Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé 13 tuổi ở Quảng Ninh nổi mụn chi chít vì tự uống thuốc long đờm, đây là biến chứng đáng sợ nhiều người không biết

Thứ hai, 12:59 01/04/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Sau khi dùng dùng thuốc long đờm 1 ngày, trẻ xuất hiện mảng đỏ da tăng dần, sau đó bề mặt da có nhiều mụn mủ chi chít ở hai bên da đầu ngực, lưng, chân, tay...

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là tất cả những việc cần làm trước khi đo huyết áp tại nhàThời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là tất cả những việc cần làm trước khi đo huyết áp tại nhà

GĐXH - Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Vừa qua, Trung tâm Y tế Hải Hà (Quảng Ninh) cho biết đã tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhi 13 tuổi bị mụn mủ toàn thân do tự ý dùng thuốc long đờm.

Trước đó, ngày 21/3 bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nổi mụn mủ chi chít toàn thân. Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhi bị viêm long đường hô hấp nên tự đến quầy thuốc mua thuốc không rõ loại (được cho là kháng sinh).

Bé 13 tuổi ở Quảng Ninh nổi mụn chi chít vì tự uống thuốc long đờm, đây là biến chứng đáng sợ nhiều người không biết  - Ảnh 2.

Bé 13 tuổi ở Quảng Ninh nổi mụn chi chít vì tự uống thuốc long đờm, đây là biến chứng đáng sợ nhiều người không biết  - Ảnh 3.

Sau 1 ngày uống thuốc viêm long đường hô hấp trẻ bị mụn mủ toàn thân

Sau dùng thuốc 1 ngày trẻ xuất hiện mảng đỏ da tăng dần, sau đó bề mặt da có nhiều mụn mủ kích thước 2-3mm phân bố đối xứng hai bên ở da đầu ngực, lưng, chân, tay, ngoài ra không sốt. Không ghi nhận khác ở lưỡi, đau khớp cũng như bệnh lý nền khác.

Qua hội chẩn bác sĩ chuyên khoa da liễu người bệnh được chẩn đoán: Hội chứng mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính (AGEP). Được xử trí biện pháp chăm sóc hỗ trợ tại bệnh viện (bao gồm bù dịch và điện giải) corticosteroid toàn thân và tại chỗ, thuốc kháng histamin đường uống, được tư vấn về bệnh, không tái sử dụng các thuốc đã dùng trước đó.

Sau 3 ngày theo dõi, hầu hết mụn mủ, hồ mủ tróc bong nhiều vảy, không nổi thêm mụn mới. Bệnh nhân được xuất viện sau 5 ngày điều trị.

Thuốc long đờm là gì?

Bé 13 tuổi ở Quảng Ninh nổi mụn chi chít vì tự uống thuốc long đờm, đây là biến chứng đáng sợ nhiều người không biết  - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Đờm được niêm mạc đường hô hấp tiết ra với mục đích duy trì độ ẩm và bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Nếu tình trạng viêm đường hô hấp xảy ra sẽ gây tiết ra nhiều đờm hơn, dẫn đến các triệu chứng ho có đờm, ngứa và đau họng

Các thuốc long đờm có tác dụng làm chất nhầy ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn, được sử dụng phổ biến trong các trường hợp ho có đờm.

Các thuốc này làm tăng tiết dịch trên đường hô hấp, làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của các chất tiết. Đồng thời, làm tăng hoạt động của hệ thống lông mao tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh các chất nhầy ra khỏi đường hô hấp. Đó là các hoạt chất guaifenesin, ipecacuanha, muối amoni, muối iod, natri benzoat, terpin hydrate...

Các thuốc này làm thay đổi cấu trúc đờm bằng cách bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết trong đờm (cầu nối disulphur, cầu nối oligosaccharides) tuy nhiên không làm tăng thể tích hay khối lượng đờm, chỉ giảm độ nhớt và độ quách của đờm do đó đờm dễ bị tống ra ngoài khi ho khạc. Đó là các hoạt chất acetylcystein, ambroxol, bromhexin, carbocysteine...

Lạm dụng thuốc long đờm gây ra biến chứng gì?

Bé 13 tuổi ở Quảng Ninh nổi mụn chi chít vì tự uống thuốc long đờm, đây là biến chứng đáng sợ nhiều người không biết  - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Việc tự ý dùng thuốc khi không được thăm khám và tư vấn bởi nhân viên y tế có thể không kiểm soát được các bệnh lý hô hấp. Đây là nguyên nhân gây ra biểu hiện ho có đờm dẫn đến các triệu chứng trên tái đi tái lại nhiều lần.

Các thuốc long đờm còn gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

- Các thuốc loãng đờm: Bên cạnh cơ chế tăng bài tiết dịch tại đường hô hấp, thuốc đồng thời gây tăng tiết dịch vị ở dạ dày do đó gây ra đau dạ dày.

- Các thuốc là muối iot: Khi dùng kéo dài có thể gây gây tích lũy thuốc. Cần thận trọng ở trẻ em và bệnh nhân bướu giáp.

Ngoài ra, các tác dụng phụ khác của các thuốc long đờm có thể gặp gồm: Rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu, phát ban ở da, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, ù tai...

3 lưu ý cần tránh khi sử dụng thuốc long đờm

- Các thuốc long đờm là các thuốc điều trị triệu chứng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, do đó không nên tự ý dùng thuốc, thông thường thời gian dùng thuốc từ 8 – 10 ngày, tránh dùng kéo dài.

- Khi sử dụng các thuốc long đờm, cần phối hợp vỗ rung hoặc hút đờm (nếu cần thiết) để đờm có thể thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

- Người bệnh có tiền sử một số bệnh lý cần thận trọng khi sử dụng thuốc: bệnh hen do thuốc có thể khiến người bênh bị co thắt phế quản, bệnh lý dạ dày do thuốc có thể làm tăng tiết dịch vị dạ dày...

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách nàyNgười phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Thanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quanThanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quan

GĐXH - Nam thanh niên đang chơi cầu lông cùng bạn, đột ngột liệt nửa người, ngay lập tức được đưa vào Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

Phát hiện sỏi chi chít trong thận thanh niên 26 tuổi vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phảiPhát hiện sỏi chi chít trong thận thanh niên 26 tuổi vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - “Hàng trăm viên sỏi chi chít trong thận trái người bệnh”, bác sĩ Nguyễn Trường Hoan, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, chia sẻ về ca mổ lấy sỏi thận của anh T. trước đó.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 11 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 12 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Top