Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (2003-2013)
Kính thưa đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ!
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các vị đại biểu trong nước và quốc tế tham dự Hội nghị lời chào trân trọng và lời kính chúc sức khỏe.
Kính thưa đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, kính thưa các vị đại biểu,
Công tác DS-KHHGĐ luôn được Đảng và Nhà nước xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Trải qua 50 năm thực hiện công tác DS-KHHGĐ, dân số Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc sinh đẻ, từ việc sinh đẻ mang tính tự nhiên, bản năng sang việc sinh đẻ có tính chủ động, có kế hoạch. Từ việc sinh nhiều con, chất lượng thấp sang việc sinh ít con, chất lượng ngày càng cao. Số con trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 6,3 con (1960) xuống còn 2,05 (2012). Tuổi thọ bình quân tăng từ 40 tuổi (1960) lên 73 tuổi (2012); tỷ lệ tăng dân số giảm từ 3,5% (1960) xuống chỉ còn 1,06% (2012). Những thành tựu của công tác DS-KHHGĐ góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tình trạng đói nghèo, tăng cường bình đẳng giới. Đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Thưa các quý vị đại biểu,
Để đạt được kết quả trên, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, từng bước được điều chỉnh theo hướng bao quát, toàn diện hơn, chú trọng nâng cao chất lượng dân số thích ứng với những biến đổi về cơ cấu dân số. Pháp lệnh Dân số (2003) và Pháp lệnh sửa đổi điều 10 PLDS (2008) là văn bản pháp lý cao nhất trong lĩnh vực Dân số. PLDS đã góp phần thể chế hóa quan điểm, đường lối, chính sách dân số phù hợp với xu thế cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Kể từ ngày có hiệu lực đến nay, PLDS đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công các mục tiêu hàng năm và dài hạn về Dân số, nâng cao trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát sinh sản, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước về dân số và pháp luật.
Thưa các quý vị đại biểu, mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận song trong công tác DS-KHHGĐ đã bộc lộ khó khăn, thách thức. Hiện nay, quy mô dân số nước ta đã gần 89 triệu người, là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới, và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng dân số tuy đã giảm nhiều song do quy mô dân số khá lớn, mỗi năm nước ta tăng 1 triệu người, mật độ dân số 267 người/km2, là nước nằm trong nhóm các nước có mật độ cao nhất thế giới. Chất lượng dân số thấp, tốc độ già hóa dân số nhanh, mất cân bằng giới tính khi sinh là vấn đề nóng và tiếp tục tăng cao nếu không được xử lý kiên quyết ngay bây giờ sẽ để lại những hệ lụy rất nặng nề về mặt xã hội, kinh tế thậm chí an ninh chính trị. Đầu tư đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu người gia nhập lực lượng lao động hàng năm cũng là vấn đề lớn đòi hỏi sự phấn đấu, nỗ lực của các ngành, các cấp và xã hội.
Sau gần 10 năm thực hiện PLDS, đã bộc lộ những hạn chế về công tác dân số có những bất cập cần được khắc phục.
- Khá nhiều quy định của PLDS còn mang nặng tính nguyên tắc, chung chung dựa trên cơ sở một nhóm yếu tố tác động, thiếu cụ thể hóa từng yếu tố tác động, từng tiêu chuẩn và quy định thực hiện nên khó áp dụng được trong thực tiễn.
- Thiếu các quy định về quyền, trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội đối với việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình của các biện pháp giải quyết mỗi nội dung điều chỉnh cụ thể trong PLDS và các văn bản hướng dẫn đi kèm.
- Không quy định cụ thể các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và điều kiện đối với các đối tượng thụ hưởng với các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ.
- Chưa có quy định cụ thể đối với đối tượng ưu tiên, mức ưu tiên và chính sách ưu tiên đối với các vùng miền có điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Chưa có quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trong việc thực hiện công tác Dân số, chưa các quy định hướng dẫn, quy chế quản lý việc bảo đảm thi hành các quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài … trong việc thực hiện công tác dân số.
- Chưa có quy định cụ thể về chính sách, biện pháp trợ giúp các đối tượng: nước ngoài kết hôn với người Việt, quy định trách nhiệm các cơ quan tổ chức trong việc cung cấp dịch vụ dân số nhằm kiểm soát sinh sản kiêm soát giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số…
Thưa các quý vị đại biểu,
Để giải quyết các khó khăn, thách thức trên, chúng tôi đề nghị trong thời gian tới, toàn ngành chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên tất cả các mặt quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Toàn bộ hệ thống cán bộ công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tiếp tục giữ vững cam kết quán triệt quan điểm công tác DS-KHHGĐ là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
- Tập trung mọi nỗ lực phấn đấu, tạo đà cho việc hoàn thành các mục tiêu giai đoạn 1 của Chiến lược DS-SKSS Việt Nam và chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015. Tập trung và ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, đẩy mạnh công tác tuyền thông chuyển đổi hành vi kết hợp với cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KJHHGĐ thuận lợi cho người dân, nhằm thu hẹp khoảng cách mức sinh giữa các vùng trong cả nước, nhằm duy trì mức sinh thay thế trong cả nước.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng dân số, chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, kiểm soát mức chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh. Đề xuất những giải pháp kéo dài và phát huy, tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng hiện nay.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Dân số và các văn bản hướng dẫn trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về DS-KHHGĐ đáp ứng yêu cầu quản lý và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn.
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống bộ máy cán bộ làm công tác DS – KHHGĐ từ Trung ương đến địa phương đảm bảo đủ mạnh, hoạt động có hiệu quả nhằm đáp ứng đủ yêu cầu của quốc gia.
Kính thưa đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, thưa các đồng chí,
Nhân dịp này, tôi xin thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, tôi xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, chính quyền các cấp về sự lãnh đạo, chỉ đạo và mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ trong công tác DS-KHHGĐ Việt Nam.
Với lý do trên, tôi xin trân trọng khai mạc Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 2 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.