Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ trong tâm dịch COVID-19: 'Không dám nghe điện thoại của con'

Cô con gái bốn tuổi nhớ ba, gọi điện, bác sĩ Hiếu không dám bắt máy. Anh sợ nhìn thấy nước mắt con mà không thể lau.

Bác sĩ trong tâm dịch COVID-19: Không dám nghe điện thoại của con - Ảnh 1.

Vừa bước xuống từ xe đặc chủng, rảo bước về khu nghỉ tập trung sau một ngày làm việc mệt nhoài, chuông điện thoại của bác sĩ Hoàng Hữu Hiếu, 33 tuổi, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU), Bệnh viện Đà Nẵng, reo liên tục. Trên màn hình điện thoại, ảnh vợ và cô con gái của anh nhấp nháy. Chắc hẳn, bé Mina canh đúng giờ ba về tới cơ quan để gọi điện.

Hôm qua, cô bé khóc mọng mắt, nũng nịu hỏi đi hỏi lại "Răng ba đi lâu rứa? Khi mô ba về với em?". Ông bố trẻ lặng im.

"Tôi không dám nghe máy nhiều, vì lần nào gọi, con cũng khóc đòi ba. Tôi chẳng biết sẽ kết thúc cuộc gọi ra sao trong tiếng nấc của con. Thôi về rồi tính sau", bác sĩ nói, giọng trầm ngâm.

Bác sĩ trong tâm dịch COVID-19: Không dám nghe điện thoại của con - Ảnh 2.

"Thời gian của bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng không còn tính bằng ngày đêm, mà tính bằng sự ổn định của những dấu hiệu sinh tồn trên monitor", bác sĩ viết. Ảnh Bệnh viện cung cấp

Đã gần một tháng qua, bác sĩ Hiếu chưa được gặp gia đình, dù nơi làm việc cách nhà chỉ chục phút chạy xe máy. Ngày 24/7, Đà Nẵng ghi nhận "bệnh nhân 416" là ca nhiễm nCoV đầu tiên trong cộng đồng. Anh đang trực, nhận lệnh cách ly luôn tại Bệnh viện Đà Nẵng. Bác sĩ không kịp tạt qua nhà ôm thơm, chia tay cô công chúa nhỏ, dù "nghiện con vô cùng".

Khi đơn nguyên Hồi sức tích cực (ICU) tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng thành lập, anh tạm chuyển viện, cùng các đồng nghiệp từ Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, ra chi viện phụ trách điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng. Đây là nơi điều trị bệnh nhân rất nặng phải thở máy hoặc can thiệp ECMO - hệ thống tuần hoàn oxy ngoài cơ thể (còn gọi là hệ thống tim phổi nhân tạo).

Bác sĩ Hiếu kể, lần đầu tiên đứng giữa ICU, xung quanh toàn là bệnh nhân Covid-19 đang nguy kịch, anh hít một hơi thật sâu rồi hối hả cùng đồng nghiệp cứu bệnh nhân. Cuộc chiến cứ như vậy bắt đầu. Không sợ hãi, chỉ có nỗ lực đến cùng.

Mới đầu, bọc kín mình nhiều giờ liền trong những bộ đồ bảo hộ kín mít từ đầu đến chân khiến anh và đồng nghiệp cảm thấy vướng víu, vụng về. Mỗi khi thay đồ, mồ hôi nghe mặn chát lưng áo, nhỏ từng dòng xuống đất. Có y bác sĩ sốc nhiệt, mất nước, ngất.

"Song ai cũng hiểu, đây là biện pháp tốt nhất để bảo vệ bản thân, đồng đội và người bệnh khỏi lây nhiễm chéo, nhiễm trùng nhiễm khuẩn nên chẳng than thở nửa lời", bác sĩ nói.

Theo bác sĩ Hiếu, khó khăn nhất của đội ngũ y tế là đợt dịch này số lượng bệnh nhân nặng đông. Riêng ICU Bệnh viện Phổi có 14 ca nặng. Trong đó hai bệnh nhân đang chạy ECMO, bốn bệnh nhân rất nguy kịch. Với một ca ECMO bình thường ở Mỹ, có 8 đến 9 điều dưỡng thường trực. Tại tâm dịch Đà Nẵng, mỗi tua trực chỉ có bốn điều dưỡng, vừa thực hiện y lệnh của bác sĩ, vừa lo ăn uống, vệ sinh cá nhân cho nhóm bệnh nhân. Nhiều người bệnh nằm bất động, cơ thể nối nhiều dây nhợ, máy móc hỗ trợ nên việc xoay trở tương đối vất vả.

Thêm vào đó, bệnh nhân hầu hết đã lớn tuổi, nhiều bệnh lý nặng kèm theo, nên khi nhiễm virus, diễn biến bệnh trong ngày khó đoán trước. Do đó, lực lượng y tế dù mỏng cũng phải phản ứng rất nhanh, túc trực sát sao bên cạnh. Mọi biến đổi nhỏ về sinh hiệu hay xét nghiệm người bệnh phải được ghi nhận và xử lý kịp thời.

Mỗi tua trực kéo dài 6 tiếng. Tuy nhiên không phải lúc nào mọi người cũng hết ca đúng giờ. Bởi bệnh nhân chuyển xấu nhanh, guồng cấp cứu cuốn bác sĩ và y tá chạy quên thời gian. Đến lúc bệnh nhân ổn, ngẩng đầu nhìn đồng hồ mới thấy quá giờ cơm trưa, cơm tối từ bao giờ.

Sống và làm việc lâu ngày trong môi trường áp lực, bác sĩ nói, mình đã tự rèn tinh thần thép và khả năng ứng biến tốc độ. Các tình huống bất ngờ cũng thôi làm "thót tim" bác sĩ. Trường hợp nào sau đó cũng được đưa ra bàn bạc và chuẩn bị phương án ứng phó, xử lý phù hợp.

Bác sĩ Hiếu cho biết: "Công việc nặng, kéo dài liên tục và áp lực phơi nhiễm, xa nhà, nhớ con cũng khiến mọi người căng thẳng. Chúng tôi đã làm việc bằng 200%, 300% sức lực".

Bác sĩ trong tâm dịch COVID-19: Không dám nghe điện thoại của con - Ảnh 3.

Bác sĩ Hiếu (ngoài cùng bên trái) và đồng nghiệp vui mừng khi cai ECMO thành công cho một bệnh nhân nặng tại ICU Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Ảnh Bác sĩ cung cấp.

Bù đắp lại nỗi vất vả của y bác sĩ là niềm hạnh phúc khi bệnh nhân khá lên từng ngày. Mới đây, một bệnh nhân từng phải chạy ECMO, tiên lượng tử vong, đã được chữa khỏi Covid-19. Đồng hành với bệnh nhân cả phút giây cận tử, bác sĩ Hiếu tâm sự, anh rất xúc động chứng kiến bệnh nhân hồi phục kỳ diệu. Lúc tỉnh mê, người đàn ông đã nắm tay anh và nói lời cảm ơn. Ông tự hào vì con mình cũng chọn học ngành y để cứu người.

Thiết kế đơn nguyên ICU, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, có 14 giường hồi sức cao cấp. Trang thiết bị y tế đủ năng lực thu dung thêm các bệnh nhân nặng trên địa bàn. Riêng ECMO có thể tiếp nhận thêm 3 đến 4 ca nữa. Ngoài ra, đơn nguyên sẵn sàng mở rộng quy mô, tăng công suất lên cao hơn nếu dịch bệnh phức tạp thêm. "Tín hiệu mừng là ca nặng không tăng lên, chỉ tăng bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt. Tình hình vẫn trong tầm kiểm soát", bác sĩ khẳng định.

"Tôi chỉ mong dập dịch sớm, bệnh nhân mau khỏi bệnh và được về nhà ôm con", bác sĩ Hiếu mong mỏi.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 6 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top