Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bất ngờ nguyên nhân gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất nhiều người Việt bỏ qua

Chủ nhật, 07:00 19/01/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Việc thường xuyên căng thẳng trong thời gian dài cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây là một trong những nguyên nhân nhiều người không lường tới.

Loại rau mùa đông rẻ tiền bán đầy chợ, người Việt nên ăn thường xuyên để phòng bệnh tiểu đường, cao huyết ápLoại rau mùa đông rẻ tiền bán đầy chợ, người Việt nên ăn thường xuyên để phòng bệnh tiểu đường, cao huyết áp

GĐXH - Sau hào có hàm lượng nước và chất xơ cao, giúp tạo cảm giác no lâu, là thực phẩm lý tưởng hỗ trợ giảm cân hiệu quả, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai. Việc tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, trong đó việc thường xuyên căng thẳng trong thời gian dài cũng tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đây là một trong những nguyên nhân nhiều người không lường tới.

Bất ngờ nguyên nhân gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất nhiều người Việt bỏ qua- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Việc căng thẳng thường xuyên rất dễ gây viêm, làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh về tiêu hóa, đau tim, đột quỵ và tiểu đường. Với những người khỏe mạnh, căng thẳng không trực tiếp dẫn đến tiểu đường nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Điều này là do căng thẳng kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến cấu trúc thần kinh nội tiết, ảnh hưởng đến các chức năng chuyển hóa của cơ thể.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học California, San Francisco (Mỹ) phát hiện căng thẳng mức độ cao do sang chấn, áp lực công việc và gia đình sẽ làm tăng gấp 2 lần nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 ở phụ nữ. Các tác giả nghiên cứu cho rằng những căng thẳng tích tụ qua thời gian dài khiến họ không thể duy trì các hoạt động lành mạnh như tập thể dục, ăn uống đúng cách...

Biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào?

Biến chứng bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, cụ thể:

Biến chứng tim mạch: Khi huyết áp của bạn cao, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề khác tăng lên.

Biến chứng thận: Bệnh tiểu đường cũng có biến chứng làm suy giảm chức năng thận, dẫn đến thận mất khả năng lọc chất thải từ máu.

Biến chứng ở mắt: Nhìn mờ thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh tiểu đường biến chứng mắt, nguy cơ cao mắc bệnh lý võng mạc đái tháo đường, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp...

Đột quỵ: Hầu hết các cơn đột quỵ xảy ra do cục máu đông chặn một mạch máu trong não hoặc cổ. Nếu bạn bị rối loạn tiểu đường, khả năng bạn bị đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với những người không mắc.

Biến chứng về da: Những biểu hiện ở da chính là những biểu hiện đầu tiên của người bị rối loạn tiểu đường. May mắn là hầu hết các triệu chứng trên da có thể ngăn ngừa và chữa trị dễ dàng nếu được điều trị sớm.

Biến chứng "bàn chân đái tháo đường": Là hậu quả của tổn thương thần kinh, làm giảm cảm giác ở bàn chân khiến người bệnh không phát hiện được các tổn thương xảy ra. Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Bất ngờ nguyên nhân gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất nhiều người Việt bỏ qua- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Biện pháp giảm căng thẳng cho người bệnh tiểu đường

Vận động và các bài tập thể dục như thiền, yoga hay tập hít thở sâu có khả năng giảm mức cortisol và phục hồi cảm xúc giúp thể cải thiện độ nhạy insulin và điều chỉnh đường huyết.

Ngoài ra, cần ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh để điều chỉnh đường huyết ổn định, cải thiện tình trạng bệnh.

Tập sống chung với bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu người bệnh nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát đường huyết tốt. Theo nghiên cứu, những người bệnh tiểu đường có thói quen sống tốt, theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên, tuổi thọ vẫn được kéo dài và không kém hơn người khỏe mạnh bình thường quá nhiều.

Chính vì vậy, thay vì lo lắng, bạn hãy xây dựng cho mình một thái độ sống lạc quan, tích cực, sẵn sàng đối mặt và sống chung khỏe mạnh với bệnh tiểu đường.

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Nhắc đến ăn kiêng, nhiều người có thể cảm thấy chán nản. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn uống bình thường, đầy đủ các chất dinh dưỡng miễn sao có sự kiểm soát lượng calo đưa vào cơ thể. 

Tập thể dục để giảm căng thẳng

Tập thể dục mang lại cho bạn cảm giác khỏe khoắn và là một trong những phương pháp giảm stress cực hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất giúp bạn giảm huyết áp và duy trì cân nặng lý tưởng. Tùy thuộc vào sở thích hoặc trạng thái cơ thể mà bạn có thể lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp cho người bệnh tiểu đường.

Chia sẻ căng thẳng với người bạn tin tưởng

Niềm vui hay nỗi buồn đều nên được chia sẻ với ai đó. Bạn sẽ cảm thấy tinh thần thư thái hơn khi một người mà bạn tin tưởng biết được những điều bạn đang băn khoăn, lo lắng. Đó có thể là người thân, bạn bè hay có thể là các bác sĩ, chuyên gia điều trị cho bạn.

Bạn có thể tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết, chuyên gia về tâm lý để trao đổi về những vấn đề bệnh nhân đang gặp phải. Bác sĩ chuyên khoa nội tiết người có hiểu biết sâu về đái tháo đường, có thể giúp bệnh nhân điều trị tốt hơn. 

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Top