Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé 4 tháng tuổi phải cắt chi do nhiễm não mô cầu, bệnh đang vào mùa phụ huynh cần chú ý

Thứ sáu, 09:30 06/05/2022 | Y tế

Não mô cầu là bệnh không có các biểu hiện đặc trưng và rất khó chuẩn đoán. Bệnh diễn tiến rất nhanh, khả năng trở nặng và tử vong cao. Đây cũng là bệnh có khả năng lây lan và gây tử vong sau COVID-19.

Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, các hoạt động trở lại bình thường, học sinh, sinh viên đi học lại làm tăng tiếp xúc, trong khi thời gian qua việc tiêm chủng vaccine não mô cầu bị gián đoạn. Những đối tượng chưa được tiêm chủng như trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và thanh thiếu niên chưa được tiêm mũi vaccine nhắc lại có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

Theo PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa - Giảng viên Vi sinh và An toàn tiêm chủng, Viện Pasteur TP.HCM, nhiều phụ huynh chưa có ý thức đầy đủ về tiêm chủng cho trẻ thanh thiếu niên, mà chỉ tập trung vào tiêm chủng cho đối tượng trẻ nhỏ. 

Trên thực tế, tỷ lệ thanh thiếu niên chưa được tiêm phòng bệnh do nhiễm não mô cầu còn khá cao. Trong khi đó, đối tượng thanh thiếu niên lại là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất do thường xuyên tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội, vui chơi và học tập.

Mỗi năm cả nước ghi nhận khoảng 50-100 ca viêm não mô cầu. Số ca bệnh không cao nhưng được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu. Theo các khảo sát trước đây cho thấy, cứ 5 thiếu niên được kiểm tra sẽ có 1 trường hợp mang vi khuẩn Neisseria meningitidis (vi khuẩn não mô cầu). Số liệu từ CDC Hoa Kỳ cho thấy mỗi năm trên thế giới có khoảng 1.2 triệu trường hợp được phát hiện bệnh.

Cùng với đó tỷ lệ tử vong của do nhiễm não mô cầu lên tới 50% nếu không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán và điều trị đầy đủ, tỷ lệ tử vong ở bệnh này vẫn ở khoảng 5-15%. Nếu bệnh nhân sống sót vẫn có thể gặp phải những di chứng nặng nề như tổn thương não, điếc, tàn tật...

Bé 4 tháng tuổi đoạn chi do nhiễm não mô cầu, bệnh đang vào mùa phụ huynh cần chú ý - Ảnh 1.

Não mô cầu là bệnh nguy hiểm có khả năng diễn tiến rất nhanh, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24-48 giờ sau khi bệnh khởi phát.

Bé 4 tháng tuổi đoạn chi do nhiễm não mô cầu

Theo TS.BS Nguyễn An Nghĩa - Phó khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa mới tiếp nhận 2 ca bệnh nhiễm não mô cầu. Một ca bệnh 4 tuổi đã tử vong sau 6 tiếng nhập viện.

Một bệnh nhi 4,5 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng sốt cao giờ thứ 12 kể từ khi khởi phát triệu chứng. Vài tiếng sau bé có tình trạng sốc, xuất hiện các nốt tử ban lan rộng trên da. Cùng với đó là suy hô hấp, các bác sĩ đã phải cho bé thở máy, dùng nhiều loại kháng sinh liều cao. Đến ngày thứ 5, bé hết nguy kịch.

Tuy nhiên, sau quá trình điều trị nam bệnh nhi phải đối diện với những di chứng nặng nề và ảnh hưởng tới cuộc sống sau này. Cụ thể bé bị đoạn chi phải tới đầu gối, cùng với nhiều ngón chân trái và một số ngón tay.

Bên cạnh những di chứng đoạn chi thì trẻ bị nhiễm não mô cầu có thể gặp phải các di chứng nặng nề như bại não, liệt, viêm màng não mủ, sốc nhiễm khuẩn, viêm màng ngoài tim, chậm phát triển tâm vận, trẻ bị suy thận cấp, tổn thương gan, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi... Thậm chí trẻ có thể tử vong trong vòng 24-48 giờ

Bệnh vào mùa, phụ huynh cần đặc biệt chú ý

Não mô cầu là bệnh lưu hành hàng năm trên khắp thế giới. Bệnh thường bùng phát vào thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa. Hiện tại miền Nam của Việt Nam đang vào thời gian giao mùa nên đây là thời gian bệnh não mô cầu phát triển, nguy cơ lây nhiễm cao.

TS.BS Nguyễn An Nghĩa cho rằng: "Não mô cầu là bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Khoảng thời gian từ tháng 6 tới tháng 10 là thời gian bệnh não mô cầu phát triển mạnh nhất nên phụ huynh cần đặc biệt lưu ý tới các nhóm trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh cao như trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ thanh thiếu niên từ 10 – 16 tuổi. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lơ là vì đây là bệnh mà tất cả các nhóm tuổi đều có thể mắc phải".

Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh não mô cầu như:

  • Sốt,
  • Đau đầu,
  • Buồn nôn, nôn,
  • Cổ cứng, phát ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước...

Các dấu hiệu này rất dễ gây nhầm lẫn với những bệnh thường gặp khác như cúm vậy nên bệnh rất khó chẩn đoán.

Trong 8 giờ đầu tiên trẻ sẽ xuất hiện tình trạng sốt, tinh thần không ổn định, cáu gắt, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chán ăn, sổ mũi, đau nhức người.

9-15 giờ tiếp theo trẻ sẽ bắt đầu phát ban, xuất huyết, cứng cổ và sợ ánh sáng.

Trong 16-24 giờ trẻ sẽ gặp phải tình trạng hôn mê, mê sảng, co giật, mất ý thức và trẻ có thể tử vong trong giai đoạn này.

Điều đáng chú ý là trẻ càng nhỏ, các dấu hiệu nhận biết bệnh càng khó phát hiện. Bệnh diễn tiến nhanh và để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, phổ biến nhất là viêm màng não, tàn tật, tổn thương não, điếc... Vậy nên, phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới trẻ để phát hiện ra những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất để có hướng xử trí kịp thời, giúp trẻ tránh được những di chứng nặng nề về sau.

Dù đã được tiêm chủng đầy đủ trong 2 năm đầu đời, nhưng sau thời gian từ 4-5 năm kháng thể ngừa bệnh đã giảm đi khoảng 50%. Do đó, việc tiêm các mũi nhắc lại khi trẻ bước sang độ tuổi thanh thiếu niên là vô cùng cần thiết.
TS.BS Nguyễn An Nghĩa.

Bác sĩ Hữu Nghĩa cũng khuyến cáo: "Nhóm thanh thiếu niên, lứa tuổi mang mầm bệnh cao cần được tiêm chủng vaccine phòng bệnh đầy đủ để vừa bảo vệ chính mình, vừa tránh lây nhiễm cho người xung quanh. Việc tiêm nhắc lại các loại vaccine phòng các bệnh mỗi 10 năm 1 lần giúp duy trì kháng thể phòng bệnh".

CDC Hoa Kỳ và Hội Y học Dự phòng Việt Nam đã khuyến cáo tiêm mũi vaccine nhắc này cho trẻ em và thanh thiếu niên giúp tạo ra miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn sự xuất hiện và lây lan dịch bệnh.

Phạm Thương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 4 giờ trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 3 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 tuần trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Top