cứng cổ.

- Đau đầu như sét đánh (đau đầu dữ dội và đạt đỉnh trong vòng vài giây).

- Người bệnh có thể có tình trạng co giật, thay đổi tính cách, lú lẫn hoặc ngất xỉu.

- Đau đầu tăng khi ho hoặc khi vận động.

- Các triệu chứng toàn thân (ví dụ: sốt, sụt cân,…).

- Đau đầu ngày càng trầm trọng hoặc cơn đau đầu tính chất khác hẳn trước đây.

- Khởi phát đau đầu sau 50 tuổi.

Nếu đau đầu có kèm theo bất kỳ một trong các dấu hiệu cảnh báo trên, người bệnh cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được đánh giá đầy đủ.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện - Ảnh 1.

Chụp phim cộng hưởng từ sọ não để tìm nguyên nhân đau đầu. Ảnh: BVCC

Hầu hết trường hợp đau đầu lành tính có thể được chẩn đoán thông qua hỏi bệnh và khám bệnh mà không cần xét nghiệm. Tuy nhiên, một số bệnh lý nghiêm trọng có thể cần phải xét nghiệm khẩn cấp hoặc ngay lập tức (khi có các dấu hiệu cảnh báo).

Cộng hưởng từ sọ não (MRI) cho đánh giá hiệu quả nhất hình ảnh về não bộ, cắt lớp vi tính sọ não cũng có thể sử dụng. Có thể dựng phim mạch máu não (MRA hoặc CTA) để đánh giá về tình trạng mạch khi nghi ngờ.

Ngoài ra, nếu đang nghi ngờ viêm màng não, xuất huyết dưới nhện, viêm não hoặc bất kỳ nguyên nhân nào của viêm màng não nên chọc dịch não tủy và xét nghiệm dịch não tủy.

Các xét nghiệm, thăm dò khác (ví dụ: đo nhãn áp, soi đáy mắt, xét nghiệm máu, nội soi tai mũi họng,…) có thể được thực hiện khi có triệu chứng gợi ý tùy tình huống.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Loại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 28 phút trước

GĐXH - Quả roi là có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng cường hoạt động của các enzyme chuyển hóa carbohydrate...

Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn được na bở, loại quả này chứa nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết và mang lại nhiều tác dụng tích cực cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Suy tĩnh mạch chân là bệnh rất hay gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Táo bón ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, nên bên cạnh các phương pháp điều trị, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ nhỏ bằng các phương pháp xoa bóp đơn giản.

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh cao huyết áp nếu không kiểm soát tốt có thể gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Đột quỵ, đau tim, suy tim đột ngột, suy thận…

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng dễ có nguy cơ cao mắc bệnh sởi kéo dài hoặc phức tạp, thậm chí mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm não. Những trường hợp này ít gặp ở trẻ khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

6 loại dầu ăn tốt cho người bị cholesterol cao

6 loại dầu ăn tốt cho người bị cholesterol cao

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Có rất nhiều loại dầu ăn trên thị trường với hương vị và thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại dầu nào tốt nhất cho người bị cholesterol cao không dễ.

Người phụ nữ ở Cần Thơ bị đột quỵ 2 lần chỉ trong 48h từng có tiền sử mắc căn bệnh này

Người phụ nữ ở Cần Thơ bị đột quỵ 2 lần chỉ trong 48h từng có tiền sử mắc căn bệnh này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 72 tuổi đã trải qua 2 cơn đột quỵ nhồi máu não liên tiếp chỉ trong vòng 48 giờ do biến chứng rung nhĩ may mắn được cứu sống và phục hồi hoàn toàn nhờ vào sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ.

Người bệnh tiểu đường nếu thích ăn mít nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

Người bệnh tiểu đường nếu thích ăn mít nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn mít, nhưng cần ăn điều độ và theo dõi để tránh làm tăng đường huyết.

Uống nước có làm giảm huyết áp không?

Uống nước có làm giảm huyết áp không?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Mất nước không phải là nguyên nhân gây ra chứng tăng huyết áp, nhưng có khả năng góp phần gây ra căn bệnh này. Vậy uống nước có làm giảm huyết áp không?

Top