Bí mật nửa thế kỷ của người y tá lấy thân mình làm giá súng trên đảo Mắt
GiadinhNet - 5h30 sáng một ngày đầu thu, ông choàng tỉnh khi đang nằm trên giường bệnh vì chương trình phát thanh “Biển, đảo Việt Nam” của Đài Tiếng nói Việt Nam về Đảo Mắt anh hùng. Câu chuyện qua lời phát thanh viên, rằng: “Y tá Hồ Sĩ Châu đã lấy thân mình làm giá súng, cùng với đồng đội chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và bắn tan máy bay AD6 của địch” khiến ông bất ngờ. Ông Hồ Sĩ Châu xúc động, nghẹn ngào: “Bà nó ơi, vẫn còn có người nhớ đến tôi này!”.
Làm chân súng cho đồng đội chiến đấu
Y tá Hồ Sĩ Châu, người được nhắc đến trong bài phát thanh trên Đài Tiếng nói Việt Nam năm nay tròn 70 tuổi. Khi chiến trường im tiếng súng, ông về quê thôn Đồng Nại, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An với con trâu cái cày, với cuộc sống thanh bần. Tưởng chừng như quá khứ oanh liệt về ông, về khẩu đội 12 ly 7 năm nào đã khép lại, nếu không có buổi nghe đài tình cờ ấy.
Ký ức lại ào ạt trở về trong ông. Năm 1964, lúc đó vừa 18 tuổi, ông Châu nhập ngũ. Tháng 6/1965, ông làm y tá trên Đảo Mắt (Nghệ An) trong biên chế Đại đội 32 (C32), thuộc Sư đoàn 341, Quân khu 4. Đảo Mắt là đảo tiền tiêu của tỉnh Nghệ An, cách bờ khoảng 30 km. Trận đánh mà Đài Tiếng nói Việt Nam nhắc tới diễn ra khốc liệt. Ông Châu bảo thời điểm đó vào khoảng đầu giờ chiều 17/8/1965. “Máy bay Mỹ ù ù trên trời. Cả đảo ùng ục tiếng bom, đạn, khói lửa mù mịt. Khi đó, tôi đang trực cấp cứu ở trong hầm chỉ huy của trận địa cùng với Trung đội trưởng Hoạc, cách khẩu đội 12 ly 7 có chục bước chân. Tiếng 12 ly 7 điểm xạ dài xen điểm xạ ngắn giòn đanh nhưng rồi bỗng im bặt. Tôi nghe tiếng hét lớn: “Chân súng hỏng rồi. Có ai ở đó không”. Tôi lao ngay ra khẩu đội 12 ly 7 để trợ giúp. Các đồng chí Trương Văn Thủ, Nguyễn Ngọc Linh, Phạm Văn Lưu đang lúng túng vì một chân khẩu 12 ly 7 bị hỏng, súng bị nghiêng một bên. Không chần chừ, tôi một tay bám vào chân súng còn lại, rồi ghé vai nâng khẩu súng lên, lấy lại cân bằng”, ông Châu nhớ lại. Cứ thế, y tá Hồ Sĩ Châu biến mình thành một chân của khẩu 12 ly 7. Một máy bay địch phát hiện được trận địa 12 ly 7 nhào xuống tấn công. Chiếc AD6 ăn gọn loạt đạn 12 ly 7 bốc cháy dữ dội, lảo đảo rồi rơi xuống biển. Một tiếng nổ lớn làm đất đá trùm lên trận địa 12 ly 7. Rồi, tiếng máy bay rít, tiếng bom giật, tiếng rốc két nã… người chiến sỹ quân y không còn nghe thấy gì nữa...
Bí mật giữ suốt 50 năm
Những ngày đầu năm mới 2015 này, sức khỏe ông Châu yếu đi rõ rệt. Trước đó, năm 2012 căn bệnh tắc nghẽn động mạch và di chứng chất độc da cam tưởng chừng như đã cướp đi sự sống của ông. Sau một thời gian dài điều trị ở Hà Nội, ông được về nhà, tuy đỡ hơn nhưng bác sỹ không cho phép ông nói chuyện liên tục quá 1 giờ đồng hồ. Dáng người mảnh khảnh, mái đầu bạc trắng, khuôn mặt hiền từ, dù vừa nói vừa thở dốc song giọng ông vẫn lạc quan yêu đời và hóm hỉnh. “Chiến trường bom rơi đạn lạc, còn sống trở về mình đã thấy may mắn hơn đồng đội nhiều rồi, không mong gì nữa. Bệnh tật thế này không biết sống chết thế nào. Mình yếu lắm, thở không được, nhưng việc nghe lại trận chiến đấu ở Đảo Mắt là thang thuốc bổ quý giá nhất”, ông Châu hồ hởi.
Tuy bắn rơi chiếc máy bay AD6 của Mỹ nhưng hôm đó cả khẩu đội ông bị trúng rốc két. Tất cả đều bị thương. Ông Châu bị thương ở đầu, ở tay, ở mông, bị gãy xương sườn do sức ép… Vậy nhưng, sau ngày rời Đảo Mắt, ông Châu rất ít khi kể lại chuyện bắn rơi máy bay AD6 của Mỹ nên chẳng ai hay biết. Ngay cả chương trình của đài phát thanh cũng cho rằng, y tá Hồ Sĩ Châu đã hy sinh khi nói: “Y tá Hồ Sĩ Châu đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng”.
Người cựu binh già này đã kinh qua nhiều chiến trường ác liệt, nhưng vốn tính vô tư, trầm lặng, ít nói về bản thân nên không quan tâm đến công trạng. Ông Châu kể, sau ngày rời Đảo Mắt, nghe nói chỉ huy đơn vị đã họp, nêu công trạng và quyết định đề nghị cấp trên tặng thưởng Huân chương Chiến công Hạng Ba cho ông. “Khẩu đội 12 ly 7 cũng được đề nghị tặng thưởng Huân chương Chiến công, không biết là hạng mấy, vì chỉ nghe nói lại”, ông Châu kể. Nhưng rồi, Huân chương không thấy và cũng chẳng có ai nhắc lại chuyện này nữa (?!).
Tấm bia huyền thoại ở Đảo Mắt
Anh Hồ Sĩ Đào, con trai ông Hồ Sĩ Châu kể: “Bố tôi không bao giờ kể chuyện bắn máy bay Đảo Mắt. Những chuyện chiến đấu cũng không mấy khi ông kể. Tình cờ nghe tin ngoài đảo còn tấm bia ghi danh ông. Sức khỏe không cho phép ông quay lại chiến trường xưa. Riêng tôi, muốn biết bố mình ngày xưa đã chiến đấu như thế nào? Có đúng hay không? Tôi quyết định ra Đảo Mắt”, anh Đào nói.
Đặt chân lên đỉnh Đảo Mắt, anh Đào nhận ra tấm bia. Một mặt ghi chiến công của khẩu đội Đinh Bá Thông trong trận quyết chiến đầu tiên của đảo (ngày 31/3/1965) với máy bay Mỹ và đã bắn hạ một chiếc. Mặt còn lại của tấm bia ghi chiến công của trận đánh ngày 17/8/1965 của khẩu đội Trương Văn Thủ: “Trận 17/8/1965, toàn khẩu đội Trương Văn Thủ, Nguyễn Ngọc Linh, Phạm V. Lưu, y tá Hồ Sĩ Châu, tên lửa địch bắn vào trận địa, người bị thương, chân súng bị gãy, Hồ Sĩ Châu lấy thân mình làm giá súng. Khẩu đội tiếp tục chiến đấu đến phút cuối cùng bắn tan xác một máy bay AD6 của đế quốc Mỹ, lập thành tích kỷ niệm ngày 19/8”.
Xúc động vì những dòng chữ trên tấm bia đó, anh Đào càng ngạc nhiên hơn về bố mình: “Bố tôi nhập ngũ lúc 18 tuổi, mãi đến 32 tuổi (năm 1978) mới trở về. Tất nhiên ông có nhiều lần về thăm nhà, nhưng cũng có quãng thời gian mấy năm bặt tin. Cả nhà tưởng ông đã hy sinh. Lúc trở về, hành lý chỉ có 2 bộ quân phục, giấy tờ mất cả. Bao nhiêu năm ông chỉ nhận lương hưu ít ỏi, bệnh tật hành hạ mà không thấy ông than một lời”.
Trước chuyến đi ra Đảo Mắt của anh Đào, ông Châu chỉ nhắn nhủ con trai một điều: “Nếu có manh mối gì thì tìm cách liên lạc, kết nối các đồng đội năm xưa của bố”. Đó cũng là điều mà anh Đào băn khoăn đến tận bây giờ khi cụ đã ở giai đoạn “gần đất xa trời”. Anh đã đi nhiều nơi, hỏi nhiều chỗ nhưng vẫn chưa tìm được tin tức về những người còn lại ở trong khẩu đội là Trương Văn Thủ, Nguyễn Ngọc Linh, Phạm V. Lưu… Đơn vị trên Đảo Mắt hiện nay không biết thông tin về họ.
Với anh Đào, đó là bí mật suốt 50 năm bố mình không kể. Với ông Châu, ông biết quá khứ của mình và đồng đội đã được ghi nhận. Ông bảo: “Rứa là đủ. Cần chi nựa!”.
Quân và dân Đảo Mắt đã đánh 297 trận với máy bay Mỹ, 64 trận đánh tàu chiến Mỹ. Đảo đã phải hứng chịu một lượng khổng lồ bom, đạn, tên lửa hủy diệt. Nhưng nhờ sự mưu trí, dũng cảm nên quân, dân trên đảo đã bắn rơi 15 chiếc máy bay Mỹ, bắn bị thương 8 chiếc khác, bắn cháy 10 khu trục hạm, 2 tuần dương hạm, 1 tàu biệt kích.
Nguyễn Quang Thành
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 4 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.