Bài thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng của lương y nức tiếng Hà thành
GiadinhNet - Trở về quê hương từ chiến trường ác liệt, người cựu chiến binh ấy chọn con đường tiếp nối nghề bốc thuốc truyền thống của gia đình.
Hơn 30 năm qua, ông không ngừng nghiên cứu hoàn thiện bài thuốc cha ông để lại, đồng thời coi việc cứu người bệnh qua cơn hoạn nạn như là niềm hạnh phúc của mình. Nhờ tài năng và tấm lòng ấy, danh tiếng lương y Nguyễn Sỹ Bằng ngày càng vang xa, được đông đảo người bệnh biết đến như là địa chỉ tin cậy điều trị căn bệnh xơ gan cổ trướng.
Lương y Nguyễn Sỹ Bằng đang bắt mạch cho bệnh nhân.
Ảnh: Giang Đình. |
Ngôi nhà nhỏ đơn sơ nằm sâu hun hút trong ngõ của Lương y Nguyễn Sỹ Bằng (Mỹ Đức, Hà Nội) luôn tấp nập người vào ra. Người đến chữa bệnh, cắt thuốc cũng nhiều, nhưng người đến để thăm hỏi, cảm ơn, tri ân ông còn đông đảo hơn. Họ là một trong số những người bệnh may mắn được vị danh y này cứu mạng sống trước lưỡi hái tử thần. Nhiều lần đi công tác qua huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nhưng mãi lần này, chúng tôi mới có dịp ghé lại nhà ông để tìm hiểu về bài thuốc gia truyền mà nhờ nó, lương y Nguyễn Sỹ Bằng làm nên danh tiếng.
Nói về bệnh xơ gan cổ trướng, ông Bằng diễn giải khả tỉ mỉ cho chúng tôi dưới góc độ khoa học: “Bình thường, khoang màng bụng giữa lá tạng là một khoang không có nước, nếu có chăng chỉ là một ít chất nhầy bôi trơn không đáng kể. Khi giữa 2 lá tạng của màng bụng xuất hiện một lượng dịch ít hoặc nhiều gọi là tràn dịch màng bụng hay còn gọi là cổ trướng. 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là nguyên nhân gây cổ chướng dịch tiết (lao màng bụng, K, viêm…) và nguyên nhân gây dịch thấm (xơ gan, suy thận, tim, suy dinh dưỡng…).
Khi hỏi về bí quyết gia truyền trong phương thuốc chữa bệnh của gia đình, ông Bằng bộc bạch: “Những vị thuốc của chúng tôi đều từ thời Hải Thượng Lãn ông còn truyền lại, ngoài ra còn có thêm một số vị thuốc mới của GS. Đỗ Tất Lợi bổ sung vào bài thuốc Đông y. Bên cạnh đó, nhiều vị thuốc dân gian có trong bài thuốc gia truyền, tôi đều phải nghiên cứu, rồi tự mình lặn lội đến khu vực của các dân tộc người Mường, người Nùng… tìm kiếm bổ sung. Nguyên lý chữa bệnh trong bài thuốc của tôi, đó là thải độc rồi mới tẩm bổ. Nghe thì đơn giản, nhưng với những người hành nghề y, việc giải độc như thế nào lại chẳng phải chuyện ai cũng làm nổi”.
Khi PV gặng hỏi về các vị thuốc cụ thể trong bài thuốc truyền đời chữa xơ gan cổ trướng của gia đình, ông Bằng không ngần ngại “bật mí”: “Đối với thang thuốc uống, những vị thảo dược không thể thiếu là cây xạ vàng, xạ đen, cây chân chim, cây đám khỉ, cây dái khỉ, cây đắng, cây biêu, cây sồi...”. Ngoài ra, còn một số vị khác, ông Bằng bảo đó là bí quyết gia truyền của nhà ông nên không thể tiết lộ cho người ngoài. Cũng theo ông Bằng, hầu hết các vị thuốc chữa xơ gan cổ trướng của các thầy lang đều tương đối giống nhau, tuy nhiên sự thành bại chính ở chỗ pha chế, điều chế sao cho tỷ lệ phù hợp. Cũng từng ấy vị, nhưng nếu tỷ lệ không phù hợp thì kết quả sẽ không cao. “Khi uống thuốc chữa xơ gan cần phải kiêng một số thức ăn và đồ bổ như: Thịt chó, cá mè, lươn, ba ba, phủ tạng động vật, trứng lộn, sữa (trừ một số loại sữa dành riêng cho bệnh nhân đang điều trị - PV), không được dùng các loại thuốc bổ như: Sâm, nhung. Nếu không kiêng được, thì thuốc sẽ không có tác dụng. Thang thuốc đắp cần một số loại thảo dược: Cây khén cò, lá phát bôi đen, lá phát bôi trắng, cây hàm ếch, lá mò dé… Sau khi hái về, ông rửa sạch, giã nhỏ, mỗi thang chia làm 2 phần. Một phần dùng để sơ chế đắp, một phần cho vào tủ lạnh bảo quản hoặc ngâm với rượu để dành”, ông Bằng giải thích thêm.
Cứu người là niềm hạnh phúc
Sau hơn 30 năm hành nghề bốc thuốc, lương y Nguyễn Sỹ Bằng không thể nhớ mình đã cứu chữa cho biết bao người, trong đó có rất nhiều người bệnh viện trả về, Tây y bó tay. Suy nghĩ trầm ngâm một lúc, ông mở tủ lấy ra cuốn sổ đã cũ kỹ, nhiều nét chữ đã phai màu. Cuốn sổ này ông ghi chép lại những “ca khó chữa”, đó vừa là thành quả cũng vừa là bài học sâu sắc trong nghề của mình rồi kể cho chúng tôi nghe.
Ngôi nhà của lương y luôn tấp nập bệnh nhân tìm đến.
Ảnh: Giang Đình. |
Vị lương y đang trò với chúng tôi thì một bệnh nhân tên Dung ở xã Hòa Chính (Chương Mỹ - Hà Nội) đến chơi. Biết chúng tôi là phóng viên, bà Dung hồ hởi khoe về việc được ông Bằng cứu thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Bà Dung kể lại, năm 30 tuổi (cách đây 27 năm - PV) bà bị xơ gan cổ trướng, đi hết bệnh viện này, thầy lang nọ nhưng vẫn không có kết quả, gia đình cũng chả hi vọng gì nữa. Lần đó, bà may mắn được một người chỉ cho tìm đến thầy lang Bằng. Khi đến đây thì sức khỏe bà Dũng đã yếu lắm rồi, bụng nổi một cục to bằng cái bát ăn cơm, thực sự là không còn mấy hi vọng sống sót. “Lúc đó, ông Bằng định không chữa nữa vì tôi đã quá yếu, chỉ sợ nhỡ may chuyện xấu xảy ra. Nhưng tôi cứ năn nỉ, bảo nếu không chữa thì cũng không sống được, chết giờ cũng không ân hận gì. Người nhà tôi cũng nói vào, nên ông Bằng nhận chữa và cắt thuốc cho tôi về uống, một thời gian sau thì đỡ và khỏi hẳn. Đến nay đã hơn 60 tuổi, tôi vẫn đi làm đồng bình thường và không còn bị tái phát nữa”. Cũng chính cơ duyên đó mà gia đình bà Dung và ông Bằng trở nên thân thiết như người trong nhà, rỗi việc đồng áng, bà Dung lại bảo con cháu chở sang nhà ân nhân chơi.
Một bệnh nhân khác là bà Việt, cũng ở xã Hòa Chính. Bà Việt bị phù thận cấp, nằm điều trị lâu ngày ở bệnh viện nhưng tình hình không thấy khả quan. Khi đến tìm đến chỗ lương y Bằng, mặt bà Việt sưng húp, chân tay bị phù nề. Bà Việt không thể tự đi được, nên mãi đến đêm khuya, con gái mới dìu đến gặp ông Bằng. Sau khi chẩn đoán và xem xét cẩn thận, ông Bằng cắt cho bệnh nhân 3 gói thuốc và thêm 3 nắm lá đặc trị, rồi đưa cho con gái bà Việt mang về. “7 ngày sau, cô gái ấy trở lại vui mừng thông báo mẹ mình đã đỡ nhiều rồi, mặt không còn sưng, chân tay không phù nề nữa và đã đi lại bình thường được rồi. Tôi cắt thêm cho 3 gói nữa cho con gái bà ấy mang về. Độ nửa tháng sau thì một mình bà Việt sang nhà tôi cảm ơn, tôi kiểm tra lại thì thấy sức khỏe của bà trở lại bình thường. Thỉnh thoảng, bà vẫn vào đây chơi và cảm ơn gia đình tôi”, Lương y Bằng nhớ lại.
Từng giúp dân hai huyện vượt “đại dịch” Không chỉ có bài thuốc bí truyền chữa bệnh xơ gan cổ trướng nổi tiếng, ông Bằng còn có thể chữa được các bệnh như ngứa lở, thủy đậu, sởi, quai bị… Theo những người dân ở thôn Đồng Mít cho biết, cách đây hai năm, cả một vùng rộng lớn ở huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ bị mắc dịch quai bị. Số người bị bệnh rất đông, người nọ bảo người kia họ đến thầy lang Bằng bốc thuốc. “Chỉ mấy thang thuốc của thầy lang Bằng, con trai tôi và nhiều bệnh nhân khác đã khỏi bệnh quai bị”, bà Phương ở xóm 13 thôn Đồng Mít cho biết. |
Giang Đình
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 22 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.