Bệnh máu khó đông ở Tân Yên, Bắc Giang: Hoang mang vì tin đồn
GiadinhNet - Chỉ vì bị đỉa cắn, xỉa răng… mà hàng loạt người ở thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã bị chảy máu không ngừng. Người bị bệnh thì hoang mang không biết nguyên nhân, còn dư luận thì đồn thổi cho rằng đó là do ung thư, máu trắng, thậm chí là do ăn thịt chó bị dính bả chuột Trung Quốc…
![]() |
Bác sĩ Nguyễn Thị Mai đang tư vấn cho một trường hợp bị nhiễm bệnh ở Bắc Giang tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Ảnh: PB |
Cả thị trấn lo lắng
Đã nhiều tháng nay, cửa hàng bán quần áo Tuấn Tú của anh Nguyễn Anh Tuấn và chị Nguyễn Thị Phương Liễu ở Phố Mới (thị trấn Cao Thượng) vắng khách đến lạ thường. Nguyên cơ bắt nguồn từ khi vợ chồng anh và cô con gái (6 tuổi) bị nhiễm bệnh chảy máu khó đông. Nhiều lời đồn đoán: Gia đình anh kinh doanh quần áo Trung Quốc nên bị nhiễm độc. Người khác thì tung tin là cả gia đình bị bệnh ung thư, máu trắng và có thể lây nhiễm nên phải tránh xa (?!).
Bà Ninh Thị Hồ, mẹ anh Tuấn cho biết, cả tháng nay vợ chồng anh phải lên Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (HHTM) trên Hà Nội để chăm con nên bà sang đây trông coi cửa hàng. Bà Hồ nói: “Từ khi con trai, con dâu và cháu nội bị căn bệnh đó, nhiều lời đồn ác ý khiến cho gia đình tôi rất buồn”.
Nói về việc phát hiện bệnh, bà Hồ kể: “Khoảng cuối tháng 6, Tuấn đi bắt cá ở ao thì bị đỉa cắn vào mông. Sau đó cũng không để ý gì cả, đến đêm ngủ, thấy máu chảy ướt cả chăn, chiếu, hoảng quá, gia đình cho Tuấn đóng bỉm nhưng ở vết thương máu cứ chảy liên tục nên đưa Tuấn lên Viện HHTM để điều trị”. Sau đó, anh Tuấn được các bác sĩ ở Viện HHTM xác định bị rối loạn đông máu do thiếu các yếu tố đông máu.
Hầu hết các bệnh nhân đều có mối quan hệ ruột thịt
Sau khi anh Tuấn được điều trị thì vợ và con anh cũng làm xét nghiệm nhưng không có biểu hiện gì. Một vài tháng sau thì cả chị Liễu và cháu bé đều bị nhiễm bệnh. Chị Liễu không đông máu sau khi sứt da còn cháu bé thì bị chảy máu chân răng. Bà Hồ cho biết, trong gia đình bà, ngoài gia đình anh Tuấn bị bệnh thì con gái của bà là chị Nguyễn Thị Thùy Trang (chị gái anh Tuấn) cũng có hai con 11 tuổi và 7 tuổi bị nhiễm căn bệnh này.
Là hàng xóm của anh Tuấn, chị Liễu, mấy tháng nay, vợ chồng anh Phạm Văn Hiệp và chị Nguyễn Thị Yến cũng phải bỏ bê công việc để chăm cháu P.T.T.V- 22 tháng tuổi.
Cách đây mấy tháng, anh chị phát hiện cháu V có hiện tượng thâm tím ở khắp trán, các khớp chân, tay, mặt mũi. Ban đầu vợ chồng hoang mang, lo lắng, nhưng sau khi được các bác sĩ ở Viện HHTM giải thích đây là hiện tượng xuất huyết trong do thiếu các yếu tố đông máu thì anh chị đã yên tâm hơn.
Đối diện nhà với gia đình anh Tuấn và anh Hiệp là gia đình anh Bùi Công Đoàn. Vợ chồng anh Đoàn cũng có hai cháu 3 và 5 tuổi bị nhiễm bệnh tương tự. Mặc dù hiện nay các cháu đã được chữa trị kịp thời nhưng anh vẫn phải đưa các con đi khám định kỳ và uống thuốc.
![]() |
Gia đình anh Hiệp, chị Yến rất hoang mang vì những tin đồn thất thiệt sau khi con gái bị bệnh. Ảnh: P.B. |
Ăn thịt chó cũng“dính” bệnh?!
Ngoài những tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến các gia đình bị nhiễm bệnh thì theo thông tin mà chúng tôi tìm hiểu, người dân ở đây còn đồn thổi nếu ăn thịt chó, mặc quần áo hoặc ăn hoa quả Trung Quốc cũng sẽ bị bệnh.
Nhiều người cho rằng, nếu ăn thịt chó bị đánh bả chuột thì sẽ gây bệnh. Tuy nhiên, anh Hiệp hoàn toàn phủ nhận vì “con gái tôi chưa đầy 2 tuổi, ngoài ăn cháo ra thì cháu làm gì biết ăn thịt chó mà quy kết như vậy được? Tôi thấy nhiều thông tin như thế là thiếu chính xác”.
Mặc dù các thông tin đồn thổi đã lan truyền trong dân chúng và có đến 9 bệnh nhân trong thị trấn bị bệnh nhưng khi trả lời phóng viên, ông Dương Đình Đài, Chủ tịch UBND thị trấn Cao Thượng cho biết, chưa hề nghe bất kỳ thông tin nào. “Tôi cũng không biết người dân ở đây bị bệnh như thế”, ông Đài nói.
Đáng chú ý là tất cả các ca nhiễm bệnh đều có một mối quan hệ rất đặc biệt. Các trường hợp bị bệnh là bố mẹ với con; anh em trong gia đình; hoặc hàng xóm gần nhau. Chẳng hạn, gia đình anh Tuấn bị bệnh thì gia đình chị gái của anh Tuấn là Nguyễn Thị Thùy Trang cũng có hai con bị nhiễm. Trong đó, giữa các con của chị Trang và con anh Tuấn lại cùng lứa tuổi và hay ăn uống, chơi cùng nhau. Anh Đoàn và anh Tuấn là bạn bè thân thiết nên thường xuyên ngồi ăn uống. Giữa anh Tuấn và anh Hiệp lại dùng chung một nguồn nước.
Ngày 11/12, trao đổi với PV Báo GĐ&XH, BS Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa Hemophilia, Viện HHTM Trung ương cho biết: “Có thể khẳng định bệnh nhân chảy máu không cầm là do ngộ độc warfarin, còn từ nguồn ô nhiễm nào (thức ăn, nước uống, đất…) thì chưa xác định được, phải chờ thêm xét nghiệm từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Độc tố có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường. Có thể nguy cơ cao nhất là từ nguồn nước uống. Thực tế ở khu vực Tân Yên, Bắc Giang nơi có 9 bệnh nhân, một số gia đình có sử dụng bả chuột. Rất nhiều loại thuốc chuột trên thị trường có thành phần warfarin. Vì thế, không loại trừ khả năng chuột chết do ăn phải bả gây nhiễm độc nguồn nước. Chúng tôi đang chờ tiếp kết quả xét nghiệm mẫu nước, đất do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện”.
Bộ Y tế đã tiến hành lấy mẫu vật xét nghiệm Được biết, hiện nay ở huyện Tân Yên đã có nhiều trường hợp phải nhập Viện HHTM Trung ương vì bị nhiễm bệnh và nhiều nhất là 9 trường hợp ở thị trấn Cao Thượng. Ngoài ra, một số huyện khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng rải rác bệnh nhân. Trước các thông tin đồn thổi và nguyên nhân gây bệnh bất thường này, ngày 11/12, đoàn công tác của Bộ Y tế gồm: Viện HHTM Trung ương; Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai; Cục An toàn vệ sinh thực phẩm... đã về làm việc tại huyện Tân Yên. Đoàn đã tiến hành khảo sát địa hình, lấy các mẫu vật về làm xét nghiệm, làm việc với một cơ quan, đồng thời tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở, đưa ra khuyến cáo về căn bệnh này cho các gia đình bệnh nhân để họ nắm rõ, tránh những tin đồn thất thiệt. |
Phùng Bình

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
Y tế - 1 ngày trướcTheo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tếGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…