Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài toán khó về quá tải dân số đô thị: Lời giải từ chính sách phân bổ dân số

Thứ năm, 09:36 12/01/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - n TS Nguyễn Quốc Anh Chính sách dân số theo nghĩa hẹp là nhằm giải quyết ba vấn đề: Qui mô, cơ cấu và phân bổ dân số. Có một vấn đề cấp thiết, nhiều khi liên quan trực tiếp đến an ninh xã hội mà thường bị lãng quên, đó là vấn đề về mật độ dân số. Đây là điều liên quan đến cả hai lĩnh vực là qui mô và phân bố dân số. Diện tích lãnh thổ thường là cố định (chưa kể đến có thể giảm đi do thiên tai và biến đổi khí hậu), còn dân số thì ngày một tăng lên. Thực tế này cho thấy, các nhà hoạch định chính sách dân số và qui hoạch đô thị rất cần quan tâm đến mật độ dân số (phân theo từng vùng, từng đơn vị hành chính), đặc biệt là đơn vị hành chính trọng điểm, thường có mật độ dân số tập trung đông bất thường để có những quyết sách sao cho phù hợp nhất!

Hà Nội đang đối mặt với tình trạng quá tải giao thông, ùn tắc cục bộ tại nhiều địa điểm. ảnh: Chí Cường
Hà Nội đang đối mặt với tình trạng quá tải giao thông, ùn tắc cục bộ tại nhiều địa điểm. ảnh: Chí Cường

Có phường, mật độ dân số gấp 11,5 lần mức độ mất an toàn

Tại Hà Nội và TPHCM, hiện nay tình trạng quá tải giao thông, ùn tắc cục bộ, quá đông người tập trung tại một địa điểm... nhiều khi gây mất trật tự an ninh xã hội. Đứng trước tình hình trên, các nhà quản lý thường đề cập đến việc bất hợp lý trong qui hoạch đô thị. Mặc dù vậy, chúng ta rất cần xem xét đến mật độ dân cư ở hai thành phố này.

Đây là một ví dụ điển hình về hậu quả của mật độ dân số khi quá tải: Ngày 24/9/2015, một vụ giẫm đạp nghiêm trọng xảy ra tại thung lũng Mina, bên ngoài thánh địa Mecca, Saudi Arabia. Theo nhà chức trách, hai đoàn hành hương lớn gặp nhau tại một ngã tư để dẫn tới thánh địa Mecca, gây ra tình trạng lộn xộn nghiêm trọng. Vụ giẫm đạp xảy ra trong ngày đầu tiên dịp lễ Eid al-Adha hay, Ngày Hiến sinh, lễ hội quan trọng nhất trong lịch của người Hồi giáo. Theo thông báo, số người chết đã lên tới 717 người và 863 người bị thương. Vụ việc trở thành thảm kịch đẫm máu nhất trong lễ hành hương thường niên Hai kể từ năm 1990 khiến 1.400 người chết. Sau khi xảy ra sự cố kinh hoàng này, những nhà nghiên cứu về lý thuyết đám đông đã tính toán, với một đám đông tập trung và đang di chuyển thì mật độ an toàn là 3 người/m2 (tương đương 3.000 người/km2), mật độ mất an toàn, mất kiểm soát là 8 người/m2 (tương đương 8.000 người/km2).

Do điều kiện lịch sử trong quá trình phát triển, tại Hà Nội và TPHCM, mật độ dân số thường rất cao tại các quận nội thành. Nhiều địa phương có mật độ dân số tập trung đông, ở trên mức độ mất an ninh về mật độ dân số (trên 8.000 người/km2). Đặc biệt dân số tại các khu vực này ngày càng phát triển với xu thế ngày một đông dân hơn (xây thêm nhiều nhà cao tầng) - đồng nghĩa với mức độ an toàn ngày càng giảm. Tại Hà Nội có 7 quận có mật độ dân số mất an toàn. Đơn cử như quận Hoàn Kiếm - nơi tập trung hầu hết các phố cổ, sau rất nhiều nỗ lực của chính quyền thành phố, hiện mật độ dân số đã giảm xuống được 8.892 người/km2 (lớn bằng mức mật độ dân số mất an toàn). Trong khoảng thời gian 10 năm (từ kết quả giữa hai cuộc Tổng điều tra dân số 1999 - 2009), mới chỉ có 1/7 đơn vị có mật độ dân số mất an toàn đã được cải thiện, điều này cho thấy tầm quan trọng của các chính sách dân số về lĩnh vực phân bổ và mật độ dân số.

Vấn đề Chính sách dân số cần đặc biệt quan tâm trong giai đoạn tới

Thực tế cho thấy: Qua cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009, chính sách giãn dân, giải quyết vấn đề phân bổ - mật độ dân số ở Hà Nội còn yếu, chỉ mới giãn dân ở một vài khu phố cổ. Do vậy mới chỉ có một quận giảm được mật độ dân số. Năm quận có mật độ dân số ở trên mức an toàn nhưng vẫn tăng, trong đó hai đơn vị tăng nhiều nhất (quận Cầu Giấy tăng thêm 8.509 người/km2 và quận Thanh Xuân tăng thêm 8.252 người/km2, ở ngưỡng mức dân số mất an toàn). Quận tăng thấp nhất là Ba Đình, tăng thêm 1.777 người/km2. Quận Đống Đa có mật độ dân số đông nhất với 36.284 người/km2, gấp hơn 4 lần mật độ dân số mất an toàn. Nếu xem xét ở cấp độ phường/xã thì mức độ mất an toàn càng khủng khiếp hơn. Đơn cử như, mật độ dân số phường Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội là 92.100 người/km2, gấp 11,5 lần mức độ mất an toàn.

TPHCM là thành phố đông dân nhất cả nước, đồng thời cũng là một địa phương phát triển năng động vào loại nhất cả nước. Số đơn vị quận/huyện có mật độ dân số mất an toàn cũng nhiều hơn ở Thủ đô Hà Nội. Mặc dù vậy, chính quyền thành phố cũng đã có nhiều chương trình nhằm giãn dân nên tình hình đã được cải thiện rõ rệt. Tại đây đã có 8/14 quận có mật độ dân số trên mức mất an toàn đã được cải thiện (giảm). Điều này cho thấy rõ sự tác động tích cực của chính sách phân bổ dân số. Vấn đề dân số đã được lồng ghép giải quyết khéo léo, phù hợp trong qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. TP HCM là thành phố đã có chính sách hiệu quả trong việc giảm mật độ dân số ở các quận. Năm 1999 toàn thành phố có 14 quận có mật độ dân số ở trên mức không an toàn, nhưng trong thời gian qua đã có một nửa số quận giảm được mật độ dân số và một nửa vẫn còn tăng, trong đó kể cả hai quận mới tăng lên mức mất an toàn (quận 12 và quận Thủ Đức). Có hai quận mật độ dân số đã giảm được rất lớn (quận Gò Vấp giảm được 12.299 người/km2 và quận 5 giảm được 10.070 người/km2). Quận Phú Nhuận giảm được ít nhất là 56 người/km2.

Mặc dù vậy, cũng như Thủ đô Hà Nội, khi xem xét ở cấp độ phường/xã thì chính sách trong việc giảm mật độ dân số cũng còn những điểm cực kỳ bức xúc. Thí dụ như, mật độ dân số phường 1, quận 3 là: 115.797 người/km2 (gấp 14,5 lần mức độ mất an toàn). Quận 3 có 5 phường có mật độ dân số trên 100.000 người thuộc loại cao nhất thế giới (gấp 12,5 lần mức độ mất an toàn).

Thực tế trên đã cho thấy, vấn đề giải quyết mật độ dân số trong chính sách qui hoạch đô thị là vấn đề hết sức cấp thiết,có tầm quan trọng đặc biệt trong mối liên quan tổng thể giữa chính sách dân số và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là điều đã được khẳng định trong văn kiện Hội nghị dân số thế giới ICPD 1994 và tiếp tục được khẳng định trong văn kiện Hội nghị Dân số thế giới ICPD 20 (2014). Đây cũng là vấn đề Chính sách dân số Việt Nam cần đặc biệt quan tâm trong giai đoạn tới khi định hướng chương trình quốc gia chuyển từ trọng tâm DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển bền vững theo kết luận 119-KL/TW của Ban Bí thư ngày 4/1/ 2016.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Top