Bệnh tật tiềm ẩn trong muối ăn
Muối là gia vị quen thuộc của người Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Hầu như trong tất cả mọi bữa cơm, dù chay hay mặn, đều có sự hiện diện của muối trong thức ăn.
Vai trò của muối đối với sức khỏe
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nếu bị thiếu muối ít, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể.
Thiếu muối nặng thì có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, hôn mê và tử vong. Thiếu muối nặng thường gặp ở những người ra quá nhiều mồ hôi hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý.
Công nhân luyện gang thép, làm đường; nông dân trong thời kỳ đồng áng, vận động viên, bộ đội trong thời gian luyện tập là những người có nhiều nguy cơ thiếu muối nặng... cần bổ sung cả đường và muối bằng cách nước uống. Trẻ nhỏ bị tiêu chảy cần được uống oresol hoặc bù nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch theo chỉ định của thầy thuốc.
Nhu cầu và thói quen ăn mặn
Trung bình mỗi ngày cơ thể chúng ta cần từ 2- 3 lít nước để bổ sung lượng nước bị hụt thông qua các hoạt động. Nếu tính tổng thể, cơ thể người trung bình sẽ chứa từ 7- 8 lít (nước và máu). Khối lượng này đảm bảo cho hệ tuần hoàn, bài tiết hoạt động bình thường đúng chức năng của chúng. Lượng muối bình quân cần thiết cho cơ thể giao động từ 4 - 10g muối NaCl/ ngày, trong đó, thành phần muối có sẵn trong các thức ăn thiên nhiên chiếm khoảng 3%, số còn lại được bổ sung trong quá trình chế biến thực phẩm.
Thói quen ăn mặn hoặc chế biến mặn các loại thức ăn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều (quá lượng nước cho phép), tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp. Cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác và gây "mệt mỏi" cho hệ bài tiết, làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này. Bên cạnh đó là các nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy tim, suy thận, loãng xương...
Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư đường tiêu hóa. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
Ăn nhạt cũng phải đúng cách
Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng 3 - 6g muối. Trong đó, phải tính muối trong nước chấm, nước mắm nêm trong đồ ăn và thực phẩm đã chứa muối sẵn. Chứ không phải sử dụng đồ luộc nhưng lại chấm thật nhiều nước mắm, nước tương... Người tăng huyết áp nên ăn khoảng 2g muối/ngày tùy theo huyết áp đo được và tình trạng tim mạch. Nếu gia đình bạn đã có cha, mẹ, ông, bà bị tăng huyết áp thì tốt nhất cả nhà nên tập thói quen ăn nhạt.
Gọi là "tập", bởi qua kinh nghiệm điều trị của các bác sĩ thì càng tăng huyết áp càng thích ăn mặn. Vì thế giảm dần lượng muối trong mỗi bữa ăn chẳng khác gì "cai nghiện" và luôn phải nhớ mới thiết lập thói quen được.
Nên ăn muối gì?
Muối biển nguyên chất là lựa chọn thông minh bởi còn chứa một hàm lượng magiê, kali, lưu huỳnh, canxi và iode.

Người đàn ông 63 tuổi mắc bệnh tiểu đường suýt mù vĩnh viễn, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông có nguy cơ mù vĩnh viễn do biến chứng bệnh tiểu đường từ dấu hiệu mắt nhìn lờ mờ như có màn sương. Nghĩ rằng do tuổi tác hoặc mỏi mắt nên ông đã không đi khám...

5 loại đồ uống gây hại cho thận
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcThận đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiều loại đồ uống có vẻ vô hại nhưng lại âm thầm phá hủy thận theo thời gian.

Suýt mù vì tự chữa mắt tại nhà, bác sĩ cảnh báo thói quen nhiều người dễ mắc
Y tế - 10 giờ trướcNgười bệnh N.T.T, 49 tuổỉ, đến TTYT huyện Thanh Sơn, Phú Thọ trong tình trạng mắt phải sưng nề, đỏ rát, đau nhức dữ dội và chảy nhiều dịch nhầy trong.

'Xin cảm ơn nghề – đã cho chúng tôi được yêu, được sống, được cống hiến bằng tất cả trái tim'
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - "Chúng tôi không mong ai nhớ tên mình, chỉ mong những người từng được mình chăm sóc sẽ luôn bình an, khỏe mạnh, và khi nhắc đến điều dưỡng, mọi người sẽ dành cho chúng tôi sự trân trọng và yêu thương".

Người bị gan nhiễm mỡ có cần dùng thuốc bổ gan?
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến liên quan đến sự tích tụ mỡ thừa trong tế bào gan, gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Vậy người bị gan nhiễm mỡ có nên bổ sung thuốc bổ gan hay không?

Bé trai 14 tuổi phải cắt cụt tay, suýt mù mắt vì tai nạn khi đang nấu ăn
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa vào viện trong tình trạng bàn tay trái bị dập nát, chảy máu nhiều, mắt phải bị rách giác mạc, tổn thương nghiêm trọng đe dọa thị lực.

Người đàn ông 57 bất ngờ phát hiện bị tắc ruột từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị tắc ruột có biểu hiện đột nhiên đau bụng dữ dội kèm theo nôn ói. Sau thăm khám, các bác sĩ phát hiện có hiện tượng tắc ruột non do viêm dính, tắc nghẽn do bã thức ăn.

Các nguyên nhân gây đau họng và giải pháp hỗ trợ cải thiện
Sống khỏe - 16 giờ trướcĐau họng là một trong những triệu chứng phổ biến, khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày.

14 lợi ích sức khỏe khi uống trà chanh
Sống khỏe - 18 giờ trướcTrà chanh là một thức uống dễ chịu và bổ sung năng lượng. Thêm một tách trà chanh vào thói quen chăm sóc sức khỏe của bạn là một trải nghiệm tuyệt vời và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, ngọt mát giúp làm mát gan, người Việt dùng vào thời điểm này để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Nước dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin, đặc biệt là kali, magiê và vitamin C. Những dưỡng chất này có thể giúp giảm stress oxy hóa, giúp thải độc gan và cải thiện chức năng gan hiệu quả.

Bé 15 tuổi nhập viện vì rối loạn tiền đình từ một sai lầm mà nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau một thời gian thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử (laptop, điện thoại, Ipad), bệnh nhi đã nhập viện vì bệnh tiền đình với dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, nôn ói, đau đầu...