Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài toán biến cơ hội “dân số vàng” thành hiện thực đưa đất nước phát triển bền vững

GiadinhNet - Theo tính toán của các nhà nhân khẩu học, thời kỳ “dân số vàng” của Việt Nam sẽ kéo dài khoảng 20 năm nữa và cơ hội "có một không hai" này sẽ qua đi.

Quỹ thời gian sẽ ngày càng thu hẹp trong khi chất lượng đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực của nước ta đang có nhiều bất cập, đòi hỏi những chiến lược để tận dụng tối đa, kịp thời "kỷ nguyên vàng" này.

Trên thế giới có nhiều nước đã từng thành công trong việc phát huy lợi thế của thời kỳ cơ cấu "dân số vàng", đem lại sự phát triển kinh tế xã hội vượt bậc. Trong đó 2 nước Nhật Bản và Hàn Quốc, có vị trí địa lý, văn hóa, con người khá giống và tương đồng với Việt Nam. Đây là những quốc gia đã tận dụng được cơ cấu dân số vàng cho phát triển khi mà dư lợi dân số đã đóng góp tới 30% cho tăng trưởng "thần kỳ" ở những quốc gia này.

Tại Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu bước vào thời kỳ dân số vàng, nhiều chính sách đã được ban hành và thực thi để tận dụng lợi thế của thời kỳ này như: các chính sách về phát triển nguồn nhân lực và gia tăng đóng góp của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Bài toán biến cơ hội “dân số vàng” thành hiện thực đưa đất nước phát triển bền vững - Ảnh 1.

Năng suất lao động của Việt Nam còn kém hơn nhiều so với một số nước trong khu vực. Ảnh: Chí Cường

Kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên 6%/năm trung bình trong giai đoạn 2011-2018. Nhưng Việt Nam chưa thực sự khai thác hiệu quả lợi thế của cơ cấu "dân số vàng", vẫn nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Nguyên nhân là do chất lượng nguồn nhân lực cũng như năng suất lao động của Việt Nam còn hạn chế, kém hơn nhiều lần khi so với năng suất lao động của Singapore, Malaixia và chỉ bằng 1/3 năng suất lao động của Thái Lan, Trung Quốc.

TS Phạm Vũ Hoàng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế nhận định: Chúng ta tận dụng được nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là khai thác lao động giá rẻ và lao động giản đơn, chất lượng công việc nằm trong chuỗi giá trị thấp. Để cơ cấu "dân số vàng" thực sự tận dụng có hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội, chúng ta cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.

Mỗi năm, nước ta có từ 1,5 - 1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Tuy nhiên lực lượng này vẫn chưa tạo nên sức bật cho nền kinh tế vì 70% số người trong độ tuổi lao động vẫn là những lao động giản đơn do chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta còn hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (trung cấp lên cao đẳng, đại học) vẫn chỉ đạt được khoảng 23%.

Sự thiếu hụt trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch... là những thách thức không nhỏ đặt ra cho giai đoạn cơ cấu "dân số vàng".

Bài toán biến cơ hội “dân số vàng” thành hiện thực đưa đất nước phát triển bền vững - Ảnh 2.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (trung cấp lên cao đẳng, đại học) vẫn chỉ khoảng 23%.Ảnh: Chí Cường

Số lượng lao động lớn hàng năm bước vào hoạt động kinh tế vừa có lợi thế cho phát triển kinh tế về mặt quy mô lao động song cũng mang theo một thách thức đó là sức ép lên đối với nền kinh tế dưới góc độ số lượng việc làm được tạo ra. Chỉ khi "khớp nối" được yếu tố cung (lao động) với cầu (việc làm) thì lúc đó sức mạnh mới được phát huy.

Chính thách thức trong "khớp nối" cung và cầu trong thị trường lao động và những hạn chế trong chất lượng, cụ thể ở đây là trình độ, kỹ năng của người lao động đã khiến cho năng suất lao động xã hội của Việt Nam thấp (năm 2018 năng suất lao động của Việt nam bằng 1/30 lần Singapore, 29% năng suất lao động của Thái lan, 13% năng suất lao động của Malaysia; 44% của năng suất lao động của Philippines), sức cạnh tranh của nền kinh tế so với các quốc gia khác bị hạn chế.

Đây là trở ngại cho sức bật của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã phải được xác định là một trong 3 đột phá chiến lược cho phát triển ở Việt Nam hiện nay và tương lai 10 năm tới.

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Bộ GD&ĐT cho rằng, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần thực hiện các giải pháp về giáo dục và đào tạo một cách tổng thể và hệ thống. Chất lượng nguồn nhân lực phải được xây dựng từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và tiếp theo là giáo dục thường xuyên.

Giáo dục và đào tạo cần đổi mới theo triết lý giáo dục hiện đại. Chất lượng giáo dục và đào tạo đương nhiên cần chú trọng. Chất lượng giáo dục và đào tạo có được từ đổi mới nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, thi cử, cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, môi trường văn hoá học đường…

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thể hiện sức mạnh của nó với rất nhiều cơ hội song cũng bộn bề thách thức trong mọi mặt của cuộc sống. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đang là chủ đề được Chính phủ bàn thảo để thực thi mà kết quả chính là giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc hệ thống, nội dung, phương pháp giáo dục.

Cương Huyền
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ra máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Top