Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh học đường: Phòng tránh cong vẹo cột sống

Thứ hai, 11:15 20/12/2010 | Sống khỏe

GiadinhNet - Lớp học thiếu sáng, bảng kém chất lượng, học thêm nhiều, vệ sinh trường lớp kém đã góp phần làm gia tăng số học sinh bị cong vẹo cột sống trong trường học.

Học sinh bị cong vẹo cột sống do phải học thêm quá nhiều - nguy cơ này ít được cha mẹ lưu tâm nhưng lại được bác sĩ khuyến cáo nhiều do tỷ lệ học sinh đi học thêm có nguy cơ gia tăng cong vẹo cột sống cao hơn nhiều so với nhóm không học thêm. Nghiên cứu tại TP Huế cho thấy, tỷ lệ cong vẹo cột sống của nhóm học sinh (HS) học thêm trên 10 giờ/tuần (49,1%), cao hơn so với nhóm học thêm dưới 10 giờ/tuần (37,5%).
 

Tư thế ngồi học không đúng có thể khiến học sinh bị cong vẹo cột sống. Ảnh minh họa

 
Nguyên nhân khiến trẻ cong vẹo cột sống

Nhiều trường học hiện nay bàn ghế không đạt chuẩn khiến tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống cao gấp 2,6 lần các trường đạt chuẩn. Một số khảo sát cho thấy, ở Hà Nội 100% bàn, ghế không đúng kích thước, hầu hết cao hơn tiêu chuẩn ở cả 3 cấp học. Tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng hầu hết bàn, ghế quá cao, không phù hợp cơ thể học sinh.

Ngoài vấn đề kích thước bàn ghế không phù hợp với tầm vóc học sinh, tư thế ngồi học sai như: Nghiêng, vẹo đầu, xoay vặn người, ngồi lệch một bên, do lao động nặng quá sớm, tư thế bị gò bó như gánh, vác, đội, cõng hoặc bế nách em nhỏ, đeo cặp sách quá nặng, không đều hai bên... cũng là những nguyên nhân khiến trẻ cong vẹo cột sống.

Ngoài ra, trẻ thường thích xem tivi, chơi máy tính... sau giờ học nên không có thời gian vui chơi giải trí, hoạt động cơ bắp thể dục, thể thao, gây căng thẳng thần kinh, quá tải cho hệ cơ xương kéo dài dẫn đến cong vẹo cột sống. Theo nghiên cứu, nhóm học sinh không có thói quen tập thể dục, thể thao có tỷ lệ cong vẹo cột sống cao hơn so với nhóm thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao.
 
Nên khám và điều trị sớm

Phòng chống cong vẹo  cột sống

- Lớp học phải đảm bảo chiếu sáng đầy đủ cả chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo, góc học tập ở nhà phải đảm bảo đủ ánh sáng.
 
- Bàn, ghế, bảng phải hợp với tiêu chuẩn vệ sinh. Xếp chỗ ngồi trong lớp phải hợp lý, tư thế ngồi học ở lớp cũng như ở nhà phải đúng và ngay ngắn.
 
- Đeo cặp hai vai, không được xách cặp ở một bên.
 
- Lao động và tập luyện vừa sức, cân đối.
 
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
Bệnh cong vẹo cột sống không có cấu trúc (cột sống không biến dạng, không xoáy vặn, các đốt sống ở vị trí bình thường), có thể can thiệp hiệu quả. Trong trường hợp cong vẹo cột sống có cấu trúc sẽ ít nhiều gây biến dạng, xoáy vặn, ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan nội tạng. Dạng này cần theo dõi và điều trị kịp thời.

Nguy hiểm nhất là cong vẹo cột sống gây lệch trọng tâm cơ thể khiến học sinh ngồi học không ngay ngắn, cản trở đọc, viết, ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi, phát triển khung chậu. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên cho con kiểm tra 6 tháng/lần, tập vật lý trị liệu, thể dục, chế độ học tập, vui chơi hợp lý để giữ ổn định cột sống.

Nếu phát hiện cong vẹo cột sống sớm, trước khi trẻ đạt đến tuổi phát triển hệ xương đầy đủ thì có thể không phải mổ vẫn điều trị được. Ở mức độ  trung bình có thể nẹp hoặc mặc áo cong vẹo cột sống, kết hợp với tập thể dục thể thao. Nếu nặng hơn mới phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Muốn giảm tỉ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống, trường lớp cần đảm bảo quy định vệ sinh trường học, cải tạo phòng học xuống cấp, đảm bảo vệ sinh chiếu sáng... Chương trình giáo dục thể chất nhà trường cần có các bài tập thể dục phòng chống cong vẹo cột sống. Ngoài ra, hàng năm cần tổ chức khám, phát hiện sớm cong vẹo cột sống ở học sinh để kịp thời điều chỉnh.
Các bậc cha mẹ cần giúp con lập thời gian biểu học tập, vui chơi, nghỉ ngơi phù hợp, tạo thói quen tốt trong sinh hoạt và học tập. Thường xuyên kiểm tra lưng để phát hiện sớm các dấu hiệu cong vẹo cột sống. 

* Các số liệu trong bài không có ý nghĩa thống kê.

BS Trần Bá Thanh
(Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế)
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Sống khỏe - 9 giờ trước

Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Sống khỏe - 12 giờ trước

Chất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Top