Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm như thế nào?

Thứ hai, 15:00 07/03/2016 | Y tế

GiadinhNet - Chỉ trong 1 tuần, tại Hà Nội đã ghi nhận 2 ca mắc viêm màng não do não mô cầu. Trước đó, một nữ sinh 18 tuổi tại Hải Dương đã tử vong vì mắc bệnh này. Theo các chuyên gia, đây là bệnh nguy hiểm, lây truyền qua nước bọt, dịch tiết đường hô hấp, ho, hắt hơi, tỷ lệ tử vong cao.

BS Phạm Văn Phúc kiểm tra tình trạng bệnh nhân mắc viêm màng não do não mô cầu. Ảnh: V.Thu
BS Phạm Văn Phúc kiểm tra tình trạng bệnh nhân mắc viêm màng não do não mô cầu. Ảnh: V.Thu

Lây dễ, tỷ lệ tử vong cao

Sau 2 ngày bị sốt cao 38,5 độ, đau đầu, chóng mặt, anh Nguyễn Văn Vượng (24 tuổi, xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Nội) mới vào Bệnh viện Bạch Mai khám. Tại đây, anh có biểu hiện hoa mắt, mắt tối sầm, nghi viêm màng não nên được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cấp cứu vào sáng 4/3. Kết quả nuôi cấy dịch não tủy vào chiều 4/3 cho thấy, bệnh nhân bị viêm màng não do não mô cầu.

Anh Vượng là trường hợp thứ hai được phát hiện bị viêm màng não do não mô cầu (thường gọi là viêm màng não mô cầu) tại Hà Nội. Trước đó một ngày, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã xác nhận trường hợp mắc viêm màng não mô cầu đầu tiên là Bùi Thanh Bình (30 tuổi, quê ở xã Vân Canh, huyện Đông Anh, làm việc tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Cũng giống anh Bình, anh Vượng cũng không rõ vì sao mình lại mắc bệnh viêm màng não mô cầu và mắc như thế nào. Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH tại phòng cách ly đặc biệt, anh Vượng cho biết: “Các bác sĩ nói rằng, rất may là tôi vào viện kịp thời, đáp ứng tốt với kháng sinh nên sức khỏe tiến triển tốt. Chỉ cần nằm phòng cách ly theo dõi thêm vài ngày nữa là có thể xuất viện”.

Các chuyên gia về y tế dự phòng cho biết, vào tiết Đông – Xuân, dịch viêm màng não do mô cầu thường gia tăng. Theo số liệu thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ năm 2011 tới nay, cả nước có 610 ca nhiễm bệnh và số người mắc bệnh cao nhất là năm 2011, với 272 ca. Từ năm 2012, số ca nhiễm bệnh viêm não do mô cầu cũng như các ca tử vong do bệnh đã giảm dần.

Theo BS Lê Xuân Hòa, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, viêm màng não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng, diễn tiến rất nhanh. Không như bệnh viêm màng não do virus, bệnh này có thể lấy đi sinh mạng của trẻ nhỏ đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Một nữ sinh lớp 12 tại Hải Dương mới đây tử vong chỉ sau 2 ngày sốt nhẹ, đau đầu. Ở thể tối cấp, tỷ lệ tử vong của bệnh lên đến 60 - 70%; thể viêm màng não mủ 30 - 40% nếu việc điều trị không kịp thời.

Tuy nhiên, viêm màng não mô cầu khó phát hiện, nhất là trong giai đoạn sớm bởi triệu chứng của bệnh giống như những triệu chứng viêm màng não siêu vi thông thường khác. Bệnh viêm màng não mô cầu tỷ lệ tử vong rất cao, những bệnh nhân sống sót để lại di chứng nặng nề do tổn thương não, tổn thương các cơ quan nội tạng như thận, các giác quan như thị giác, thính giác và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tâm sinh lý bệnh nhân.

Đi khám ngay nếu sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng

Về triệu chứng sớm của bệnh viêm màng não mô cầu, BS Lê Xuân Hòa cho biết, có thể nghi ngờ mắc bệnh nếu gặp các triệu chứng như sốt cao 39 - 40oC, buồn nôn, nôn, cáu gắt, ăn không ngon hoặc bỏ ăn, đau đầu, chóng mặt, đau họng, chảy nước mũi. Khi xuất hiện muộn, bệnh có những triệu chứng rõ rệt, đặc hiệu như xuất hiện ban đỏ vùng da mỏng, đầu chi; cứng gáy, đau cổ, co cứng; sợ ánh sáng; mê sảng, lú lẫn; co giật kiểu động kinh; mất ý thức, rối loạn cảm giác. Với những người có biểu hiện bệnh thể viêm màng não, bác sĩ sẽ tiến hành cấy dịch não tủy để chẩn đoán.

Về đường lây nhiễm của bệnh viêm màng não do não mô cầu, BS Lê Xuân Hòa cho biết, bệnh lây truyền qua nước bọt, dịch tiết đường hô hấp, ho, hắt hơi do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Những hoạt động hàng ngày có thể lây truyền bệnh như dùng chung ly, tách uống nước, sống trong khu tập thể, cắm trại, nhà trường, nhà trẻ, sinh hoạt cộng đồng, người hút thuốc lá hay tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá… Các chuyên gia khuyến cáo, những người tiếp xúc rất gần với bệnh nhân, bị bệnh nhân ho văng vi khuẩn vào mặt có nguy cơ cao lây bệnh viêm màng não do não mô cầu và phải uống ngay kháng sinh để dự phòng. BS Lê Xuân Hòa nhấn mạnh: “Tất cả mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất”.

Để tăng cường phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Bệnh do vi khuẩn gây nên, việc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nguồn lây cũng có hiệu quả phòng bệnh. Người dân cũng cần thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Đặc biệt, người dân cần chủ động tiêm vaccine để phòng bệnh. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khuyến cáo: "Người dân cần cảnh giác, thấy sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng nên đến bệnh viện khám để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời".

Chiều 6/3, BS Phạm Văn Phúc (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết: “Sau 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân Vượng đã hết sốt, ổn định sức khỏe, ăn uống bình thường. Người nhà bệnh nhân do đã được bệnh viện cho uống kháng sinh dự phòng nên có thể trực tiếp chăm sóc bệnh nhân tại phòng cách ly đặc biệt. Để xác định được bệnh nhân đã hoàn toàn khỏe mạnh hay chưa, ngày 7/3, các bác sĩ dự định tiến hành chọc dịch não tủy (2 lần) để xác định bệnh nhân có âm tính với vi khuẩn não mô cầu hay không. Đối với bệnh nhân đầu tiên mắc não mô cầu, hiện đã khỏe mạnh, chọc dịch não tủy cho kết quả tốt, dự định ngày 7/3 có thể ra viện”.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng bệnh viêm não mô cầu

Tại Việt Nam, bệnh do não mô cầu gây nên xuất hiện quanh năm, có thể xảy ra dịch vào thời tiết mùa thu, đông và xuân. Trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 ghi nhận các trường hợp mắc bệnh rải rác tại một số tỉnh, thành phố.

Nhằm chủ động trong công tác phòng chống bệnh do não mô cầu gây nên, Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 175/DP-DT đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành phố chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh do não mô cầu và triển khai một số biện pháp sau:

- Tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh do não mô cầu, các ổ dịch mới phát sinh; lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc và các đối tượng nguy cơ để phát hiện sớm người lành mang trùng; điều trị dự phòng và triển khai kịp thời các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lan rộng; chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tổ chức tốt việc chẩn đoán sớm, thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế biến chứng và tử vong, thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch.

- Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh, khi tiếp xúc nơi đông người, gần người bệnh, ở tại ổ dịch thì cần đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng muối sinh lý, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc; khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời; vận động người dân đi tiêm chủng phòng bệnh tại các cơ sở y tế dự phòng.

Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho cơ sở triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

- Điều tra tất cả các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng và tại các cơ sở điều trị báo cáo gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur và Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

P.V

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top