Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bi hài tư duy “phải có thằng chống gậy”

Thứ tư, 09:32 23/03/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Những ngày qua, bài viết “Thằng chống gậy hay tính sĩ diện hão của người Việt” của nhà văn Đoàn Bảo Châu trên một tờ báo điện tử đã nhận được rất nhiều phản hồi từ cộng đồng mạng. Nhiều người đồng tình với cái nhìn thẳng thắn của nhà văn về tính sĩ diện hão của một bộ phận người dân khi quyết đẻ cho được con trai. Tuy nhiên, cũng có nhiều người lại “công kích” quan điểm đó và cho rằng “đẻ con trai vẫn hơn”.

Cán bộ dân số huyện Vạn Ninh(Khánh Hòa) truyền thông, vận động người dân biển áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn, không phân biệt con trai - con gái. Ảnh: Dương Ngọc
Cán bộ dân số huyện Vạn Ninh(Khánh Hòa) truyền thông, vận động người dân biển áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn, không phân biệt con trai - con gái. Ảnh: Dương Ngọc

Cứ động đến “giống” là phồng má lên

Quan niệm của nhiều người Việt là phải sinh được con trai để nhờ cậy tuổi già, báo hiếu tổ tông; lúc chết có “thằng chống gậy” đưa ma, thờ cúng ông bà…

Cái quan niệm đó từ bao đời nay khắc sâu trong suy nghĩ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó khiến cho khát vọng phải đẻ cho được con trai cố hữu trong nhiều gia đình, tầng lớp: Từ nông dân đến tri thức, từ người giàu đến người nghèo, từ ông bà già đến chàng trai, cô gái trẻ. Đến độ, chuyện sinh con trai trở thành vấn đề không chỉ của một cá nhân mà trở thành vấn đề của cả một gia tộc, dòng họ. Và gánh nặng đó, cuối cùng lại được đặt lên vai người phụ nữ, khiến nhiều người khổ sở với cụm từ “không biết đẻ” nếu không sinh được đứa con trai, cháu trai mà nhiều người mong ước. Nhiều người phụ nữ đã tự biến mình thành nô lệ cho quan niệm “trọng nam khinh nữ” chạy ngược, chạy xuôi để tìm mẹo, tìm thuốc đẻ cho được con trai. Đến khi họ được làm bà, lại quay quắt bắt con dâu phải đẻ cho được “giống nhà bà” – nhưng khôi hài là không được giống bà mà phải có cái “cần câu”.

Nhà văn Đoàn Bảo Châu cho rằng, “Thằng chống gậy” là tư duy lố bịch trên quan niệm ích kỷ “con gái là con người ta”, tất cả đều xuất phát từ sự tính toán sao cho có lợi với tương lai của mình "về già có chỗ nương tựa". Theo ông, quan niệm “Trẻ cậy cha, già cậy con” là lẽ tất nhiên. “Nhưng khi đặt quá nặng vào sự lo toan tính toán vị kỉ ấy, mọi thứ đẹp đẽ nhất trong cuộc sống đều trở nên tầm thường nhạt nhẽo. Người cha, người mẹ đích thực, những người có tâm hồn mạnh mẽ, có quan niệm sống cởi mở phóng khoáng thường thấy ở phương Tây lại động viên con hãy sải cánh đại bàng mà tung bay thật xa, đừng vương vấn, áy náy gì về bố mẹ. Bố mẹ tự lo được”, nhà văn viết.

Nhiều độc giả đồng tình với quan điểm của nhà văn, cho rằng “Sinh nhiều con trai mà không lo dạy dỗ thì tạo cho đất nước này nhiều thằng đua xe, giật đồ, đánh lộn đánh lạo, nhậu nhẹt bê tha, đánh đập vợ con... chứ được cái gì đâu”. Độc giả N.M. Dung cũng cho rằng, "thằng chống gậy" là tư duy cổ hủ, lạc hậu của những người dân trí thấp. Nếu dân trí cứ thấp như thế này thì xã hội ta còn tụt hậu dài dài”. Tuy nhiên, quan điểm của nhà văn đã nhận được nhiều sự “phản kích” từ phía độc giả. Độc giả nickname Italy “cay cú”: “Tưởng tượng bữa nào cũng một chén rượu ngồi uống một mình , quanh mâm là 4 “gã” đàn bà (tính cả vợ). Căm lắm, rượu không trôi nhà báo ạ. Giai cũng được, gái cũng được, con nào chẳng là con. Nhưng phải có con giai” (!?). Thậm chí, có người còn "ngụy quân tử" theo kiểu “chống gậy hay không chống gậy không quan trọng” nhưng vẫn chốt lại là “cứ có thằng con trai khỏe mạnh, đầu óc bình thường trong cuộc đời này là tốt nhất (?!).

Không phân biệt giới tính nhưng vẫn thích con trai

Trong khi nhiều người dân ưa thích đẻ con trai thì tỉ số giới tính khi sinh (GTKS) của Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, tỉ số GTKS đã tăng từ khoảng 106 bé trai/100 bé gái (năm 2000), lên 110,5 (vào năm 2009) và 112,2 (năm 2014).

Tỉ số GTKS đã tăng lên ở cả thành thị và nông thôn, nhưng tăng mạnh hơn ở khu vực thành thị. Hiện đã có 55/63 tỉnh, thành có tỷ số GTKS trên 108 bé trai/100 bé gái. Đây là con số hết sức báo động.

Điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2013 đã đưa ra đánh giá về sự ưa thích giới tính của con cái cho thấy: Đối với người sinh con gái đầu lòng, tỷ lệ thích có con trai cao hơn thích có con gái là 20%, mặc dầu hầu hết các bà mẹ đều nói họ không phân biệt giới tính con mình. Ở những lần sinh sau, sự ưa thích giới tính dẫn tới sự mất cân bằng giới tính. Trường hợp con đầu là gái, 64% mong muốn con thứ hai là con trai, trong khi chỉ có 35% bà mẹ muốn sinh con gái sau khi có con đầu lòng là trai. Như vậy có thể thấy, tư tưởng thích sinh con trai luôn mạnh hơn là sinh con gái. Điều này thậm chí còn thể hiện rõ hơn ở lần sinh thứ 3 với 43% phụ nữ khao khát có con trai, trong khi chỉ có 14% muốn sinh con gái. Có đến 82% bà mẹ sinh con một bề là gái mong muốn có một con trai.

Hậu quả nghiêm trọng về mặt nhân khẩu học

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), khi mức sinh ở dưới mức thay thế, số trẻ sinh ra trong lần sinh đầu tiên chiếm hơn một nửa tổng số trẻ của tất cả các lần sinh. Vì vậy, đối với một quốc gia như Việt Nam thì việc lựa chọn giới tính cho lần sinh đầu tiên có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt nhân khẩu học.

Theo các ước tính nhân khẩu học, nếu tỉ số GTKS tiếp tục tăng ở tốc độ hiện nay, đến năm 2050, dân số Việt Nam sẽ thừa 12% nam giới ở độ tuổi dưới 50. Điều này sẽ gây ra những hậu quả trầm trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cuộc sống của phụ nữ, nam giới, gia đình và cả cộng đồng. Tình trạng thiếu phụ nữ trẻ sẽ khiến nam giới khó tìm được bạn đời. Sự “khủng hoảng về hôn nhân” này có thể để lại một loạt hậu quả cả về mặt nhân khẩu học và mặt xã hội bao gồm nạn ép buộc kết hôn, buôn bán, bạo hành phụ nữ, trẻ em gái và cả nguy cơ bất ổn xã hội do sự bất mãn về xã hội và tình dục của nam giới. Trong tình hình đó, những nam giới yếu thế - cụ thể là những người nghèo và học vấn thấp sẽ càng có ít cơ hội để xây dựng gia đình. Số người di cư trong nước và ra nước ngoài vì mục đích hôn nhân có thể tăng lên, làm cho xã hội càng mất ổn định hơn.

Việt Nam đã có nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng GTKS. Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi. Nhiều địa phương đã có những giải pháp hỗ trợ những gia đình sinh con một bề là gái. Những giải pháp đó đã giúp tỉ số GTKS giảm, tuy nhiên chưa phải là xu thế bền vững.

Để giảm tình trạng mất cân bằng GTKS, rất cần sự chung tay của toàn xã hội, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự hưởng ứng của mỗi người dân, vì chuyện sinh đẻ không chỉ là câu chuyện của mỗi gia đình mà nó đã trở thành vấn đề liên quan đến sự tồn vong của một dân tộc, sự phát triển bền vững của đất nước.

Đưa chỉ tiêu về tỉ số GTKS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương

Bộ Y tế vừa ra Chỉ thị số 04/CT-BYT, ngày 15/3/2016 về việc tăng cường giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS).

Chỉ thị chỉ rõ, trong thời gian qua, ngành Y tế đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm giảm thiểu tình trạng MCBGTKS và bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tỉ số GTKS vẫn ở mức cao và có xu hướng lan rộng ra các tỉnh, thành phố trên cả nước. Điều này sẽ dẫn đến những hệ lụy ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, bền vững.

Nhằm tăng cường kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỉ số GTKS và tình trạng MCBGTKS, trong Chỉ thị, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu: Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đưa chỉ tiêu về tỉ số GTKS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương; tăng cường đầu tư cho các hoạt động kiểm soát MCBGTKS; chỉ đạo chính quyền các cấp, Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan đẩy mạnh, tăng cường phối hợp thực hiện các giải pháp can thiệp và xây dựng, ban hành các chính sách của địa phương nhằm giảm thiểu tình trạng MCBGTKS.

Đối với Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành cần: Tăng cường tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố các Bộ, ngành bố trí kinh phí, ban hành kế hoạch can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng MCBGTKS tại địa phương; tăng cường phối hợp liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại ấn phẩm, sản phẩm truyền thông có nội dung liên quan đến lựa chọn giới tính; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Chỉ thị cũng yêu cầu hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế (Tổng cục DS-KHHGĐ) trước ngày 10/12.

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top