Hà Nội
23°C / 22-25°C

Béo phì lúc trẻ ảnh hưởng đến tuổi thọ của người ung thư vú

Thứ năm, 10:24 24/10/2024 | Dân số và phát triển

SBéo phì tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với cả nguy cơ mắc và cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những phụ nữ béo phì khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú sau 50 tuổi có nguy cơ cao giảm tuổi thọ.

1. Béo phì ảnh hưởng đến khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư vú

Thừa cân là một yếu tố nguy cơ đã được xác định đối với một số loại ung thư và chiếm ít nhất 4% gánh nặng ung thư toàn cầu, trong đó có ung thư vú .

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mối liên hệ giữa trọng lượng cơ thể dư thừa và sự phát triển của ung thư là "phụ thuộc vào liều lượng". Điều đó có nghĩa là một người càng vượt quá BMI hoặc phạm vi cân nặng được khuyến nghị thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến cân nặng của họ càng cao. Nhưng ít người biết rằng, tình trạng thừa cân hoặc béo phì cũng ảnh hưởng đến khả năng sống sót sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.

Để đánh giá mối liên hệ giữa tình trạng thừa cân trong suốt thời kỳ trưởng thành và khả năng sống sót ở phụ nữ sau mãn kinh mắc ung thư vú hoặc ung thư đại trực tràng, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã nghiên cứu một tập hợp dữ liệu rất lớn, từ 5 nghiên cứu nhóm quốc tế, bao gồm gần 600.000 người tham gia từ 11 quốc gia và 3 châu lục.

Nhóm nghiên cứu đã xem xét dữ liệu của khoảng 23.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú hoặc ung thư ruột kết sau 50 tuổi. Mục tiêu của họ là xem xét các phép đo BMI lặp lại để xác định "tình trạng thừa cân suốt đời". Cụ thể, họ đánh giá xem những phụ nữ này có thừa cân trong tổng thời gian dưới 15 năm hay hơn.

Họ phát hiện ra rằng, so với những phụ nữ không thừa cân khi còn trẻ, những phụ nữ thừa cân có thời gian sống sót ngắn hơn 15% sau khi được chẩn đoán mắc ung thư vú. Ví dụ, cứ 10 năm một phụ nữ có BMI bình thường sống sau khi được chẩn đoán mắc ung thư vú sau mãn kinh, những phụ nữ có BMI "thừa cân" hoặc "béo phì" sẽ sống trung bình 8,5 năm.

Nghiên cứu này nhấn mạnh tác động tiêu cực của tình trạng thừa cân và thời gian thừa cân trước tuổi 50 đối với nguy cơ tử vong ở những phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú sau tuổi 50.

Béo phì lúc trẻ ảnh hưởng đến tuổi thọ của người ung thư vú- Ảnh 1.

Béo phì ảnh hưởng đến khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư vú.

2. Mối liên hệ giữa béo phì và nguy cơ ung thư

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư vú (ở phụ nữ đã mãn kinh).

Lượng mỡ cơ thể dư thừa có thể làm tăng nguy cơ ung thư bằng cách ảnh hưởng đến tình trạng: Viêm trong cơ thể; Sự phát triển của tế bào và mạch máu; Khả năng sống lâu hơn bình thường của tế bào; Mức độ của một số hormone nhất định, chẳng hạn như insulin và estrogen , có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào; Các yếu tố khác điều chỉnh sự phát triển của tế bào như yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1); Khả năng lan rộng (di căn) của tế bào ung thư.

Tuy nhiên, mối liên hệ giữa cân nặng cơ thể và ung thư rất phức tạp và vẫn chưa được hiểu đầy đủ và cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định rõ hơn mối liên hệ giữa cân nặng cơ thể và bệnh ung thư.

3. Giảm cân có giúp giảm nguy cơ ung thư không?

Nghiên cứu về cách giảm cân có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư còn hạn chế. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy giảm cân góp phần làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, ví dụ như ung thư vú (sau mãn kinh) và ung thư nội mạc tử cung.

Một số thay đổi của cơ thể xảy ra do giảm cân cho thấy nó thực sự có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Ví dụ, những người thừa cân hoặc béo phì cố gắng giảm cân đã làm giảm mức độ của một số hormone liên quan đến nguy cơ ung thư như insulin, estrogen và androgen.

Mặc dù vẫn còn nhiều điều phải tìm hiểu về mối liên hệ giữa việc giảm cân và nguy cơ ung thư nhưng những người thừa cân hoặc béo phì nên được khuyến khích và hỗ trợ nếu họ cố gắng giảm cân. Bên cạnh khả năng giảm nguy cơ ung thư, việc giảm cân mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường. Chỉ giảm một lượng cân nhỏ cũng có lợi cho sức khỏe và là một khởi đầu tốt.

Béo phì lúc trẻ ảnh hưởng đến tuổi thọ của người ung thư vú- Ảnh 3.

Người bệnh ung thư vú cần được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và vận động để duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Để giúp giảm nguy cơ ung thư, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị mọi người cố gắng đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt cuộc đời. Cách tốt nhất để duy trì cân nặng khỏe mạnh là cân bằng chế độ ăn uống với mức độ hoạt động của cơ thể.

Nếu thừa cân, cách hiệu quả để đạt được cân nặng khỏe mạnh là cần hạn chế lượng calo nạp vào và đốt cháy nhiều calo hơn thông qua hoạt động thể chất.

Đối với những người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ ung thư tái phát sau khi điều trị và có thể làm giảm cơ hội sống sót của nhiều loại ung thư. Do đó, trong và sau khi điều trị ung thư, mọi người nên cố gắng đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh bất cứ khi nào có thể.

Mặc dù tình trạng của mỗi người khác nhau, nhiều người có thể chọn chờ cho đến khi kết thúc quá trình điều trị trước khi thực hiện những thay đổi về lối sống để giảm cân. Những người khác có thể trao đổi với bác sĩ về việc có nên cố gắng giảm một lượng cân vừa phải trong quá trình điều trị với điều kiện việc này được theo dõi chặt chẽ và không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.


Thu Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thiết thực hội thi phụ nữ với công tác Dân số và phát triển ở huyện vùng cao xứ Nghệ

Thiết thực hội thi phụ nữ với công tác Dân số và phát triển ở huyện vùng cao xứ Nghệ

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

GĐXH - Hội thi góp phần nâng cao sự hiểu biết cho hội viên phụ nữ và nhân dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số và phát triển, vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của cuộc sống.

Thanh Hóa nâng cao nhận thức người dân về sàng lọc trước sinh và sơ sinh

Thanh Hóa nâng cao nhận thức người dân về sàng lọc trước sinh và sơ sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Thời gian qua, Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về tầm quan trọng của việc sàng lọc sơ sinh, trước sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Trẻ dậy thì muộn cần tập luyện như thế nào?

Trẻ dậy thì muộn cần tập luyện như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, tập thể dục quá độ ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể dẫn đến nguy cơ dậy thì muộn...

Bệnh viện 354 đỡ đẻ thành công bé sơ sinh nặng gần 6kg cho thai phụ nhiều nguy cơ biến chứng do chờ ‘ngày đẹp’

Bệnh viện 354 đỡ đẻ thành công bé sơ sinh nặng gần 6kg cho thai phụ nhiều nguy cơ biến chứng do chờ ‘ngày đẹp’

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mang thai to hơn 39 tuần trên tử cung có sẹo mổ đẻ cũ, đối mặt với nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng vẫn cố chờ chọn 'ngày đẹp' để mổ đẻ, một sản phụ ở Hà Nội đã may mắn được các bác sĩ Sản khoa ở Bệnh viện Quân y 354 mổ đẻ thành công.

Chửa trứng có nguy hiểm không?

Chửa trứng có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mẹ bầu khi được chẩn đoán xác định mang thai trứng (hay còn gọi là chửa trứng) cần phải được xử trí càng sớm càng tốt để phòng biến chứng nguy hiểm.

Tuổi thọ của con người sắp đạt đến giới hạn

Tuổi thọ của con người sắp đạt đến giới hạn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhà khoa học S. Jay Olshansky đã đưa ra bằng chứng về tốc độ tăng tuổi thọ đang chậm lại thông qua nguồn dữ liệu 30 năm.

Vì sao cần tiêm vaccine sởi trước khi mang thai?

Vì sao cần tiêm vaccine sởi trước khi mang thai?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh sởi là tiêm vaccine phòng ngừa trước khi mang thai 3 tháng để cơ thể tạo miễn dịch chủ động với virus sởi...

Tắc mạch ối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Tắc mạch ối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao, chiếm tỉ lệ 1 - 12/100.000 ca sinh, xảy ra trong khi mang thai hoặc sau khi sinh xong, không thể đoán trước và không thể dự phòng được.

6 yếu tố thường gặp ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo

6 yếu tố thường gặp ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bất kỳ vấn đề sức khỏe âm đạo nào cũng có thể dẫn đến căng thẳng hoặc các trở ngại về mối quan hệ cặp đôi và có tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của phụ nữ.

Nguyên nhân khiến phụ nữ béo phì khó có con

Nguyên nhân khiến phụ nữ béo phì khó có con

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Cùng với một số vấn đề sức khỏe tình dục khác thì tình trạng béo phì ở phụ nữ đang là mối lo ngại lớn dẫn đến vô sinh, hiếm muộn hay thất bại khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Top