Bác sĩ chỉ cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi trời chuyển lạnh
TPO - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh sắp về đến miền Bắc, Hà Nội sẽ có những ngày vừa mưa vừa rét. Vào lúc thời tiết giao mùa như vậy, trẻ em thường hay bị các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là sổ mũi, nghẹt mũi.
Thời tiết chuyển lạnh , gia tăng bệnh về đường hô hấp
Thời tiết chuyển lạnh, số bệnh nhi phải nhập viện vì viêm đường hô hấp thường tăng cao so với khi thời tiết nắng ấm. Bên cạnh đó, tình hình ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn diễn tiến bất thường với các chỉ số ô nhiễm đang ở mức báo động cũng là yếu tố nguy cơ, góp phần làm cho trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp.
Theo thống kê, khoảng 80% bệnh đường hô hấp là do siêu vi gây ra làm viêm nhiễm, xuất tiết đờm nhớt gây tắc nghẽn đường thở. Tình trạng này khiến trẻ khó thở, khó chịu, ăn uống kém - đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh.
Các bệnh đường hô hấp thường bắt đầu từ mũi, họng và rất nhanh lan xuống phổi nếu không được xử trí kịp. Nếu để lâu bệnh sẽ tiến triển nặng, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.
Ngoài ra, khi thời tiết lạnh, không khí vào đường thở của trẻ không được sưởi ấm (do đường hô hấp của trẻ ngắn hơn và không có lông sưởi như ở người lớn), trẻ dễ bị nhiễm lạnh đường hô hấp , dễ bị nhiễm virus hơn, biểu hiện bằng hắt hơi sổ mũi, ho, khò khè, nặng hơn là viêm đường hô hấp dưới. Những trẻ có tiền căn dị ứng, khi bị cảm lạnh hay nhiễm siêu vi, sẽ dễ làm khởi phát cơn suyễn.
Số lượng trẻ nhập viện tăng cao còn khiến gia tăng tỷ lệ lây nhiễm chéo. Cho nên, để hạn chế loại bệnh này, tốt nhất là chú ý từ khâu phòng tránh.
Phòng bệnh hô hấp ở trẻ , kiến thức nền mà cha mẹ cần biết
Theo bác sĩ Phạm Thái Anh (Bệnh viện Bắc Thăng Long), khi trẻ có những dấu hiệu như: chảy nước mũi, hắt hơi, ho… bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng các sản phẩm nước muối sinh lý phù hợp với lứa tuổi để làm thông thoáng đường thở. Tuyệt đối không để ứ đọng đờm nhớt, tránh tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, virus phát triển.
Một chú ý quan trọng, người chăm sóc tuyệt đối không dùng chung một sản phẩm vệ sinh mũi họng cho trẻ để tránh lây lan bệnh. Ở nhiều nhà trẻ mẫu giáo, cô dùng một cái khăn lau mũi chung cho cả lớp. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ lây bệnh cho nhau và “bé cứ đi lớp là ốm”.
Các bậc cha mẹ không nên tự chữa bệnh cho trẻ theo truyền miệng như dùng nước ép tỏi, hành, trầu không hay các loại dầu để nhỏ vào mũi trẻ vì sẽ có thể gây bỏng niêm mạc mũi khiến bệnh viêm đường hô hấp trở nên trầm trọng hơn. Nếu trẻ bị chảy nước mũi xanh kèm ho, cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn kịp thời vì đây đã là dấu hiệu của viêm nhiễm, rất khó để tự khỏi.
Vào thời điểm giao mùa, phụ huynh nên lưu ý:
Giữ ấm cho trẻ, đi tất, đội mũ khi ra ngoài.
Uống nước nhiều, giúp da và đường hô hấp luôn ẩm.
Ăn đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, hoa quả, nhằm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ, trong đó có hệ miễn dịch của cơ thể.
Khi trẻ hắt hơi sổ mũi thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, massage lưng và tay chân trẻ bằng ít dầu nóng như: khuynh diệp, dầu tràm, oải hương... để kích thích máu huyết lưu thông, tăng cường miễn dịch.

Tăng cường rau xanh, hoa quả để củng cố hệ miễn dịch của trẻ.
Không gian sống cũng quan trọng với sức khỏe hệ hô hấp của trẻ
Môi trường sống sạch luôn có ý nghĩa với sức khỏe của mỗi chúng ta, đặc biệt với trẻ nhỏ, những cá thể có hệ hô hấp nhạy cảm so với người lớn.
Những việc cần làm tưởng như đơn giản, chúng ta nghe đã ‘rất quen tai’ nhưng để thực hiện tốt cũng không phải là dễ dàng. Đó là:
Vệ sinh nhà cửa , môi trường sống sạch sẽ. Thường xuyên giặt giũ chăn, màn, chiếu gối, hút sạch bụi bẩn trong nhà.
Đóng kín cửa ở những thời điểm chỉ số ô nhiễm không khí tăng cao.
Vệ sinh máy lạnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất để tránh vi khuẩn tích tụ trong nhà.
Tuyệt đối không hút thuốc lá khi gia đình có trẻ em vì khói thuốc rất nguy hiểm đến sức khỏe trẻ em. Hệ hô hấp của trẻ vốn rất nhạy cảm so với của người lớn.
Không đưa trẻ ra đường khi không cần thiết . Nếu phải ra đường, cần cho bé đeo khẩu trang lọc bụi đạt tiêu chuẩn.
Chú ý giữ ấm vào ban đêm để giúp trẻ tránh được các bệnh hô hấp khi trời trở lạnh.
Khi trẻ có các triệu chứng như ho, hắt hơi, chảy nước mũi…, phụ huynh cần đưa trẻ đến chuyên gia y tế để được khám và tư vấn kịp thời, không nên tự ý dùng thuốc.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế
Y tế - 11 giờ trướcCác vụ việc thân nhân của người bệnh hành hung nhân viên y tế đã làm mất trật tự, an ninh, an toàn bệnh viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám bệnh, chữa bệnh; ảnh hưởng đến tinh thần, sức khoẻ, đe dọa tính mạng, giảm động lực và sự tận tụy của đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế.

Người phụ nữ 42 tuổi mắc ung thư cổ tử cung 'vượt cạn' an toàn, bé trai chào đời khỏe mạnh
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Ở tuần thai thứ 26, sản phụ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung và điều trị theo phác đồ. May mắn, thai nhi phát triển ổn định suốt 10 tuần sau hoá trị.

Người dân đổ xô xét nghiệm dấu ấn ung thư, chuyên gia nói gì?
Sống khỏe - 15 giờ trướcNhiều người dân đổ xô đi làm xét nghiệm máu với hy vọng có thể tầm soát bách bệnh, đặc biệt là ung thư, trong khi đó, không ít bác sĩ, cơ sở y tế do áp lực doanh thu đã lạm dụng chỉ định xét nghiệm.

Bé 15 tuổi nhập viện vì rối loạn tiền đình từ một sai lầm mà nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Sau một thời gian thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử (laptop, điện thoại, Ipad), bệnh nhi đã nhập viện vì bệnh tiền đình với dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, nôn ói, đau đầu...

Khuyến cáo quan trọng xử trí, phòng ngừa hóc dị vật ở trẻ
Sống khỏe - 21 giờ trướcTheo các bác sĩ, hóc dị vật là tai nạn nguy hiểm, thường gặp ở trẻ, đặc biệt nhóm dưới 5 tuổi do đặc điểm sinh lý và hành vi của trẻ. Nếu không được xử trí kịp thời, hóc dị vật có thể dẫn đến ngừng thở, tổn thương não hoặc tử vong.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, giúp kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mướp đắng có liên quan đến việc hạ thấp lượng đường trong máu. Tuy nhiên, mướp đắng không phải là một phương pháp điều trị hoặc thuốc được phê duyệt cho bệnh tiểu đường.

Quần áo giặt xong quên phơi nhiều giờ có cần giặt lại?
Sống khỏe - 1 ngày trướcCó những khi bạn quên phơi chỗ quần áo đã giặt, để chúng bị "nhốt" trong máy giặt suốt nhiều giờ, trong trường hợp này có cần giặt lại?

5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường
Sống khỏe - 1 ngày trướcCỏ mần trầu là loại cỏ dại quen thuộc ở nhiều vùng tại nước ta, thường mọc hoang ở các bãi cỏ, ven đường, đồng ruộng. Nếu biết sử dụng một cách hợp lý, bất kỳ bộ phận nào của loại cỏ này cũng có những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.

Thời điểm ngủ nguy hại nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcNếu thường xuyên ngủ muộn, bạn có nguy cơ tăng cân, tăng mức độ căng thẳng và giảm khả năng tập trung vào sáng hôm sau.

Người phụ nữ 60 tuổi cùng lúc mắc 2 thể ung thư tuyến giáp thừa nhận sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân phát hiện 2 thể ung thư tuyến giáp từ chối phẫu thuật để tim các phương pháp dân gian, sử dụng sử dụng thảo dược, ăn kiêng... Sau đó, bác sĩ đã phải quyết định cắt toàn bộ tuyến giáp.

5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường
Sống khỏeCỏ mần trầu là loại cỏ dại quen thuộc ở nhiều vùng tại nước ta, thường mọc hoang ở các bãi cỏ, ven đường, đồng ruộng. Nếu biết sử dụng một cách hợp lý, bất kỳ bộ phận nào của loại cỏ này cũng có những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.