Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh nhân vào viện rỗng túi, không người thân, bác sĩ vẫn "nài nỉ" được cứu ngay lúc sáng sớm

Thứ ba, 17:22 19/03/2019 | Y tế

GiadinhNet - Khoảng 6h30 phút, trong lúc đi lễ chùa Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) cùng hàng xóm, cụ bà Nguyễn Thị Sinh (70 tuổi, ở Tuyên Quang) bị đột quỵ, nói ngọng, lơ mơ, liệt nửa người trái.

Cụ được đưa đến Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân bị đột quỵ não, cần phải can thiệp ngay. Lúc này, bệnh nhân không có gia đình, người thân mà chỉ có hai người hàng xóm đi cùng.

Từ lúc bệnh nhân có dấu hiệu chuyển đến bệnh viện chỉ khoảng 1 giờ 30 phút. Về nguyên tắc cấp cứu, người bệnh đột quỵ đến bệnh viện trong thời gian "vàng" (4-6 tiếng) có thể cứu sống và hồi phục ổn.


Vào viện khi liệt nửa người trái do đột quỵ, cụ bà ở Tuyên Quang được các bác sĩ can thiệp kịp thời, nay đã bình phục, tay trái đã tự giơ lên cao. Ảnh: Võ Thu

Vào viện khi liệt nửa người trái do đột quỵ, cụ bà ở Tuyên Quang được các bác sĩ can thiệp kịp thời, nay đã bình phục, tay trái đã tự giơ lên cao. Ảnh: Võ Thu

Tuy nhiên, trao đổi qua điện thoại với BS Phạm Thanh Tùng - người tiếp nhận ca cấp cứu, gia đình muốn chuyển bệnh nhân lên Hà Nội. Các bác sĩ đã phải giải thích rất nhiều lần, thậm chí nài nỉ gia đình nên cho bệnh nhân can thiệp ở đây. Có lúc, các bác sĩ đã đặt bút ký giấy chuyển viện, nhưng vẫn tiếp tục đề nghị người nhà suy nghĩ lại.

"Từ Quảng Ninh lên Hà Nội ít nhất phải mất 2h đồng hồ, nếu quá thời gian vàng, can thiệp thế nào thì hiệu quả cũng không cao, thậm chí khó có thể can thiệp được nữa. Bệnh nhân dù được cứu sống nhưng sẽ có thể để lại di chứng nặng nề" - BS Tùng nói.

Cuối cùng, qua nhiều cuộc điện thoại, gia đình cũng đồng ý để bệnh nhân ở lại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.

"Vì vào cấp cứu bất ngờ, bệnh nhân chưa đóng viện phí, không có người nhà ký cam kết trước can thiệp, song các bác sĩ vẫn quyết định không chờ người nhà mà phải cứu bệnh nhân ngay lập tức. Lúc người nhà đến thì cuộc can thiệp đã hoàn tất" - BS Tùng nhớ lại.

Bà cụ được điều trị theo phác đồ dùng thuốc tiêu sợi huyết và nong mạch máu tắc. Thuốc tiêu sợi huyết khối đường tĩnh mạch có tác dụng tối ưu với bệnh nhân nhồi máu cấp tính trước 4 tiếng, còn với can thiệp mạch thì thời gian tối đa là 6 tiếng.

Can thiệp thành công, bệnh nhân đang được theo dõi và hồi phục chức năng, không để lại di chứng. "Bệnh nhân may mắn khi nhập viện và can thiệp trong giai đoạn vàng. Đây là chìa khóa quyết định thành công cho cuộc điều trị. Đến nay, bệnh nhân đã phục hồi, sẽ có thể tự làm những sinh hoạt hàng ngày như cầm viên thuốc uống, đi lại... " - vị bác sĩ trẻ này cho biết.

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca mắc mới đột quỵ, 50% trong số đó tử vong. Nếu may mắn được cứu sống, nhiều bệnh nhân đối diện nguy cơ tàn phế do các biến chứng như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn tâm lý... ​

BS Phạm Thanh Tùng khuyến cáo, khi xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ nhồi máu não như đau đầu, nôn, méo miệng, yếu liệt tay chân, ngôn ngữ bất thường, rối loạn ý thức... cần lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất.

Tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (một bệnh viện của Bộ Y tế đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh), chuyện mổ, cấp cứu khi bệnh nhân chưa đóng viện phí là rất bình thường. BS Trần Viết Tiệp, Giám đốc Bệnh viện cho biết, một ca can thiệp, cấp cứu cho cụ bà đột quỵ trên đây mất khoảng 80 triệu đồng.

Nhiều trường hợp vào viện, bác sĩ biết rõ là khó khăn vẫn quyết "Cứu đã, viện phí tính sau", bởi bệnh nhân dù "vận động" khắp họ hàng, người quen cũng chỉ được 20 triệu, số tiền 60 triệu còn lại "bệnh viện tự lo". Do đó, bệnh viện đã thành lập quỹ nhân ái, hỗ trợ người bệnh để họ yên tâm điều trị, số tiền lên tới hàng tỷ đồng/năm.

Thời gian qua, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí, đã phát triển nhiều kỹ thuật cao, làm chủ được nhiều kỹ thuật mới, đảm bảo khám chữa bệnh cho người dân, giảm tải cho tuyến trên và giúp người bệnh không phải đi lại, tốn kém.

Bệnh viện thường xuyên lấy phiếu đánh giá từ người bệnh, tỷ lệ hài lòng là 92%. Hiện, bệnh viện cũng đang triển khai thí điểm các nền tảng thực hiện bệnh án điện tử theo quy định của Bộ Y tế. Dự kiến đến quý 2/2019 sẽ đưa vào thực hiện.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 12 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Y tế - 1 ngày trước

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Top