Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báo cáo tổng kết 1 năm thực hiện Đề án 1816 khu vực phía Nam của Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên

Thứ bảy, 09:36 28/11/2009 | Y tế

Giadinh.net - Dưới đây là toàn văn Báo cáo tổng kết 1 năm thực hiện Đề án 1816 của Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên tại Hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện Đề án 1816 khu vực phía Nam diễn ra sáng ngày 28/11/2009 tại thành phố Hồ Chí Minh.

I. Sự cần thiết cử cán bộ đi luân phiên từ Bv tuyến trên về Bv tuyến dưới

- Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

- Bệnh viện (BV) tuyến trên đã tích cực hỗ trợ kỹ thuật cho các BV tuyến dưới qua phương thức chỉ đạo tuyến, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế.

- Chất lượng công tác KCB của các BV tuyến dưới, nhất là miền núi, vùng sâu, xa còn hạn chế
 
- Các BV tuyến trên luôn trong tình trạng quá tải, ảnh hưởng tới chất lượng khám, chữa bệnh, gây bức xúc cho người bệnh.

- Để khắc phục tình trạng trên, ngày 26/5/2008, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 1816/2008/QĐ-BYT phê duyệt Đề án “cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (gọi tắt là Đề án 1816)”.
 
II. Mục tiêu, ý nghĩa của Đề án

1. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của BV tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế.

2.  Giảm tình trạng quá tải cho các BV tuyến trên, đặc biệt là các BV tuyến TW.

3.  Chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ tuyến dưới.

- Đề án có ý nghĩa quan trọng, mang tính nhân văn cao cả, góp phần giải quyết những bức xúc xã hội đang quan tâm đối với ngành y tế.

-  Đề án được Bộ Chính trị, Chính phủ quan tâm, các Bộ, ngành, các địa phương và đặc biệt người dân ủng hộ cao.

III. Tình hình triển khai thực hiện

1. Công tác tổ chức và tuyên truyền
Ở Trung ương:

- Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo Đề án 1816 do Bộ trưởng BYT làm Trưởng Ban.

- Cục Quản lý KCB là Thường trực BCĐ, BCĐ giao ban hàng tuần để nắm bắt việc triển khai Đề án và có ý kiến chỉ đạo kịp thời.

- Đến nay có 31 BV trực thuộc Bộ thành lập Ban Chỉ đạo Đề án của đơn vị.

- Bộ Y tế tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án, đã cử nhiều đoàn đi kiểm tra ở phía Bắc và phía Nam.

- Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TW - Bộ Y tế đã chỉ đạo mạng lưới thông tin tuyên truyền về chủ trương, mục tiệu, nội dung và kết quả thực hiện Đề án.

- Bộ đã xây dựng và phát hành Bản tin 1816, là bản tin chuyên đề về Đề án 1816, nhằm thông tin đến bạn đọc tinh thần, mục tiêu, nội dung của Đề án, những công việc đang triển khai, những gương điển hình tiên tiến và chia sẻ kinh nghiệm, tâm tư của cán bộ đã và sẽ tham gia thực hiện Đề án.
 
- Các báo hình VTV1, VTV2, O2 TV và một số đài đã có nhiều chương trình phát sóng truyền thông về Đề án 1816.
Ở địa phương: 

- Đến nay có 35 tỉnh /thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo Đề án tại địa phương:
  Đ/c Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách Văn - Xã làm Trưởng Ban Chỉ đạo;
  Đ/c Giám đốc Sở Y tế làm Phó Trưởng ban Thường trực;
  Uỷ viên là các đ/c Lãnh đạo của các Sở, Ban, ngành liên quan để chỉ đạo công tác triển khai thực hiện Đề án.
 
Các chế độ của cán bộ đi luân phiên

-  Các BV cử cán bộ đi luân phiên đều tổ chức động viên, chi trả lương, công tác phí, phụ cấp vùng miền, tiền đi lại đúng chế độ quy định; Một số BV trích quỹ phúc lợi thêm  3 - 5 triệu đồng/ cán bộ/ tháng.

-  Các BV nhận CB luân phiên tạo điều kiện về chỗ ăn, nghỉ và điều kiện làm việc.

-  Các tỉnh tổ chức CB luân phiên trong nội tỉnh đã hỗ trợ kinh phí để tổ chức cử CB luân phiên hỗ trợ tuyến huyện, xã.

3. Công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo

- Bộ Y tế đã thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện Đề án. 

 - Bộ trưởng phân công các Vụ, Cục của Bộ Y tế chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án tại các tỉnh/thành phố cho các Vụ, Cục. 

- Các BV có cán bộ đi luân phiên tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, nhất là những ngày đầu, vừa kiểm tra đôn đốc, vừa động viên tinh thần cán bộ nên cán bộ đi luân phiên yên tâm công tác (BV Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy, Trung ương Huế).

3. Kết quả công tác chuyên môn

a. Hiện nay có 64 BV cử cán bộ đi luân phiên:
     - 33 Bệnh viện trực thuộc Bộ,
     - 25 BV thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh,
     - 04 BV thuộc Sở Y tế Hà Nội,
     - 01 BV của Sở Y tế Hải Phòng và
     - 01 BV của Sở Y tế Kiên Giang.

b. Số lượt cán bộ đi luân phiên:       1846.
    Trong đó:
  Các BV trực thuộc Bộ:                     1098
  Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh:       752
  Sở Y tế Hà Nội:                                 18

 
c. Thời gian cán bộ đi luân phiên:

- Giai đoạn đầu: do chưa hiểu rõ tinh thần của Đề án nên một số BV cử cán bộ đi luân phiên từ 1 tuần đến 3 tháng.

- Hiện nay cán bộ của các đơn vị trực thuộc Bộ đi luân phiên là 03 tháng/đợt/01 cán bộ.
 
d. Địa phương nhận cán bộ đến luân phiên:

- Có 62 tỉnh, thành phố đã nhận cán bộ đến luân phiên, số cán bộ đi luân phiên chủ yếu đến các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. (1 tỉnh: Thừa Thiên Huế luân phiên nội bộ tỉnh)

- 31 tỉnh, thành phố đã xây dựng và triển khai kế hoạch cử cán bộ luân phiên từ bệnh viện tỉnh về giúp cho bệnh viện huyện và từ bệnh viện huyện về khám, chữa bệnh tại các trạm y tế xã, như Hà Giang, Hưng Yên, Hải Phòng, Điện Biên, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế....
 
đ. Những lĩnh vực chuyên môn đã được chuyển giao bao gồm 26 chuyên ngành, 1.023 kỹ thuật, trong đó 634 kỹ thuật BV tuyến dưới đã tự thực hiện tốt.

 Theo báo cáo của các đơn vị, cán bộ đi luân phiên đã giúp các bệnh viện tuyến dưới được một số kết quả bước đầu:
- Cán bộ đến luân phiên đã tổ chức được 418 lớp tập huấn, có  21.526 CB được tập huấn về CM.
- Lượt bệnh nhân được cán bộ luân phiên khám trực tiếp: 210.425
- Số bệnh nhân được cán bộ luân phiên phẫu thuật tại chỗ: 4.903
- ở các BV có CB đến luân phiên giảm chuyển lên tuyến trên khoảng 30 %.
 
4. Nhận xét đánh giá chung

- Đề án 1816 bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Thực tế kiểm chứng Đề án 1816 là một chủ trương đúng đắn, nhất quán của  ngành y tế.

- Đề án có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn, góp phần giải quyết những khó khăn, những bức xúc mà xã hội đang quan tâm, nhất là trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay. 

- Một số BV đã làm tốt các khâu từ tổ chức quán triệt, phổ biến tuyên truyền đến khảo sát điều tra, xác định nhu cầu, lập kế hoạch triển khai và có sơ kết rút kinh nghiệm, đề xuất biện pháp phù hợp.

- Mục tiêu lớn của Đề án đã đạt được, đó là:
 
 1. Đã nâng cao được chất lượng KCB cho BV tuyến dưới, nhất là các BV miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Giảm tình trạng quá tải cho BV tuyến trên, đặc biệt là BV tuyến TW. CB tuyến trên về trực tiếp khám và điều trị 210.425 lượt, phẫu thuật được 4.903 BN. Như vậy BV tuyến dưới giảm chuyển lên tuyến trên khoảng 30%.

3.  Chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ tuyến dưới: có 26 chuyên ngành, 1.023 kỹ thuật được chuyển giao và 21.526 CB được tập huấn.

- Bộ Y tế biểu dương các tập thể tiêu biểu và các cá nhân điển hình hôm nay được Bộ trưởng Bộ Y tế khen thưởng.
 
IV. Những thuận lợi, khó khăn

1. Thuận lợi:

- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo và có quyết sách kịp thời đối với các hoạt động của ngành y tế, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định cấp kinh phí cho hoạt của Đề án 1816: năm 2008 cấp 4,825 tỷ đồng, năm 2009 cấp 30 tỷ đồng. 
- Các Bộ ngành và các địa phương có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc triển khai thực hiện Đề án: Nhiều tỉnh, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, thành phố để chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị triển khai thực hiện tốt Đề án 1816.
- Các Bệnh viện hạng I của Trung ương và các tỉnh đã chủ động, tích cực tham gia hưởng ứng Đề án 1816.
- Cán bộ, viên chức tham gia Đề án 1816 thông suốt về tư tưởng, yên tâm lên đường nhận nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ đi luân phiên.
- Đề án 1816 được nhân dân hoan nghênh, đồng tình và ủng hộ.

2. Một số tồn tại và nguyên nhân
 
a. Đối với BV cử cán bộ đi luân phiên
Công tác tổ chức triển khai ở một số đơn vị còn chưa  tốt:
-  Có BV chỉ khảo sát nhu cầu qua việc gửi công văn đi và đợi công văn phúc đáp trở lại nên thiếu thực tế, bị động, ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch và không cử cán bộ đi luân phiên;
-  Có BV cử cán bộ đi luân phiên chưa sát với nhu cầu thực tế của đơn vị, ảnh hưởng tới kết quả chuyển giao kỹ thuật giữa hai bên; 
-  Một vài bệnh viện chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo.

b. Đối với BV nhận cán bộ đến luân phiên

- Thiếu thầy thuốc có trình độ để tiếp nhận công nghệ chuyển giao, có nơi còn tư tưởng ỷ lại vào cán bộ đến luân phiên, chưa chủ động học hỏi.

-Trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ, nhất là những trang thiết bị cần thiết để giúp chuyển giao kỹ thuật.

- Một số địa phương chưa tuyên truyền đầy đủ để người dân biết có cán bộ tuyến trên xuống khám, chữa bệnh cho người dân trong tỉnh nên hạn chế hiệu quả của Đề án.

V. Một số giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới
 
Thực hiện Kết luận số 42-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị và để triển khai Đề án 1816 đạt hiệu quả cao, phát huy những kết quả bước đầu đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện và bảo đảm duy trì tính bền vững và hiệu quả của Đề án, trong thời gian tới chúng ta cần tập trung làm tốt các công việc chính sau đây:

1) Tiếp tục phổ biến, quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn ngành về chủ trương triển khai việc thực hiện nghĩa vụ xã hội của cán bộ y tế, cụ thể trong giai đoạn hiện nay là thực hiện Đề án 1816.
 Phổ biến và quán triệt mục tiêu, yêu cầu và nội dung của Đề án nhằm tạo ra sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức y tế.
 Các đơn vị được giao nhiệm vụ cử cán bộ đi luân phiên phải đảm bảo cử đủ số lượng, chất lượng cán bộ và bố trí thời gian công tác của cán bộ đi luân phiên theo đúng quy định.

2) Các BV tuyến Trung ương phối hợp với BV tuyến tỉnh (theo địa bàn phân công):
 - Khẩn trương điều tra về số lượng và năng lực CB, nhu cầu chuyên môn, cơ sở vật chất trang thiết bị y tế của BV tuyến tỉnh.
 - Xây dựng KH cử cán bộ đi luân phiên (trên cơ sở khả năng đáp ứng của đơn vị và định mức được giao), ký HĐ trách nhiệm với BV tuyến tỉnh.
 - Các bên cam kết thực hiện HĐ với phương châm: hoạt động “đi luân phiên hỗ trợ BV tuyến dưới” là trách nhiệm và nghĩa vụ của CBYT; mục tiêu là nâng cao chất lượng KCB, đào tạo CB tại chỗ theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”, nâng cao tay nghề cho CBYT, chống quá tải từ xa cho các BV tuyến trên.

3) Tổ chức triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đánh giá quá trình thực hiện Đề án 1816 để rút ra những bài học kinh nghiệm đồng thời cung cấp bằng chứng khoa học nhằm tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện Đề án 1816.
 
4) Xây dựng cơ chế chính sách để tiến tới luật hóa về nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ y tế đối với xã hội, đồng thời xây dựng chính sách chế độ đối với cán bộ đi luân phiên.

5) Các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động chuyên môn của cán bộ được cử đi luân phiên tại cơ sở; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết theo quy định của Bộ Y tế.
 
6) Cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành y tế, nhất là cán bộ được cử đi luân phiên có trách nhiệm nghiên cứu kỹ nội dung của Đề án và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

7) Bộ Y tế tiếp tục phát động phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Thực hiện tốt tốt Đề án 1816 và Quy tắc ứng xử của cán bộ y tế; Đề nghị các đơn vị, cán bộ công chức, viên chức, tham gia hưởng ứng tích cực phong trào này.
 
Đề án 1816 là chủ trương lớn của ngành y tế. Việc triển khai thực hiện Đề án sẽ được thực hiện trong một thời gian dài. Trong quá trình triển khai sẽ có không ít khó khăn. Vì vậy, các cấp chính quyền và tổ chức đoàn chể chủ động, phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn triển khai thực hiện tốt, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Đề án.
 
vietanh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Y tế - 10 giờ trước

Các vụ việc thân nhân của người bệnh hành hung nhân viên y tế đã làm mất trật tự, an ninh, an toàn bệnh viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám bệnh, chữa bệnh; ảnh hưởng đến tinh thần, sức khoẻ, đe dọa tính mạng, giảm động lực và sự tận tụy của đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế.

Người phụ nữ 42 tuổi mắc ung thư cổ tử cung 'vượt cạn' an toàn, bé trai chào đời khỏe mạnh

Người phụ nữ 42 tuổi mắc ung thư cổ tử cung 'vượt cạn' an toàn, bé trai chào đời khỏe mạnh

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Ở tuần thai thứ 26, sản phụ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung và điều trị theo phác đồ. May mắn, thai nhi phát triển ổn định suốt 10 tuần sau hoá trị.

Trực tiếp Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4

Trực tiếp Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4

Y tế - 1 ngày trước

Đúng 7h ngày 11/5, tại Dinh Độc Lập, TPHCM, Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4. TTƯT.GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế tham dự chương trình.

Sẵn sàng cho Ngày Dinh dưỡng Cộng đồng Việt Nam lần 4

Sẵn sàng cho Ngày Dinh dưỡng Cộng đồng Việt Nam lần 4

Y tế - 2 ngày trước

Mọi công tác chuẩn bị cho 'Ngày Dinh dưỡng Cộng đồng Việt Nam' lần thứ 4 đang được hoàn tất tại Dinh Độc Lập (TPHCM). Người dân tham gia chương trình sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành tư vấn miễn phí và nhận về nhiều phần quà sức khoẻ.

20 đội chơi khuấy động buổi tổng duyệt 'Ngày Dinh dưỡng Cộng đồng Việt Nam' lần 4

20 đội chơi khuấy động buổi tổng duyệt 'Ngày Dinh dưỡng Cộng đồng Việt Nam' lần 4

Y tế - 2 ngày trước

20 tiết mục biểu diễn sôi động như nhảy hiện đại, múa, waacking, body combat… của các đội chơi tham gia "Ngày Dinh dưỡng Cộng đồng Việt Nam" lần thứ 4 đã khuấy động không gian Dinh Độc Lập ngay từ buổi tổng duyệt, mang đến bầu không khí trẻ trung, đầy năng lượng và lan tỏa mạnh mẽ thông điệp sống khỏe, sống lành mạnh.

Hi hữu bé trai 5 tuổi nghịch dây giải rút, tự 'thắt cổ' mình

Hi hữu bé trai 5 tuổi nghịch dây giải rút, tự 'thắt cổ' mình

Y tế - 2 ngày trước

Một bé trai 5 tuổi (ở Thường Tín, Hà Nội) nghịch giải rút quần, tự cuốn “thắt cổ” treo mình trên dây mắc màn, nhập viện trong tình trạng tím tái, lơ mơ.

Chỉ còn 2 ngày sẽ diễn ra 'Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam' Lần 4 tại Dinh Độc Lập, TP. Hồ Chí Minh

Chỉ còn 2 ngày sẽ diễn ra 'Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam' Lần 4 tại Dinh Độc Lập, TP. Hồ Chí Minh

Y tế - 3 ngày trước

Trong cả buổi sáng Chủ nhật (từ 7h00 - 12h00 ngày 11/5) tại Dinh Độc Lập, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, khách tham quan chương trình sẽ được thưởng thức 20 tiết mục đặc sắc của 20 đội chơi, đồng thời được chuyên gia của sự kiện Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam tư vấn miễn phí...

Dinh dưỡng và vận động - ‘chìa khóa’ đơn giản để sống khỏe

Dinh dưỡng và vận động - ‘chìa khóa’ đơn giản để sống khỏe

Y tế - 3 ngày trước

SKĐS -chăm sóc sức khỏe. Khi được kết hợp một cách khoa học và đều đặn, "bộ đôi" này không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn hỗ trợ phòng tránh, cải thiện và kiểm soát nhiều bệnh mạn tính.

Đội nhóm - giải pháp hiệu quả trong tập luyện và thực hành dinh dưỡng

Đội nhóm - giải pháp hiệu quả trong tập luyện và thực hành dinh dưỡng

Y tế - 3 ngày trước

Khi thực hiện lối sống lành mạnh, năng động, kết hợp dinh dưỡng khoa học với vận động hợp lý sẽ tạo nền tảng cho một sức khỏe tốt. Đặc biệt, khi được thực hành cùng đồng đội sẽ biến quá trình này thành niềm vui và động lực mỗi ngày...

Những câu chuyện đặc biệt của thành viên đội chơi 'Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam' Lần 4

Những câu chuyện đặc biệt của thành viên đội chơi 'Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam' Lần 4

Y tế - 3 ngày trước

Chương trình ‘Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam’ Lần 4 có hơn hai trăm thành viên thuộc 20 đội chơi tham gia. Mỗi thành viên đều có những câu chuyện, những chia sẻ về quá trình thay đổi bản thân và mong muốn lan tỏa đến cộng đồng thói quen sống lành mạnh, năng động.

Top