Bảo tàng “ký ức gia đình” đầu tiên
GiadinhNet - Nhiều người thường quen sưu tầm đồ cổ, nhưng riêng ông lại thích sưu tầm những kỷ vật của gia đình. Những kỉ vật ấy không chỉ tái hiện chân dung một nhà khoa học mà qua đó còn phản ánh được chứng tích lịch sử. Đó là “bảo tàng ký ức gia đình” của PGS.TS Nguyễn Văn Huy (nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) về gia đình mình.

Trân trọng quá khứ
Căn phòng nhỏ ở tầng hai được PGS Nguyễn Văn Huy dành riêng để kê tủ trưng bày những kỉ vật của gia đình. Đó là cả một kho tàng kỷ vật về GS Nguyễn Văn Huyên - cụ thân sinh ra ông. Nhiều kỷ vật ở đây không chỉ giới hạn của gia đình mà còn mang tính lịch sử. Cha của PGS Nguyễn Văn Huy là cố GS Nguyễn Văn Huyên (1908 - 1975), nhà sử học, dân tộc học, nhà giáo dục, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam (chức danh tương đương Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày nay).
Khi bước chân vào căn phòng ấy, chúng tôi không chỉ ngạc nhiên mà khâm phục bởi sự tỉ mỉ và trân trọng giá trị quá khứ, giá trị gia đình của PGS Huy. Quả thực, chưa bao giờ chúng tôi được thấy những kỷ vật của một gia đình, của một người nổi tiếng được lưu giữ một cách chuyên nghiệp, tỉ mỉ như thế. Tất cả những kỷ vật được PGS Huy phân loại theo từng nhóm, được để vào từng ngăn riêng trong những chiếc tủ đặt ngay ngắn trong phòng.
PGS Huy cho biết, ông học được từ cha mình phong cách làm việc, tư duy về lưu giữ, sưu tầm và thái độ trân trọng những gì của quá khứ. Kể về cái “duyên” với việc sưu tầm kỷ vật gia đình, PGS Huy nói: “Cha tôi đã sưu tầm và thuê chép lại rất nhiều sách Hán Nôm cổ. Ông trân trọng từng bức tranh dân gian khắc gỗ. Những cặp tài liệu ông lưu lại từ những năm 1929 cho đến lúc qua đời. Từ bản viết tay của ông khi ông là nghiên cứu sinh ở Pháp được nghe giảng về văn minh Trung Hoa - văn minh Trung Đông, những bản thảo viết tay của cuốn sách, bài báo hay tài liệu nghiên cứu để viết công trình nghiên cứu. Còn cả những tài liệu thời kháng chiến chống Pháp… nhưng cha tôi vẫn lưu lại cẩn trọng, tôi rất ấn tượng. Có lẽ vì thế mà trong tôi như có sẵn tình yêu với công việc giữ gìn những gì của quá khứ”.
Ông Huy có thói quen là đi ngủ tối rất sớm và thường thức dậy từ 3-4 giờ sáng. Ông bảo, thời gian buổi sớm là lúc đầu óc tỉnh táo, mẫn tiệp nhất để tranh thủ tìm lại những kỉ vật, sắp xếp lại tư liệu.
Tái hiện chân dung vị bộ trưởng qua những kỷ vật
Vừa nói chuyện với chúng tôi, ông Huy vừa nhanh tay bưng ra một chiếc hộp nhựa, chiếc hộp này ông dùng để lưu trữ những kỷ vật của cố GS Nguyễn Văn Huyên gồm sách, bút tích, bản thảo, các tài liệu... Ở bên ngoài hộp ông ghi quãng thời gian liên quan đến những thứ lưu trữ ở trong, ví dụ như: “Ghi chép của ông Huyên 1929 - 1934”, “Ông Huyên 1946 - 1954”… Mở hộp ra, đọc các tài liệu, xem bút tích... có thể hiểu được phần nào về cuộc đời GS Nguyễn Văn Huyên trong giai đoạn đã ghi chú bên ngoài.
Đó là ghi chép bài nghe giảng của ông Huyên năm 1929 về văn minh Trung Hoa; giấy thông hành do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp cho GS Nguyễn Văn Huyên ngày 23/10/1945; giấy chứng minh do Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh cấp năm 1946, cuốn sổ tay ghi chép của Giáo sư trong dịp cùng phái đoàn của ông Võ Nguyên Giáp dự Hội nghị ở Đà Lạt (4/1946) và phái đoàn của ông Phạm Văn Đồng sang dự Hội nghị Fontenebleau (7/1946)... Còn những tư liệu, hiện vật trong suốt gần 30 năm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục thì vô cùng phong phú: Những bút tích của Hồ Chủ tịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp; các ghi chép khi họp Hội đồng Chính phủ hay kiểm điểm chỉnh huấn giữa các vị bộ trưởng, thứ trưởng, thành viên của Chính phủ kháng chiến; các công văn, giấy tờ đánh máy gắn với nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử nền giáo dục; con dấu bằng chì đúc tên ông dùng thời kỳ ở chiến khu Việt Bắc; thời khóa biểu và bài giảng tại Đại học Pháp lý những năm 1950… Rồi 9 năm kháng chiến chống Pháp gian khổ và những năm tháng chống Mỹ, GS.TS Nguyễn Văn Huyên và gia đình cũng hòa vào cuộc kháng chiến của toàn dân, đời sống gia đình ông cũng được tái hiện lại rất đời thường với sổ chi tiêu, phiếu biên nhận giao dịch… và những đồ dùng sinh hoạt.
Tất cả những gì thuộc về cuộc đời cha mình được ông Huy cất giữ rất cẩn thận, ngăn nắp, theo trình tự thời gian. Và bất cứ chỗ nào trong phòng cũng là những kỷ vật: Một cái ống nhòm, một cái hòm sắt tây giống chiếc va li mà GS Nguyễn Văn Huyên thường dùng khi đi tản cư thời 9 năm kháng chiến ở Việt Bắc. Rồi sách, băng đĩa nhạc kinh điển... Thậm chí, ông đã ghi chép và ghi âm lại tất cả những lời kể tỉ mỉ của mẹ ông về cha, hai người quen nhau như thế nào, cuộc sống trước kia ra sao, những vui buồn, những sự kiện trong cuộc sống... sau khi ông Huyên mất. Tất cả được thể hiện qua tập kỷ vật “Mẹ kể con nghe về cha”.
Ông Huy trầm ngâm: “Mẹ tôi tuy đã mất nhưng tôi vẫn lưu được giọng nói của mẹ và những câu chuyện về cha, cuộc sống của cha mẹ trước kia”. Điều đó càng khiến chúng tôi khâm phục về cách lưu giữ kỷ vật của ông Huy. Liệu rằng có mấy ai nghĩ tới việc lưu giữ kỷ vật của gia đình còn nghĩ ra được cách lưu giọng nói của cha mẹ và câu chuyện cuộc đời các đấng sinh thành như vậy.
Hơn 1.300 hiện vật của gia đình
Tại “bảo tàng”, không chỉ có những kỷ vật của cha mẹ mà còn lưu giữ cả những vật dụng liên quan đến những sự kiện quan trọng của gia đình PGS Huy. Như anh chị em tặng nhau bộ chén, quà cưới của mẹ tặng bạn gái, quà cưới của bạn tặng lại con gái được lưu giữ hơn 40 năm, bức thư bố mẹ gửi con, thư bố gửi mẹ, anh chị em gửi cho nhau (đặc biệt bức thư bố viết cho mẹ tháng 7/1946 được coi như bản tuyên ngôn của gia đình), luận án tiến sĩ của chị em trong gia đình,... cũng được giữ lại cẩn thận. Mỗi kỷ vật tìm được, ông đều ghi lại chi tiết với chú thích cụ thể để người xem có thể biết được phần nào xuất xứ, lai lịch của chúng.
Hiện tại ông Huy đã lưu giữ được hơn 1.300 hiện vật. Ông dự định, sắp tới khi mở rộng nhà sẽ mang ra trưng bày tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên nằm trong khuôn viên ngôi nhà 4 tầng với diện tích khoảng gần 250m2 ở Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội - quê nội của ông.
Ông Huy cho biết: “Bảo tàng có 3 chủ đề trưng bày, giới thiệu về tuổi trẻ của cha mẹ chúng tôi, câu chuyện nghiên cứu khoa học của cha và những hoạt động của ông trong gần 30 năm lãnh đạo ngành giáo dục. Cùng với câu chuyện của cha là về mẹ, về cuộc sống của gia đình chúng tôi trong những năm tháng chiến tranh; những thăng trầm trong cuộc sống, những kỷ niệm của một gia đình nhỏ mà qua đó nói về cả xã hội, đặc biệt là giới trí thức. Ngoài ra cũng sẽ tái tạo lại căn phòng làm việc của cha khi ông là một nhà nghiên cứu Dân tộc học vào những năm 1936-1945. Các câu chuyện trong mỗi chủ đề trưng bày sẽ được kể bằng ảnh tư liệu và các hiện vật gốc để thế hệ sau có cái nhìn thật nhất về một thời điểm lịch sử nhất định…”.
Qua sự lưu giữ, có thể nhận thấy PGS Huy đặc biệt dành sự trân trọng với đấng sinh thành của mình, ngoài ra là trân trọng giá trị gia đình. “Tôi quan niệm mỗi nhà khoa học dù nổi tiếng hay không, có nhiều hay ít công trình... thì vẫn là nhà khoa học. Mỗi người có giá trị riêng, sẽ đóng góp được ít nhiều dù chỉ là hạt cát cho nền khoa học nước nhà. Vì vậy, cần phải lưu giữ như những bằng chứng về lịch sử của đất nước”, ông Huy cho hay.
Phương Thuận

9 cách thúc đẩy IQ vượt trội cho con theo chỉ dẫn của Harvard
Nuôi dạy con - 24 phút trướcGĐXH - Dưới đây là 7 tiêu chuẩn nuôi dạy trẻ phát triển IQ được Đại học Harvard đề xuất.

Cụ bà 80 tuổi khuyên tránh xa 3 điều để tuổi già luôn hạnh phúc, vui vẻ
Gia đình - 1 giờ trướcỞ tuổi 80, bà Tịnh đưa ra 3 nguyên tắc sống giúp tuổi già luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

Cung hoàng đạo là người tình tuyệt vời khi yêu
Gia đình - 3 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này bản thân họ cũng đã toát ra sự hấp dẫn 'chết người' với những hành động lãng mạn và sự thấu hiểu, quan tâm đối phương một cách tinh tế.

Cô gái Bắc Ninh kể màn rước dâu chưa đầy 1 phút và tấm biển 'lạ' trước cổng
Chuyện vợ chồng - 6 giờ trướcLấy chồng là anh hàng xóm ở ngay nhà đối diện, cô gái Bắc Ninh gặp nhiều tình huống thú vị trong ngày cưới, trong đó có màn rước dâu thần tốc.

Hoang mang không biết bố của con mình là ai
Chuyện vợ chồng - 7 giờ trướcGĐXH - Vào thời điểm thụ thai, cô nảy sinh quan hệ với chồng và sếp nên không rõ là con ai.

Lời gan ruột của ông lão 74 tuổi: Có tiền tỷ không sướng bằng người già ở quê
Gia đình - 19 giờ trướcÔng lão 74 tuổi có tiền tiết kiệm vài tỷ nhưng ông lại cảm thấy cuộc sống của mình thật buồn chán, không vui vẻ, thoải mái như những người hàng xóm nghèo ở quê.

Harvard: Trẻ có 5 đặc điểm này 'thắng ngay từ vạch xuất phát'
Nuôi dạy con - 21 giờ trướcGĐXH - Kết quả nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, mặc dù mỗi người có con đường thành công khác nhau, họ đều có chung một số đặc điểm từ khi còn nhỏ.

Đi họp lớp gặp lại bạn cùng bàn cấp 3, người bạn lương thấp nhất nhóm nói một câu khiến chúng tôi hổ thẹn
Gia đình - 23 giờ trướcCuộc trò chuyện với những người bạn cũ đã khiến tôi rơi vào trầm tư, hóa ra, trước giờ tôi đã suy nghĩ quá thiển cận khi nghĩ về sự giàu có.

Lời khuyên của bà lão 80 tuổi: Muốn tuổi già hạnh phúc, hãy tránh xa 4 điều này
Gia đình - 1 ngày trướcBà Vương, 80 tuổi, đang sống độc thân đã nghiệm ra bài học cuộc sống quan trọng. Theo bà, những năm tháng tuổi già, muốn sống hạnh phúc, bạn hãy nhớ 4 quy tắc sau.

Cuối năm 2025, có 5 cung hoàng đạo sẽ xóa sạch nợ nần, đón thêm những khoản tiền bất ngờ
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Từ giờ đến hết năm 2025, những cung hoàng đạo này không chỉ thoát khỏi gánh nặng tiền bạc mà còn được mở ra nhiều cơ hội để thay đổi cuộc đời.

Trên bàn ăn, sự khác biệt của người EQ thấp và EQ cao càng lộ rõ
Gia đìnhGĐXH - Hành vi trên bàn ăn là một trong những biểu hiện tinh tế nhất của tính cách con người. Một người có EQ cao thường khiến người khác cảm thấy thoải mái khi cùng ngồi ăn.