Bên khu kinh tế là bản… “ba không”
GiadinhNet - Nằm cách khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn chưa đầy 10 km là một bản “ba không”. Nơi đây, 106 hộ đồng bào Thái với 550 nhân khẩu vẫn phải sống trong cảnh không đường, không điện và 100% thuộc diện hộ nghèo.

Nửa ngày đường mới ra đến xã
Từ trung tâm xã Tân Trường (huyện Tĩnh Gia) vào bản Đồng Lách khoảng 8km nhưng PV Báo GĐ&XH phải mất gần 1 tiếng đồng hồ vật lộn với những khúc đường quanh co, nhiều đoạn dốc cao nguy hiểm mới đến được. Từ trên cao nhìn xuống, bản Đồng Lách nằm lọt thỏm, bao bọc bởi những quả đồi, những rặng núi đá vôi. Không đường, không điện khiến nơi đây trở nên tăm tối, lạc hậu khác hẳn với sự chuyển mình từng ngày của khu kinh tế Nghi Sơn sôi động ngay bên cạnh.
Trên đường vào bản đập vào mắt chúng tôi là những ngôi nhà lụp sụp, tranh tre, vách nứa tạm bợ, những đứa trẻ quần áo lấm lem, mỏng tanh co ro giữa giá rét. Cuộc sống của người dân nơi đây cứ lầm lũi chậm chạp trôi qua từng ngày. Cái nghèo bám riết lấy họ như lời cụ bà Lương Thị Nhân, đang ngồi co ro bên góc nhà: “Đời chúng tôi song hành cùng đói nghèo quen rồi, chỉ mong sao con cháu có cuộc sống đỡ vất vả hơn nhưng xem ra ước mơ ấy vẫn đang còn rất xa vời. Cả 7 miệng ăn trông chờ vào 5 sào ruộng, nhưng hạn hán khiến cho mùa màng liên tục thất bát, 5 sào có vụ chỉ thu hoạch được hơn 1 tạ thóc. Con cái vất vả ngược xuôi làm thuê, cuốc mướn, khi có đồng tiền phải đi bộ xuống trung tâm xã nửa ngày trời mới mua được gạo, các nhu yếu phẩm khác”. Cuộc sống của người dân nơi đây vẫn leo lét những ngọn đèn dầu truyền kiếp từ bao đời nay. Từ nơi họ nhìn xuống, khu kinh tế Nghi Sơn đèn điện sáng trưng, lộng lẫy...
Trưởng bản Vi Văn Luân trầm ngâm bảo: “100% hộ dân ở đây đều thuộc hộ nghèo. Vừa qua chúng tôi cùng cán bộ xã đến vận động mãi mới có 3 hộ mạnh dạn rút khỏi danh sách hộ nghèo. Trước kia, ngoài làm ruộng người dân còn nghề phụ khác là vào rừng đốn củi, đốt than gùi xuống dưới xuôi bán. Hiện công tác bảo vệ rừng đã siết chặt khiến cuộc sống của người dân càng trở nên khó khăn. Mọi giao thương với thế giới bên ngoài thông qua con đường độc đạo bùn đất, vắt vẻo qua các sườn núi. Khi cần mua nhu yếu phẩm phải đi bộ mất nửa ngày đường xuống xã hoặc trông chờ vào các gánh hàng rong từ Nghệ An đưa sang”. Theo ông Luân, cả bản có 20 ha đất nông nghiệp thì chỉ có 15 ha cấy được vụ chiêm, 5ha cấy được vụ mùa vì không chủ động được nguồn nước tưới. Năng suất cũng chỉ đạt gần 1 tạ/1 sào nên cuộc sống người dân bao đời nay vẫn luẩn quẩn trong vòng đói nghèo.
Điện, đường chỉ là… mơ!

Con đường độc đạo nham nhở bùn đất vào Đồng Lách.
Suốt bao đời nay, khi ánh mặt trời lặn phía sau dãy núi là những ngọn đèn dầu nơi đây lại le lói. Đã rất nhiều đoàn khảo sát đến Đồng Lách nhưng đường, cũng như điện vẫn chỉ là mơ ước. Năm 2009, tỉnh Thanh Hóa có chủ trương mở một con đường vào bản, giúp người dân thông thương, phát triển kinh tế. Ngay sau đó, lãnh đạo Nhà máy Xi măng Công Thanh đứng ra xin tỉnh được đầu tư, giúp đỡ bà con. Nhưng rồi phía nhà máy cũng lẳng lặng rút đi để lại con đường nham nhở. Không chỉ khó khăn trong phát triển kinh tế, các vấn đề như y tế, giáo dục ở đây cũng gặp nhiều vất vả. Mỗi khi trong bản có người bị đau ốm, dân bản lại phải hò nhau, cáng đi mấy tiếng mới ra đến trạm y tế xã.
Bí thư chi bộ Đồng Lách, ông Lê Văn Hoạt bức xúc: “Trong rất nhiều cuộc họp, tiếp xúc cử tri, chúng tôi thiết tha khẩn cầu cấp trên kéo điện, mở đường để người dân phát triển kinh tế, thoát nghèo nhưng tất cả đều vô vọng. Cả bản có 150 học sinh các cấp, nhưng chỉ học hết cấp 3 là cao nhất. Năm 2014 có em thi đậu đại học nhưng do gia đình quá khó khăn nên phải bỏ. Học hết cấp 1, các em muốn theo học tiếp phải đi bộ 7km đến trường, trong đó có 3km đường dốc núi cao. Để vượt quãng đường đó, các em phải đi từ lúc 5h sáng, tan trường về đến nhà cũng đã gần 13h. Trời mưa phải nghỉ học”.
Ngoài vấn đề đường đi, điện thắp sáng, tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất nông nghiệp hiện cũng rất trầm trọng. Nhiều nhà dân phải dùng xe trâu ra tận Nhà máy Xi măng Công Thanh xin nước chở về dùng. Trên địa bàn có hai đập chứa nước (đập Đền Bà và đập Khe Luồng) nhưng vào mùa khô, lượng nước không đủ cung cấp cho sản xuất . “Nếu có đường, có điện lưới quốc gia, Đồng Lách chủ động được nguồn nước tưới cho lúa, thúc đẩy phát triển nghề phụ, mở mang tư duy cũng như tiếp cận được các chính sách của Nhà nước… người dân sẽ giảm nghèo, phát triển vươn lên”, ông Nguyễn Ngọc Bê - Bí thư Đảng ủy xã Tân Trường cho biết thêm.
“Cuộc sống của người dân Đồng Lách quả thực rất khó khăn, vất vả. Trước kia huyện có chủ trương di dời toàn bộ các hộ xuống dưới này để thuận tiện cho cuộc sống cũng như sinh hoạt nhưng do tập tục của bà con người Thái nên họ không di dời. Những chính sách an sinh xã hội dành cho các hộ, huyện thực hiện thường xuyên, đầy đủ nhưng cái chính vẫn là chính sách lâu dài tạo cho người dân cái “cần để câu cá”. Cái khó nhất vẫn là nước tưới, chúng tôi đã đắp 2 đập nhưng không tích được nước vì theo khảo sát hệ thấm thấu dưới các đập rất lớn vẫn chưa xử lý được”.
(Ông Lê Thế Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia)
Ngọc Hưng

Vụ dùng xe biển xanh để vận chuyển ma túy: Tử hình 2 cựu cán bộ công an
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Chiều 2/7, TAND TP Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm 12 bị cáo trong đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia liên quan bà trùm Nguyễn Thị Kim Hương (tức Hương "Mẩu").

Nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị 'tố' chạy ẩu, dừng đón trả khách và chèn ép xe khác
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Một đơn vị vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, phản ánh tình trạng xe khách núp bóng xe hợp đồng, hoạt động như xe tuyến cố định gây rối loạn thị trường và tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho an toàn giao thông.

Người phụ nữ tử vong thương tâm sau va chạm với xe bồn
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Một vụ tai nạn vừa xảy ra trên địa bàn xã Đức Thọ (Hà Tĩnh) khiến người phụ nữ tử vong thương tâm.

Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, giải trí Vườn quốc gia Vũ Quang
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Mục tiêu xuyên suốt của đề án là phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị cảnh quan, văn hóa, đồng thời tạo động lực thúc đẩy kinh tế địa phương.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có tuổi trẻ vất vả
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Người có ngày sinh Âm lịch kết thúc ở 4 số này khi còn trẻ nhiều thăng trầm, vất vả nhưng sau này lại có cơ hội phất nhanh, gia đình hạnh phúc.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo con giáp tuổi Tý có những biến đổi đầy bất ngờ
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH – Xem tử vi tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, con giáp tuổi Tý có những biến đổi đầy bất ngờ về sự nghiệp, tài chính.

Công bố hình ảnh làm giả 70 nghìn chai dầu gió của vợ chồng doanh nhân
Pháp luật - 7 giờ trướcChồng nghiên cứu rồi cùng vợ chỉ đạo nhân viên dùng hoá chất pha chế để sản xuất lượng lớn dầu gió ngoại các loại, tuồn bán ra thị trường, thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng.

Chạy theo người lớn qua đường, bé trai bị xe container cán tử vong
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Bé trai trong lúc chạy theo người lớn để băng qua đường đã bất ngờ bị một xe container đang lưu thông đi tới tông trúng. Cú va chạm mạnh khiến nạn nhân bị cuốn vào gầm xe, tử vong tại chỗ.

Đây là cách đơn giản xem hình ảnh quá khứ qua Google Maps gây bão mạng
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Gần đây trên mạng xã hội lan truyền những đoạn video ngắn xem cảnh làng quê, nhà cũ trong quá khứ được nhiều người chia sẻ. Các video đơn giản thu về hàng triệu lượt xem, tạo thành trào lưu (trend) ở nền tảng.

Từ ngày 15/8 tới, người chuyên trách về chuyển đổi số, an ninh mạng nhận tin vui khi được tăng tiền hằng tháng
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định số 179/2025/NĐ-CP, từ ngày 15/8, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng được hưởng mức hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng.

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?
Đời sốngGĐXH - VNeID là công cụ số quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt trong đời sống của người dân. Từ ngày 1/7/2025, người dân cần lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID?