Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ giỏi tuyến Trung ương đồng hành cùng trạm y tế cơ sở

Thứ ba, 14:00 10/10/2017 | Y tế

GiadinhNet - “Bác sĩ gia đình đang trở thành một giải pháp trọng tâm trong tăng cường y tế cơ sở. Việc đưa nguyên lý y học gia đình sẽ giúp nâng cao chất lượng và cung ứng dịch vụ tốt hơn cho người dân, tiến tới bao phủ dịch vụ y tế”. Đây là đánh giá của PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế tại Lễ ký kết hợp tác khám, chữa bệnh theo Đề án Bác sĩ gia đình và khai giảng lớp đào tạo các bệnh thông thường tại các tuyến ban đầu theo nguyên lý y học gia đình tại Phú Thọ, ngày 9/10.


Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn kiểm tra hộp lưu trữ thuốc tại Trạm Y tế xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: PV

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn kiểm tra hộp lưu trữ thuốc tại Trạm Y tế xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: PV

Nâng cao uy tín trạm y tế, cán bộ cơ sở

Bà Nguyễn Thị Q (60 tuổi, ở xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) mắc bệnh tăng huyết áp đã 2 năm nay. Hàng tháng, bà phải lên Trung tâm Y tế huyện Yên Lập (được sáp nhập từ Trung tâm Y tế dự phòng và Bệnh viện Đa khoa huyện) để kiểm tra sức khỏe, các chỉ số huyết áp và lấy thuốc về uống.

Dù nhà không xa Trung tâm lắm, nhưng bà Q vẫn cảm thấy nếu được lĩnh thuốc hàng tháng ngay tại trạm y tế gần nhà bà thì tiện hơn, bớt được nhiều chi phí, con cái bà đỡ mất một buổi sáng nghỉ làm để đưa bà đi khám. Hơn nữa, vì là người trong cùng một xã, nên các cán bộ Trạm Y tế xã hầu như quen biết hết người dân, sẽ hiểu được thói quen sinh hoạt, ăn uống… của các bệnh nhân để kịp thời nhắc nhở nếu bệnh nhân “vi phạm”. “Như tôi bị tăng huyết áp mà lại ăn mặn thì không được. Nếu cán bộ y tế biết điều đó mà “ngăn” tôi thì rất là tốt. Cán bộ y tế hiểu mình như người trong gia đình”, bà Q nói.

Y sĩ Đỗ Thị Xuân Thu – Phó Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đồng Thịnh chia sẻ, hàng ngày, Trạm tiếp nhận khoảng 20 - 30 bệnh nhân đến khám, hầu hết là các bệnh thông thường (như sốt, viêm họng, viêm đường hô hấp trên…). Nếu bệnh nhân bị đau bụng, vì không có máy xét nghiệm, siêu âm… nên Trạm sẽ nhanh chóng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Trả lời câu hỏi của ông Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) về việc nếu đầu tư máy móc, trang thiết bị siêu âm, điện tim, xét nghiệm, thuốc… thì cán bộ Trạm có đảm nhiệm được hay không, y sĩ Đỗ Thị Xuân Thu cho biết, nếu được tập huấn nâng cao trình độ tầm soát, quản lý các bệnh mãn tính không lây nhiễm, đào tạo sử dụng máy thì các chị “tự tin sẽ làm được”.

Theo Quyết định mới nhất (ngày 6/10) của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, lần đầu tiên tỉnh này sẽ thí điểm triển khai mô hình bác sĩ gia đình tại Trung tâm Y tế Yên Lập. Trung tâm này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt động mô hình bác sĩ gia đình trên nguyên tắc tích hợp mô hình bác sĩ gia đình tại Khoa Khám bệnh thuộc Trung tâm Y tế huyện, và hoạt động theo nguyên lý y học gia đình tại Trạm Y tế xã, thị trấn.

Theo Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, bác sĩ gia đình đang trở thành một giải pháp trọng tâm trong tăng cường y tế cơ sở. Việc đưa nguyên lý y học gia đình sẽ giúp nâng cao chất lượng và cung ứng dịch vụ tốt hơn cho người dân, tiến tới bao phủ dịch vụ y tế.

Cũng theo Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, người dân trước nay khi đề cập đến hoạt động khám chữa bệnh, hành vi tìm kiếm chăm sóc sức khỏe vẫn chỉ mới hướng đến các bệnh viện, điều này rất lãng phí. “Với việc triển khai mô hình bác sĩ gia đình, các thầy thuốc giỏi sẽ đồng hành cùng trạm y tế, tạo sự thay đổi về chất lượng khám, chữa bệnh cho tuyến y tế cơ sở, nhất là trong việc kiểm soát các bệnh mãn tính không lây nhiễm. Mô hình này sẽ giúp người dân không phải đi xa để tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng, phòng tránh được lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đồng thời giúp nâng cao uy tín của cán bộ y tế tại cơ sở”, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nói.

Học tập mô hình của huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Tại lễ ký kết, bốn bệnh viện gồm: Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Viện Nội tiết - đái tháo đường, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã ký kết với Sở Y tế tỉnh Phú Thọ về việc hợp tác khám, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình. Bốn bệnh viện này sẽ đưa các chuyên gia y tế lên giảng dạy, đào tạo cán bộ y tế cơ sở tại huyện Yên Lập. Trong khóa học đầu tiên, đã có 50 học viên tham gia, trong đó có 8 bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và 42 cán bộ y tế tuyến xã.

Theo Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, thông qua khóa học, các học viên, giảng viên sẽ cùng nhau bàn thảo quy trình thực hiện Đề án phù hợp, nhanh chóng tiếp cận với người dân. Trước mắt, các bệnh viện tuyến Trung ương sẽ cử bác sĩ, điều dưỡng khám, chữa bệnh theo lịch tại 17 trạm y tế xã, thị trấn tại huyện Yên Lập theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, phấn đấu trong thời gian đầu 2 tuần/lần, sau đó sẽ “giãn” thời gian thành 1 tháng/lần. Đồng thời, bác sĩ tuyến trên luôn luôn hỗ trợ cho tuyến dưới bằng các kênh thông tin liên lạc khác.

BS Hồ Đức Hải - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cho biết, chương trình phối hợp đào tạo cán bộ thêm chức năng bác sĩ gia đình đã được tỉnh Phú Thọ nung nấu, ấp ủ từ lâu. “Huyện Yên Lập đã triển khai mô hình quản lý sức khỏe đến từng người dân vào cuối năm 2016. Thông qua việc ký kết hợp tác của các bệnh viện tuyến Trung ương, đội ngũ y tế của huyện Yên Lập sẽ được đào tạo, tập huấn bổ sung kiến thức thêm nhiệm vụ làm bác sĩ gia đình, tăng cường thêm năng lực chuyên môn để quản lý các bệnh không lây nhiễm. Chúng tôi sẽ tập trung trí tuệ, nhân lực để tiếp thu đầy đủ kiến thức liên quan đến quản lý sức khỏe của người dân tại mỗi hộ gia đình”, BS Hồ Đức Hải cho biết.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cũng khẳng định, sau khi triển khai Đề án Bác sĩ gia đình tại huyện Yên Lập, Phú Thọ sẽ triển khai tại các huyện trong năm 2017-2018. Từ nay đến năm 2020, Phú Thọ sẽ triển khai đạt kết quả tốt mô hình bác sĩ gia đình như mô hình đã triển khai tại Sóc Sơn, Hà Nội (từ năm 2014). Được biết, đây là địa phương được đánh giá là triển khai thành công theo Đề án lồng ghép nguyên lý Y học gia đình nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ tuyến y tế cơ sở.

Các phòng khám bác sĩ gia đình đã tổ chức hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám bác sĩ gia đình theo mô hình của Bộ Y tế quy định: Thực hiện khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; Khám sàng lọc và bước đầu quản lý sức khỏe cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng, hướng tới quản lý toàn diện và liên tục. Tại các phòng khám, bác sĩ gia đình, người dân được tư vấn chu đáo, hướng dẫn tận tình.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 4 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top