Bất ngờ nam sinh 17 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh gút suốt 2 năm mà không hề hay biết
GĐXH - Bệnh gút (gout) thường xuất hiện dấu hiệu đau như: Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy, sưng đỏ, vùng xung quanh khớp ấm lên...
2 năm nay, nam học sinh L.M.H (nam, 17 tuổi, ở Hà Nội) xuất hiện nhiều đợt đau âm ỉ bàn ngón 1 chân trái, đau khi đi lại vận động, tự hết sau 3-5 ngày. Hai ngày trước, cháu H đau khớp bàn ngón 1 chân trái nhiều, sưng nóng, đau liên tục, tăng khi vận động, đôi khi đau về đêm nên đến BVĐK Medlatec để khám.
Điều tra bệnh sử được biết, cháu H không có tiền sử chấn thương, không đau cột sống và các khớp khác, chưa điều trị thuốc.
Về tiền sử bản thân và gia đình, bố mẹ cho biết, cháu H., từng mắc tứ chứng Fallot - bệnh tim bẩm sinh tim thường gặp nhất đã phẫu thuật hơn 15 năm nên có khám chuyên khoa Tim mạch định kỳ, dị ứng thuốc kháng sinh (Ceftriaxone). Phía gia đình có ông ngoại bị bệnh gút.

Ảnh: BVCC
ThS.BSNT Trịnh Thị Nga - Trưởng Chuyên khoa Cơ xương khớp của bệnh viện cho biết: Chẩn đoán sơ bộ theo dõi Gút, bệnh nhân được tư vấn chẩn đoán chuyên sâu về xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
Kết quả đáng lưu ý có xét nghiệm Bilan viêm tăng (BC: 14.42G/L, CRP: 13.47 mg/L), Acid uric máu tăng cao: 543.22 µmol/L, có hình ảnh lắng đọng tinh thể urate dạng đám tại khớp bàn ngón 1 chân trái trên phim chụp cắt lớp vi tính (CT) năng lượng kép. Vì vậy, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đợt cấp Gút mạn.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh gút, cần được khám sớm

Bác sĩ Nga cho biết, cháu H có chế độ ăn uống bình thường, thể trạng thấp bé (do mắc bệnh lý tim bẩm sinh), trẻ tuổi nên khi xuất hiện dấu hiệu bất thường gia đình vẫn chủ quan nghĩ do thay đổi thời tiết gây nên. Tuy nhiên, do cháu H. mắc tim bẩm sinh có tím nên có nguy cơ mắc bệnh gút và tăng acid uric cao hơn, lại thêm yếu tố di truyền là ông ngoại mắc gút. Vì vậy, cháu H., cần được khám, kiểm tra định kỳ 3-6 tháng để kiểm soát bệnh gút là tốt nhất.
Bác sĩ cảnh báo, bệnh gút nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên trầm trọng như u cục tophi, tổn thương khớp, sỏi thận... Đặc biệt, người trẻ mắc gút có thể các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đái tháo thường, bệnh thận mạn tính...
Theo bác sĩ Nga, khi xuất hiện dấu hiệu đau như khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy, sưng đỏ, vùng xung quanh khớp ấm lên... hầu hết các dấu hiệu này thường kéo dài vài giờ trong 1-2 ngày, để phát hiện bệnh kịp thời người dân cần đi khám ngay.

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.