Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn: Những đột phá mới trong công tác khám chữa bệnh
GiadinhNet - Không ngừng trau dồi y đức, chuyên môn, những năm qua, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc triển khai nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Bệnh viện và ngành Y tế Hà Nội.
Là bệnh viện đa khoa hạng I của thành phố Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Những năm qua, bệnh viện đã tập trung cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt thay đổi diện mạo của Khoa Khám bệnh - nơi được xem là bộ mặt của bệnh viện từ cơ sở hạ tầng khang trang sạch đẹp; các quầy đón tiếp, đội ngũ hướng dẫn đến hệ thống lấy số tự động tại các phòng khám… Đặc biệt, Bệnh viện tiếp tục hoàn thiện các kỹ thuật mũi nhọn ở tất cả các chuyên khoa, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, cứu sống nhiều bệnh nhân mắc bệnh nặng, hiểm nghèo.
Bên cạnh đó, bệnh viện thường xuyên giáo dục nâng cao y đức và trách nhiệm phục vụ người bệnh của đội ngũ y, bác sỹ; tiếp tục đẩy mạnh ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'', thực hiện tốt “Quy tắc ứng xử” và thực hiện nghiêm túc 12 điều y đức…
Thành công đáng ghi nhận và để lại ấn tượng nhất đối với các y bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn đó là ca mổ nội soi khớp vai cho một bệnh nhân, lấy ra được khoảng 300 viên sỏi màu trắng giống như những hạt trân châu vào đầu tháng 9/2013.
Người bệnh may mắn được các y bác sĩ bệnh viện Xanh Pôn cứu chữa đó là anh Nguyễn Đông Tới, 37 tuổi, nhà ở Đông Anh (Hà Nội). Theo lời kể, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau vai trái cách đấy 6 năm, đau tăng trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi vận động cánh tay trái. Thời gian trước khi phát hiện bệnh, khớp vai trái như cứng lại, rồi không thể cử động được. Ngoài điều trị bằng các thuốc tây y, anh cũng đã điều trị theo các phương pháp đông y như dùng thuốc, chườm nóng, xoa bóp, bấm huyệt nhưng các triệu chứng vẫn ngày càng nặng thêm.

Toàn bộ số sỏi này từng nằm trong ổ khớp vai trái của bệnh nhân.
Khi thấy khớp vai trái bị cứng hoàn toàn, anh Tới đến Bệnh viện Xanh Pôn khám. Sau khi hội chẩn với tiến sĩ Nguyễn Hạnh Quang (Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình) và chuyên gia chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ kết luận anh Tới bị mắc bệnh U xương sụn màng hoạt dịch, trong ổ khớp vai của anh có rất nhiều sỏi, là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau, giảm vận động, nếu không được phẫu thuật kịp thời thì nguy cơ mất hồi phục khớp này.
Bác sĩ Vương Trung Kiên, Phó khoa Chấn thương chỉnh hình, người trực tiếp thực hiện ca mổ cho biết, phải mất 3 tiếng mới lấy ra hết gần 300 viên sỏi, đường kính trung bình mỗi viên khoảng 10mm, trắng tròn như những hạt trân châu. Bệnh tuy ở giai đoạn muộn nhưng anh Tới đã may mắn được phát hiện và phẫu thuật. Sau mổ bệnh nhân hồi phục vận động khớp vai rất tốt và đã hết dần các triệu chứng đau.

Vào tháng 12/2013, một dấu ấn quan trọng hơn nữa đó là Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn - bệnh viện đầu tiên của Hà Nội đã thực hiện thành công kỹ thuật ghép thận. Bệnh nhân được ghép thận là chị Q.T.H (29 tuổi, ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Người cho thận là mẹ đẻ của bệnh nhân, bà L.T.T (49 tuổi). Kíp phẫu thuật thực hiện gồm 56 y, bác sỹ, do PGS.TS. Nguyễn Công Tô, Phó Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn làm tổng chỉ huy cùng sự hỗ trợ tích cực của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ghép thận đến từ Bệnh viện Quân y 103.
Hơn 2 giờ đồng hồ sau khi hoàn tất khâu ghép, bệnh nhân đã có nước tiểu, cho thấy thận đã hoạt động, là dấu hiệu chứng tỏ ca ghép đã thành công. Người cho thận sức khỏe cũng hoàn toàn khỏe mạnh. Thành công này không chỉ làm niềm vui của bệnh viện mà còn là niềm vui chung của ngành Y tế Thủ đô.
Được biết, sau ca ghép thận đầu tiên, thời gian tới, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn dự kiến sẽ thực hiện mỗi tháng 1 ca ghép thận. Năm 2015, Bệnh viện dự kiến có thể sẽ tiến hành ca ghép gan.
12 điều y đức:
Quy Định về y Đức (Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế) (Ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Lương y phải như từ mẫu". Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khǎn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.
1. Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.
6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.
8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.
9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
MH (Th)

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 6 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 6 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 1 tuần trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 1 tuần trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.