Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé gái 14 tuổi bị sùi mào gà, bác sĩ nghe kể không khỏi xót xa

Chủ nhật, 08:43 14/05/2023 | Dân số và phát triển

Trẻ mắc sùi mào gà nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh dễ tái phát, thậm chí có thể tiến triển thành ung thư và ảnh hưởng khả năng sinh sản.

Mới đây, ThS.BS Lâm Quang Tùng (chuyên ngành sản phụ khoa, làm việc tại Hà Nội) cho biết, phòng khám bên anh mới tiếp nhận một bé gái 15 tuổi bị sùi mào gà.

Theo chia sẻ, bé gái đến từ TP HCM, đang đi học thì bỏ ngang, nói với bố mẹ sẽ đi làm. Dù gia đình ra sức thuyết phục nhưng em vẫn quyết định đi làm xa nhà từ năm 13 tuổi. 

Bé gái 14 tuổi bị sùi mào gà, bác sĩ nghe kể không khỏi xót xa - Ảnh 1.

ThS.BS Lâm Quang Tùng.

Đến khám, bé gái chia sẻ: "Bình thường, cứ "đến tháng", vùng kín của cháu hay nổi mụn nên cứ nghĩ là bình thường. 2 tháng nay, cháu thấy mọc nhiều hơn, bị ngứa rất khó chịu nên đi khám…".

Sau khi khám, BS kết luận em bị sùi mào gà chứ không phải chỉ là nổi mụn thông thường. Hiện, em chưa thông báo cho gia đình tình hình sức khỏe cũng như những gì mình đã trải qua. 

Là một bác sĩ chuyên sản phụ khoa, BS Tùng không khỏi xót xa. Em còn quá trẻ và có thể em sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy sau này.

Trẻ vị thành niên mắc bệnh sùi mào gà nguy hiểm thế nào?

Theo Webmd, sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp. Bệnh do virus HPV (Human Papillomavirus - hay còn gọi là virus gây u nhú ở người) gây nên. Bệnh lây chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, virus này cũng có thể lây qua một số đường tiếp xúc gián tiếp không qua quan hệ tình dục.

Nói chung, mắc bệnh sùi mào gà nói chung rất nguy hiểm. Nguyên nhân bởi, virus gây sùi mào gà xâm nhập vào cơ thể rất khó để loại bỏ hoàn toàn. Đặc biệt, bệnh rất dễ lây nhiễm, tái phát khi bệnh nhân có quan hệ tình dục không an toàn hoặc sức đề kháng suy giảm. Điều đó đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải sống chung với virus HPV suốt đời. Ngoài ra có thể bị tái phát bệnh sùi mào gà vào bất kỳ thời điểm nào.

Quan hệ tình dục quá sớm, bé gái 14 tuổi bị sùi mào gà, bác sĩ nghe kể không khỏi xót xa - Ảnh 3.

BS Tùng cho biết thêm, khi sùi mào gà lớn, chúng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Với các bạn trẻ, nhất là trẻ vị thành niên hay có thói quen ngại đi khám. Khi để khối sùi lớn và lan rộng ra từng chùm, việc điều trị càng khó khăn hơn. 

Với trẻ mắc sùi mào gà, nếu được điều trị tốt sẽ ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như quan hệ tình dục sau này. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh dễ tái phát, thậm chí có thể tiến triển thành ung thư và ảnh hưởng khả năng sinh sản.

Đó là chưa kể, sùi mào gà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). "Đặc biệt, tình trạng sùi mào gà cũng làm tăng tỷ lệ ung thư cổ tử cung", chuyên gia cảnh báo. Điều này khiến chị em có nguy cơ mất đi thiên chức làm mẹ vĩnh viễn trong tương lai.

Bên cạnh đó, những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai... cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh có thể gây các bệnh mạn tính về thần kinh, tim mạch, vô sinh và tăng nguy cơ nhiễm HIV. 

Chuyên gia cho biết thêm, sùi mào gà nói riêng và bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung nhiều khi không có dấu hiệu rõ ràng. Người mắc, nhất là đối tượng trẻ vị thành niên có thể không biết mình mắc bệnh. Điều này có thể làm lây bệnh cho những người khác. Đây là nguyên nhân làm cho bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà rất dễ lây lan, khó phòng tránh ở lứa tuổi này.

Bệnh lây qua đường tình dục gia tăng ở nhóm người trẻ

Sùi mào gà chỉ là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mặc dù là bệnh thường gặp ở người trưởng thành, nhưng trong một số trường hợp, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ gặp phải.

Trong những năm trở lại đây, xu hướng trẻ em mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục có xu hướng gia tăng.

Chia sẻ trên báo Lao động, Ths.BS Trịnh Minh Trang - Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết, thống kê năm 2022, trong số hơn 3.400 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương vì các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tỉ lệ bệnh nhân là người trẻ từ 15-24 tuổi chiếm khoảng 1/3.

Còn theo thống kê của Bệnh viện Da Liễu TP HCM, năm 2015 bệnh viện này chỉ điều trị cho 28 trẻ bị bệnh lây qua đường tình dục, năm 2018 có 85 trẻ thì chỉ trong 11 tháng của năm 2019 đã lên 146 trẻ. Đây là con số đáng báo động.

Theo chia sẻ của BS Nguyễn Thị Thanh Thơ - Phó trưởng khoa Lâm sàng 3 Bệnh viện Da liễu TP HCM, trên báo Tuổi Trẻ, trẻ em có thể bị bệnh lây qua đường tình dục trong quá trình mang thai, sinh nở, lây truyền trong quá trình chăm sóc của người thân do không vệ sinh kỹ trước khi chăm sóc bé, thậm chí cả bị xâm hại.

Bé gái 14 tuổi bị sùi mào gà, bác sĩ nghe kể không khỏi xót xa - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, ngày nay, trẻ em nhìn chung dậy thì sớm hơn. Hơn nữa, với sự phát triển của mạng xã hội và Internet, trẻ tiếp cận với những video "người lớn" ngày càng dễ dàng. Trong khi đó, các em còn thiếu kiến thức về quan hệ an toàn nên chưa biết cách bảo vệ bản thân, dễ dẫn đến lây nhiễm bệnh lây qua đường tình dục.

Theo nghiên cứu về hành vi sức khỏe học sinh do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện, kết quả công bố tháng 4/2022, tỷ lệ quan hệ tình dục lần đầu trước 14 tuổi tăng gấp hai lần, từ 1,45% năm 2013 lên 3,51% năm 2019.

Khi nhiễm bệnh, các trẻ thường không nhận biết được hoặc muốn giấu gia đình hoặc tự ý đến điều trị tại các cơ sở thiếu uy tín dẫn đến bệnh nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị.

Khuyến cáo phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục

Chuyên gia cho biết, để phòng tránh sùi mào gà nói riêng, bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung, tốt nhất các bạn trẻ không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nếu có hành vi quan hệ tình dục, bắt buộc phải sử dụng bao cao su để phòng tránh bệnh tật. Ngoài ra không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, người làm nghề mại dâm, bạn tình đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bên cạnh đó, với các bạn nữ, cần tránh những hành vi tình dục gây rủi ro cao cho da, niêm mạc. Chủ động tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để được tầm soát, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Trong thời gian điều trị, tốt nhất không nên quan hệ tình dục. 

Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày, chú ý dùng đồ cá nhân như khăn mặt, quần áo lót, bàn chải đánh răng, dao cạo râu... Nói chung, không sử dụng đồ chung với người khác để phòng tránh nhiễm virus HPV nói riêng cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top