Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ tiết lộ quy trình trao trẻ "Không thể nhầm lẫn" tại Bệnh viện phụ sản

Thứ bảy, 14:00 26/03/2016 | Y tế

GiadinhNet - Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Ngày nay, với những tiến bộ trong quản lý bệnh viện, với những quy định về an toàn trẻ sơ sinh tại bệnh viện được siết chặt, tôi cho rằng việc trao nhầm con trong bệnh viện là khó có thể xảy ra”.

Câu chuyện trao nhầm con suốt 42 năm của gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (65 tuổi, trú quận Ba Đình, TP. Hà Nội) đã nhận được sự quan tâm lớn trong dư luận. Trên nhiều diễn đàn, một số bà mẹ đã khá băn khoăn. Để giải tỏa lo lắng này, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã trực tiếp đến gặp bác sĩ Nguyễn Duy Ánh – GĐ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để được nghe về quy trình quản lý sau sinh cực kỳ nghiêm ngặt tại bệnh viện.


Sản phụ và trẻ em được đeo thẻ trùng nhau đến khi ra viện.

Sản phụ và trẻ em được đeo thẻ trùng nhau đến khi ra viện.

Các mẹ mách nhau phương pháp để “đánh dấu” con

Sau sự việc của gia đình bà Hạnh, nhiều giả thiết đã được đặt ra. Trên một số diễn đàn, những người quan tâm cho rằng có thể do các nhân viên thời đó tắm mặc nhầm đồ bé này sang bé khác, đeo nhầm số, mực viết trên tay, chân bị mờ hoặc người nhà sản phụ bế nhầm con người khác nhưng không nhớ...

Chia sẻ kinh nghiệm để tránh rơi vào tình huống nói trên, một số mẹ đã gợi ý cách đánh dấu em bé mới sinh. Chẳng hạn, chị Nguyễn Thùy Oanh (quê Hà Tĩnh) cho biết: “Mình mang bút lông đánh dấu vào lòng bàn chân, đặt in con dấu khắc tên bé và chấm vào đùi. Ông xã mình thì cẩn thận đeo sẵn vòng tự thiết kế riêng cho con”. Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Lan (29 tuổi, trú Q. Thủ Đức, TP. HCM) thì nói: “Mình không lo ngại lắm, vì các bệnh viện đều có quy trình trao con nghiêm ngặt, xác suất xảy ra nhầm lẫn gần như không thể. Nhưng để chắc ăn, sắp tới khi sinh con, mình vẫn chuẩn bị trước một cái vòng đặc trưng để đánh dấu. Hơn thế, mình cũng sẽ trực tiếp đến bệnh viện Phụ sản để nhờ bác sĩ tư vấn”.


Bà Trương Thị Mỹ Hà đang trao đổi với phóng viên

Bà Trương Thị Mỹ Hà đang trao đổi với phóng viên

Bác sĩ tiết lộ quy trình “không thể nhầm lẫn”

Còn tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trả lời câu hỏi của PV báo GĐ&XH Cuối tuần, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện cũng tiết lộ quy trình quản lí sau khi sinh hiện đại và rất khó có chuyện nhầm lẫn trẻ sơ sinh. Ông Ánh cho biết: “Ngày nay, với những tiến bộ trong quản lý bệnh viện, với những quy định về an toàn trẻ sơ sinh tại bệnh viện được siết chặt, tôi cho rằng việc trao nhầm con trong bệnh viện là khó có thể xảy ra”.

Cũng theo như ông Ánh cho biết thì tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã ban hành quy định an toàn trẻ sơ sinh tại bệnh viện năm 2016. Quy định này bao gồm 12 điểm quy định chung, rất chặt chẽ, cụ thể ở từng khâu. Trong đó, một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu là phải thực hiện đúng quy trình giao nhận trẻ và công tác quản lý nhằm phát hiện sớm nhất các sự cố liên quan đến trẻ như nhầm giới tính, nhầm số con, trả nhầm con, cho xem nhầm con, ghi sai chứng minh tên mẹ, tên con…

Cũng theo như bác sĩ Ánh thì ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ, thai phụ và người nhà sẽ đến viện làm thủ tục tại phòng khám. Nhân viên bệnh viện sẽ nhập tất cả thông tin của sản phụ vào máy tính, mỗi người sẽ có một mã số, bệnh án khác nhau. Từ đó, sản phụ được chuyển đến phòng đẻ thường hoặc đẻ mổ tuỳ theo sức khoẻ của mỗi người. Trong trường hợp bắt buộc phải mổ để lấy con thì sản phụ sẽ được gây tê tủy sống nên hoàn toàn tỉnh táo. Sau khi em bé ra đời, mẹ con sẽ thực hiện kỹ thuật da kề da. Y tá sẽ đưa con để mẹ nhận diện giới tính, hình hài. Hai dây số giống hệt nhau đồng thời được các y tá đeo cho mẹ và bé. Đối với trường hợp sinh thường, bé khỏe thì ngay sau khi sinh, sẽ được giao trực tiếp cho mẹ, nằm ngay cạnh mẹ trên giường sinh, đồng thời bộ số giống nhau của mẹ và bé cũng được đeo vào tay sản phụ và trẻ sơ sinh.

Trao đổi với người viết, Điều dưỡng trưởng Trương Thị Mỹ Hà (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết: “Khi một sản phụ sau khi sinh con, cán bộ y tế bệnh viện sẽ công khai và đeo số cho mẹ và con theo từng cặp số ngay tại bàn đỡ đẻ, bàn đón mổ. Việc thực hiện đeo số, kiểm tra để đánh dấu trẻ và ghi vào hồ sơ bệnh án phải do một người thực hiện (tại khu vực đón mổ). Người đỡ đẻ sẽ đọc to giờ sinh, công khai giới tính trẻ cho sản phụ. Người làm hồ sơ bệnh án có trách nhiệm nhìn, kiểm tra lại giới tính, số mẹ con trước khi đánh dấu vào hồ sơ bệnh án. Người thông báo đẻ cho xem con có trách nhiệm kiểm tra lại giới tính, số mẹ con khớp với hồ sơ bệnh án. Bên cạnh đó, để đảm bảo đúng quy trình một lần nữa bệnh viện cũng lập sổ giao nhận trẻ sơ sinh cụ thể giữa cán bộ y tế với sản phụ hoặc gia đình trong trường hợp trẻ đang nằm cùng mẹ nhưng phải chuyển ra khỏi khoa. Nếu người mẹ trong tình trạng cấp cứu nhưng không có người nhà thì sẽ có sản phụ nằm cạnh cùng xác nhận.

Các quy định của bệnh viện cũng chú trọng nhất là bệnh viện chỉ trao trẻ cho bà mẹ tại giường bệnh mà không giao cho bất kỳ ai. Khi giao trẻ cho mẹ, người giao phải có trách nhiệm đối chiếu số mẹ con trùng khớp nhau, kiểm tra thêm giới tính của trẻ… Bên cạnh đó, điều dưỡng Hà còn lưu ý tuyệt đối sản phụ và người nhà không được tự động bế trẻ ra khỏi khoa phòng, ra khỏi bệnh viện mà không thông báo và không có sự kiểm soát của bệnh viện. Bảo vệ bệnh viện sẽ có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ các trường hợp ra viện, vào viện của sản phụ hoặc người nhà có kèm theo trẻ sơ sinh. Bà Hà cho rằng, việc người nhà tuân thủ quy định sẽ góp phần tránh được những sự việc không mong muốn.

Theo Điều dưỡng trưởng Trương Thị Mỹ Hà: “Khi đến bệnh viện sinh con, sản phụ người nhà sản phụ phải đọc thông báo về an toàn cho trẻ sơ sinh tại bệnh viện được niêm yết ở các khoa. Sản phụ phải luôn luôn đeo số cho trẻ trùng với số đeo của mẹ. Trước khi đón con, giao con từ nhân viên y tế phải kiểm tra số mẹ và con, cung cấp thông tin về mẹ cho chính xác. Đặc biệt, phải kiểm tra thẻ viên chức và tên cán bộ y tế có nhiệm vụ đón trẻ. Tuyệt đối không giao trẻ cho những người không phải là cán bộ y tế của bệnh viện và không đeo thẻ viên chức của bệnh viện Khi có nghi ngờ không an toàn về việc giao nhận trẻ phải báo cáo ngay cho bệnh viện”.

Thảo Nhi/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 19 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 4 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top