Bệnh sốt mò bỗng nhiên quay trở lại
GiadinhNet - Bệnh sốt mò vốn không phải bệnh nguy hiểm song tin đồn có 2 người tại Yên Bái tử vong về căn bệnh “đơn giản” này khiến nhiều người không khỏi hoang mang. Sở Y tế tỉnh Yên Bái cho biết, bệnh sốt mò đã xuất hiện trở lại sau 40 năm vắng bóng tại địa phương nhưng hoàn toàn không có ca nào tử vong vì nó.
Yên Bái khẳng định không có ca tử vong vì sốt mò
Thời gian gần đây, bệnh sốt mò sau nhiều năm vắng bóng đã xuất hiện rải rác tại nhiều nơi trong cả nước. Tỉnh Yên Bái có số bệnh nhân cao nhất, với trên 80 trường hợp mắc trong năm 2014. Tại Nghệ An cũng có một cháu nhỏ biểu hiện nguy kịch vì bệnh sốt mò nhưng được các bác sỹ cứu sống.
Trước thông tin Yên Bái có 2 trường hợp đã tử vong vì sốt mò, ông Nguyễn Văn Tuyến – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh đã phủ nhận. Theo ông Tuyến, từ đầu năm đến nay, Yên Bái phát hiện hơn 80 trường hợp mắc bệnh sốt mò nhưng không có trường hợp nào tử vong.
Yên Bái đã ghi nhận một đợt dịch sốt mò từ khoảng 40 năm trước, đến nay mới lại có một đợt bệnh có nhiều trường hợp mắc. Số các ca xuất hiện nhiều vào giữa mùa hè, sau đó rải rác dần ở các tháng. Hầu hết những người mắc sốt mò trong đợt này là bà con các dân tộc thiểu số ở những huyện vùng núi.
Sau khi các ca bệnh xuất hiện có biểu hiện nhiều bất thường, ngành Y tế Yên Bái đã mời Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương lên tập huấn cho toàn bộ các đơn vị y tế tuyến huyện về bệnh sốt mò. Các đơn vị đã được tập huấn về cách chẩn đoán, điều trị; vận động bà con phòng bệnh, sớm đến cơ sở y tế để điều trị.
Ông Nguyễn Văn Tuyến cho biết thêm, đến nay bệnh sốt mò tại Yên Bái chỉ còn xuất hiện rất ít các ca bệnh. Việc điều trị không gặp khó khăn, bệnh nhân thường sớm được xuất viện.
Cần điều trị sớm để tránh biến chứng
Bệnh sốt mò lưu hành nhiều nhất ở khu vực châu Á và Tây Thái Bình Dương, với các ổ dịch nhỏ rải rác trên các trảng bìa rừng, các rừng mới phá hoặc mới trồng, vùng giáp danh nơi nhiều cây con bụi rậm, các bãi cỏ ven sông suối, trên nương rẫy, những điểm có bóng mát râm và đất ẩm.
Việt Nam nằm trong vùng lưu hành của sốt mò. Bệnh sốt mò xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu về mùa mưa và mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh. Bệnh truyền sang người qua trung gian là ấu trùng mò, mò vừa là vật chủ vừa là véc tơ truyền bệnh. Người bệnh không có khả năng truyền bệnh sang người khác.
Người bị nhiễm bệnh qua vết đốt của ấu trùng mò. Khi bám vào người, ấu trùng mò thường đốt trong 2-3 ngày, đốt xong nó lại trở về mặt đất, trưởng thành và sinh sản ra thế hệ sau.
Sau khi mò đốt, chúng để lại một nốt sần trên da người bệnh. Nốt này có thể tiến triển thành nốt phỏng nước bằng hạt đỗ và vết loét hoại tử có vảy. Từ vết loét, bệnh tấn công hệ bạch huyết, gây viêm hạch tại chỗ, rồi viêm hạch toàn thân, gây sưng, đau hạch, đồng thời đi vào máu, tới cư trú và phát triển trong tế bào nội mạc (lớp lót) của các mạch máu nhỏ ở tất cả các cơ quan như phổi, gan, lách, thận, não, tim, gây tổn thương các cơ quan này.
Người mắc bệnh thường khởi phát đột ngột, sốt cao liên tục từ 38 - 40°C, kéo dài 2-3 tuần hoặc hơn nếu không điều trị; có khi rét run 1-2 ngày đầu, kèm theo sốt thường có nhức đầu nặng, đau mỏi cơ. Nốt loét đặc trưng thường thấy ở vùng da mềm, ẩm, như bộ phận sinh dục, bẹn, nách, cổ… đôi khi ở vị trí bất ngờ trong vành tai, rốn, mi mắt.
Nốt loét do mò đốt thường không đau, đôi khi có thể gây ngứa, người bệnh thường chỉ có một nốt. Nốt phỏng ban đầu phát triển dần thành dịch đục trên nền sẩn đỏ, sau 4 - 5 ngày vỡ ra thành nốt có vẩy nâu nhạt hoặc sẫm. Sau đó vẩy bong để lộ nốt loét đáy nông. Khi hết sốt, nốt loét liền dần. Một số bệnh nhân không có dấu hiệu nốt loét đặc trưng. Một số trường hợp có thể xuất hiện hạch và ban rát sẩn. Nổi hạch tại khu vực nốt loét khi bệnh nhân bắt đầu sốt hoặc sau đó 2 - 3 ngày. Hạch này hơi sưng và đau, là chỉ điểm tìm nốt loét. Cũng có thể người bệnh nổi hạch toàn thân nhưng sưng đau nhẹ hơn.
Sau khi sốt 5 - 8 ngày thường xuất hiện ban rát sẩn mọc khắp người, trừ lòng bàn tay bàn chân. Ban có thể tồn tại vài giờ đến 1 tuần, đôi khi có đốm xuất huyết. Trong tuần sốt đầu, bệnh nhân có thể ho nhiều, viêm phổi thường xuất hiện vào cuối tuần thứ hai. Nếu không được điều trị, sốt có thể kéo dài 2 tuần hoặc hơn rồi dần dần hạ trong vòng vài ngày. Nếu được điều trị sớm, bệnh nhân thường hết sốt sau 36 giờ và có thể hồi phục nhanh chóng. Trường hợp nặng có thể có tổn thương đa tạng: Viêm cơ tim, trụy tim mạch, đông máu nội mạc rải rác, viêm phổi nặng, suy hô hấp...
Việc nhận biết và chẩn đoán sốt mò rất khó khăn vì các triệu chứng ban đầu của bệnh thường không điển hình. Đa số bệnh nhân nhập viện muộn do chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như sốt rét, sốt phát ban, sốt xuất huyết… Chẩn đoán xác định phải dựa vào vết đốt của mò và kháng thể đặc hiệu trong máu.
Các bác sỹ cho biết, mò thường sống ở các bụi rậm nên để phòng chống mò và căn bệnh sốt mò, người dân cần tăng cường vệ sinh sạch sẽ nơi ở, phát quang bụi rậm xung quanh nhà.
Hoàng Phương

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.