Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bất bình đẳng giới, chức tước hay đòn roi?

Thứ sáu, 08:27 25/04/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Những cuộc họp bàn ở cấp cao thường mới chú ý nhiều đến vấn đề tỷ lệ cán bộ nữ, những vấn đề to lớn. Còn thực chất, bất bình đẳng giới, đôi khi được thể hiện ở những chuyện nhỏ nhặt nhất, ở những đối tượng dễ tổn thương nhất… Một đại biểu đã nói đại ý như vậy trong phiên họp toàn thể thứ 7 của Ủy ban về các vấn đề xã hội (UBCVĐXH) của Quốc hội chiều 24/4.

Bất bình đẳng giới, chức tước hay đòn roi? 1

Đa số phụ nữ thường phải gánh hết các công việc gia đình. Ảnh: CHÍ CƯỜNG

Chức tước

Báo cáo của Chính phủ về thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2013 được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ LĐ,TB&XH nêu trong cuộc họp của UBCVĐXH của Quốc hội chiều 24/4 dài tới 30 trang, chưa kể 17 trang phụ lục. Một loạt những vấn đề nổi cộm, những số liệu, những chương trình hành động của nhiều bộ ngành, những kế hoạch truyền thông và hàng loạt những văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo…

Đa số các ý kiến đề cập đến vấn đề tỷ lệ cán bộ nữ ở các cấp còn thấp. Báo cáo cho thấy, năm 2013, có sự thay đổi lớn cho mục tiêu “tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị”. Cụ thể, lần đầu tiên có 2 nữ Ủy viên Bộ Chính trị (chiếm 12,5%); trong năm 2012-2013 đã có 3 nữ Thứ trưởng và tương đương được bổ nhiệm; có thêm 1 nữ Bí thư Tỉnh ủy (Ninh Bình). Trong ngành Công an, lần đầu tiên có 2 nữ Thiếu tướng; Bộ Quốc phòng cũng vừa bổ nhiệm một nữ Thiếu tướng.

Tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cho rằng: “Một phụ nữ trên vai cõng rất nhiều cơ cấu”. Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) lại lo ngại: “Sắp tới sẽ giảm biên chế 100.000 cán bộ viên chức thì các cơ quan liên quan đã có động thái gì để bảo vệ quyền lợi cán bộ nữ?”.

Riêng ông Phạm Đức Châu (Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị) gây chú ý với quan điểm: “Ở Việt Nam không mất bình đẳng giới về chính trị”. Ông Phạm Đức Châu dẫn những câu chuyện về đời sống phụ nữ nông thôn, ở cấp phường/xã mà thể hiện lo ngại của mình về bất bình đẳng giới. “Họ chỉ quan tâm đến bình đẳng giới như vấn đề đời sống tinh thần, bình đẳng về mặt đối xử. Phụ nữ không muốn coi việc bị chồng đánh đập là bình thường. Ngày nay ở quê, cứ đám cưới đám hỏi là gánh nặng lại trút lên vai phụ nữ, còn đàn ông ăn nhậu suốt đêm”, ông Phạm Đức Châu nói.
 
Bất bình đẳng giới, chức tước hay đòn roi? 2

Ông Phạm Đức Châu, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị.


“Đó là thực tế ở cấp thấp. Còn khi họp ở tỉnh, ở Trung ương thì các đồng chí lại quan tâm đến những con số về chính trị. Còn theo tôi, Việt Nam không mất bình đẳng giới về chính trị. Công tác cán bộ hiện nay có những cái mang tính quy luật xã hội, rất khó thay đổi. Ví dụ như chị em dù có trình độ, kiến thức nhưng có thể vẫn không muốn đi học xa, công tác xa…”, ông Phạm Đức Châu bày tỏ.
 
Đòn roi

Lo lắng của đại biểu Phạm Đức Châu được thể hiện ngay trong báo cáo của Chính phủ. Số liệu cho thấy, năm 2013, toàn quốc có 14.350 vụ bạo lực gia đình, trong đó, số vụ có nạn nhân nữ chiếm tới 11.526 vụ. Tổng số nạn nhân bạo lực gia đình đến cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và các địa chỉ tin cậy trong cộng đồng là 13.712 nạn nhân. Số người gây bạo lực được tư vấn là 14.560 người, chiếm 50%.

“Các chị em ngồi đây thì quá tuyệt vời rồi, nhưng chiếm số lượng rất ít trong xã hội”, ông Phạm Đức Châu nói vui như vậy để bổ sung cho sự quan tâm của mình tới bất bình đẳng giới ở những đối tượng dễ tổn thương như phụ nữ nông thôn, phụ nữ có trình độ học vấn thấp… Và ông đặt câu hỏi: “Những điều đã mang tính quy luật liệu có thay đổi được không? Nhiều cán bộ nữ buộc phải đưa vào cho đủ chỉ tiêu về tỷ lệ nữ, nhưng rất có thể họ chưa đạt tới trình độ hoặc chưa đủ uy tín…”. Theo ông Phạm Đức Châu, đó mới là những vấn đề nhức nhối ở xã hội Việt Nam hiện nay.

Cũng đồng tình với đại biểu Phạm Đức Châu về những phụ nữ dễ tổn thương nói trên, bà Phạm Thị Hải Chuyền – Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp thu để cụ thể hóa về bình đẳng giới cho từng nhóm đối tượng cụ thể. Nhiều đòi hỏi của chị em có khi rất đơn giản nhưng vẫn khó thực hiện”. Bà Phạm Thị Hải Chuyền đánh giá, hiện nay tỷ lệ lãnh đạo nữ thấp, phần đông chị em phụ nữ trí thức đều có ý chí phấn đấu nhưng vẫn có rào cản lớn về gia đình, trách nhiệm làm mẹ…

Bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm UBCVĐXH của Quốc hội thẳng thắn: “Có những vấn đề cảm giác như năm nào cũng nói, chứng tỏ nhiều vấn đề còn tồn tại dai dẳng, khó xử lý. Có khi 10 năm sau tôi về hưu, nếu được mời đến dự các cuộc họp như thế này, có khi vẫn còn những băn khoăn như hôm nay…”.
 

“Mục tiêu về giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị có nguy cơ không đạt kế hoạch chiến lược đề ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chưa giải quyết thấu đáo được vấn đề tuổi nghỉ hưu cho phụ nữ”, trích báo cáo của Chính phủ.
 Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH: “Chính phủ thấy rằng nếu không tăng tuổi nghỉ hưu cho cán bộ nữ thì nguồn nhân lực đưa vào đào tạo, quy hoạch cho cấp cao hơn sẽ khó. Đến thời điểm này, Bộ Chính trị đã yêu cầu tiếp tục nghiên cứu”.

 
Việt nguyễn

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top