Bé 3 tuổi suýt mất mạng vì đồ chơi trang điểm và lời cảnh báo từ chuyên gia
GiadinhNet - Trang điểm không bao giờ tốt cho trẻ em, cho dù là mỹ phẩm đồ chơi, mỹ phẩm dành dành riêng cho trẻ hay dùng chung với mẹ.
Đấy là lời cảnh báo của các bác sĩ khi sự việc đau lòng xảy ra với một bé gái 3 tuổi người Mỹ. Chỉ 1 ngày sau khi bắt đầu sử dụng hộp trò chơi trang điểm dành cho trẻ em, bé gái 3 tuổi người Mỹ đã phải nhập viện vì các triệu chứng vô cùng nghiêm trọng.

Hình ảnh cô bé Lydia với khuôn mặt nhiều mảng nổi đỏ, phồng rộp, cả vùng miệng và quanh miệng lở loét như bị phỏng nặng được chia sẻ trên mạng khiến nhiều người giật mình.
Được biết, mặc dù được mẹ mua một bộ trò chơi trang điểm đã được chứng nhận an toàn cho trẻ nhỏ và chưa từng được báo cáo là gây phản ứng dị ứng, nhưng chỉ sau 1 ngày dùng món đồ này bé gái đã gặp nguy hiểm và trải qua nhiều ngày trong bệnh viện. Cụ thể: khuôn mặt nhiều mảng nổi đỏ, phồng rộp, vùng miệng và quanh miệng lở loét như bị phỏng nặng khiến bé không thể ăn được.
Hiện bé Lydia may mắn đang dần hồi phục, tuy nhiên bé vẫn phải chăm sóc tại bệnh viện để được các bác sĩ theo dõi.
Cảnh báo nguy hiểm khi cho trẻ dùng hoặc chơi trò chơi trang điểm

Ảnh minh họa
Các chuyên gia cho biết, trang điểm không bao giờ tốt cho trẻ em, cho dù là dùng mỹ phẩm dành cho trẻ, bởi lẽ da trẻ em rất nhạy cảm với các loại hóa mỹ phẩm, mà mỹ phẩm tốt và hoàn toàn "lành" với người này nhưng vẫn có thể gây phản ứng nguy hiểm với người khác. Trên thực tế, rất nhiều ca viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc… đã được ghi nhận.
Cũng theo các chuyên gia, hóa chất độc hại có trong mỹ phẩm, son môi, kể cả son dưỡng kém chất lượng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm da, mẩn ngứa, dị ứng, kích ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ nhiễm độc hóa chất, nhất là nhiễm độc chì từ son môi ngày càng gia tăng. Kim loại này rất độc, đã bị cấm sử dụng, song một số nhà nhà sản xuất vẫn trộn vào son môi để tăng độ bám dính.
Trong khi các nhà sản xuất cho rằng hàm lượng chì trong son rất nhỏ nên không nguy hại, song những người sử dụng son môi thường xuyên sẽ tích lũy độc chất trong một thời gian dài. Vì chì là chất độc thần kinh nguy hiểm, chỉ cần liều lượng rất nhỏ cũng có thể gây ngộ độc, sử dụng lâu dài sẽ gây rối loạn ngôn ngữ, hành vi và trí tuệ. Đặc biệt chì có hại cho trẻ em bởi làn da còn non nớt, trẻ nhỏ lại có thói quen liếm môi thường xuyên càng làm cho hóa chất đi vào cơ thể nhiều hơn.
M.H (th)

Phẫu thuật thành công ca phì đại tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hơi nước, bảo tồn chức năng sinh lý
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng rối loạn tiểu tiện kéo dài, tiểu khó. Đã từng được điều trị bằng nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân được các bác sĩ sử dụng liệu pháp hơi nước chữa trị.

Quan niệm người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng ăn rau họ cải, bác sĩ nói gì?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcNgười mắc bệnh u tuyến giáp thường truyền tai nhau là phải tuyệt đối tránh xa những loại rau thuộc họ cải. Điều này có đúng không?

Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Nhiệt độ tác động phần nào đến việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Vì vậy, cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, tham khảo bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin và chế độ ăn uống hợp lý.

Người phụ nữ 73 tuổi nhập viện trong tình trạng đau đớn, tổn thương da nặng do sai lầm trong điều trị zona thần kinh nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, zona thần kinh là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt những người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca
Y tế - 14 giờ trướcEm bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Bé sinh ra trong bọc dễ bị ngạt nên người xưa cho rằng, nếu sống sót cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, giàu sang.

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?
Sống khỏe - 17 giờ trướcVận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần và học tập hiệu quả hơn.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcKhi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?
Sống khỏe - 1 ngày trướcVitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.