Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thức trắng đêm, chỉ mong được giảm đau

Thứ tư, 16:35 11/10/2023 | Bệnh thường gặp

Bệnh nhân ung thư phải chịu đựng nhiều cơn đau mức độ khác nhau trong thời gian mang bệnh. Giảm đau và nâng đỡ tinh thần cho người bệnh là mối quan tâm lớn của các bác sĩ, bên cạnh việc điều trị ung thư.

Người bệnh ung thư thức trắng đêm vì đau

Tại Khoa Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, một phụ nữ 48 tuổi (Bến Tre) bị ung thư trực tràng được điều trị giảm đau bằng morphin .

Người bệnh cho biết đã trải qua một ca phẫu thuật cấp cứu và khoảng 3 năm chữa ung thư. Những cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều hơn khiến chị không thể có giấc ngủ ngon, cơ thể suy kiệt, giảm hơn 10kg.

"Hồi đầu tôi đau quá không ngủ được, thức trắng đêm và cũng quậy bác sĩ cả đêm. Sau này, khi chuyển sang chăm sóc giảm nhẹ, tôi được dùng thuốc morphin, được quan tâm nhẹ nhàng, tôi đỡ đau rất nhiều và thấy dễ chịu hơn”, chị nói.

“Chúng tôi không chỉ giúp kiểm soát đau mà còn nâng đỡ về mặt xã hội, tâm lý, tâm linh cho người bệnh”, bác sĩ Thảo chia sẻ.

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thức trắng đêm, chỉ mong được giảm đau - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hương Thảo thăm khám cho người bệnh đang dùng morphin. Ảnh: GL.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM), đau là một triệu chứng phổ biến ở các bệnh nhân ung thư, nhất là ở giai đoạn cuối. Cơn đau ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bệnh nhân, làm gia tăng mức độ trầm trọng của bệnh và giảm chất lượng sống.

Bác sĩ Vũ cho biết nguyên nhân gây đau thường do khối u trực tiếp gây ra hoặc từ khối di căn. Ung thư có thể dẫn đến suy kiệt, suy dinh dưỡng, làm cho bệnh nhân nhạy cảm với cơn đau. Mỗi người có một ngưỡng đau khác nhau mang tính chủ quan, ngoài ra còn phụ thuộc vào vị trí khối u, mức độ lan rộng...

Để giải quyết cơn đau ở bệnh nhân ung thư, bác sĩ phải giải quyết nguyên nhân, ví dụ điều trị tốt khối u và khối di căn bằng thuốc, phẫu thuật hoặc xạ trị. Để giảm đau, bệnh nhân có thể được dùng thuốc từ giảm đau thông thường cho đến thuốc giảm đau thuộc nhóm opioids như morphin. Việc sử dụng morphin giảm đau được chỉ định và kiểm soát rất chặt chẽ.

Thay đổi để nâng đỡ người bệnh ung thư cuối đời

Liên quan đến thuốc morphin giảm đau cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết cần phải quản lý cẩn trọng. Tuy nhiên, nếu quản lý quá chặt, người bệnh ngoại trú lại khó tiếp cận, nhất là bệnh nhân ở tỉnh xa thành phố lớn.

Theo quy định hiện nay, bác sĩ sẽ khám và kê một đơn thuốc morphin trong 10 ngày cho bệnh nhân ung thư ngoại trú. Ở đơn tiếp theo, người thân được quyền nhận giùm thuốc với điều kiện có giấy xác nhận của địa phương. Không quá 30 ngày, người bệnh phải có mặt để bác sĩ đánh giá tình trạng, mức độ đau, đáp ứng thuốc và kê đơn mới (10 ngày). Quy trình này kéo dài đến cuối đời người bệnh.

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thức trắng đêm, chỉ mong được giảm đau - Ảnh 2.

Một bệnh nhi ung thư mệt mỏi sau khi truyền thuốc. Ảnh: GL.

Bác sĩ Thịnh cho rằng quy định này đã thoáng hơn xưa nhưng vẫn khó khăn với người bệnh ở xa, ví dụ như ở huyện Cần Giờ, TP.HCM. Theo Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cần có chủ trương để nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là tuyến cơ sở của thành phố cùng tham gia mạng lưới chăm sóc giảm nhẹ.

Cụ thể, y tế cơ sở sẽ được đào tạo về chăm sóc giảm nhẹ, bao gồm cả cách quản lý và sử dụng morphin. Khi đó, người bệnh nặng (không chỉ ung thư), người cận tử sẽ được chăm sóc ngay tại xã, phường. Hiện nay, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức... nằm trong số ít cơ sở y tế công lập có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho người bệnh nặng, người cận tử. Thực tế, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Ủng hộ quan điểm của Bệnh viện Ung bướu TP, Sở Y tế TP.HCM cho biết một trong 6 giải pháp của Dự thảo Chiến lược phòng chống ung thư của TP.HCM là "Xây dựng, hoàn thiện mạng lưới chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư trong cộng đồng".

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức, chia sẻ thêm ung thư là bệnh mạn tính kéo dài nên khi tinh thần, tâm lý rất quan trọng với người bệnh. Những liệu pháp tinh thần như đi nhà thờ cầu nguyện, đi chùa để thư thái, nghe nhạc, xem phim, đều có thể giúp nâng đỡ tinh thần người bệnh, giảm lo âu và mệt mỏi.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 23 phút trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Một loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

Top