Bí mật về đôi rồng 'uốn lượn' ở hồ Tây 2 lần đón năm Thìn mà ít ai biết?
GĐXH - Đôi rồng khổng lồ được ghi vào kỷ lục Guinness Việt Nam với chiều dài 35 mét, cao 8,2 mét "uốn lượn" trên hồ Tây được tạo thành từ những đồ gốm đặc biệt, hoa văn sắc sảo.

Theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2012, đôi rồng gốm sứ thời Lý trưng bày tại công Bách Thảo nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội chính thức được di dời đến lắp đặt tại Hồ Tây. Vào năm 2012, cũng là năm đầu tiên cặp rồng uốn lượn trong dịp Tết Nguyên đán Canh Thìn (năm 2012).

Đến nay đã 12 năm và là lần thứ 2, cặp rồng song hành cùng năm Thìn (biểu tượng con giáp của chính linh vật này). Sự xuất hiện của cặp rồng "uốn lượn" trên hồ Tây càng tô thêm sự sắc nét và tô lên vẻ đẹp của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Theo tìm hiểu, đôi rồng thời Lý được làm bằng gốm sứ này có chiều dài 35m, cao hơn 8m. Đôi rồng này được ghi trong kỷ lục Guinness Việt Nam.

Trước đây, hai con rồng được đặt tại công viên Bách Thảo nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội.

Sau đó, cặp rồng được di dời công trình về Hồ Tây, đoạn đầu đường Nguyễn Hoàng Tôn, đối diện phủ Tây Hồ.

Thân rồng được trang trí bằng nhiều mảnh gốm sứ, ấm chén, chai lọ nung ở nhiệt độ trên 1.000 độ C.

Đôi rồng gốm này được ghép từ 6.000 chiếc đĩa và hơn 4.000 chiếc cốc có nước men đặc biệt, trọng lượng khoảng nặng 60 tấn.

Miệng mỗi con rồng đều ngậm viên ngọc lớn. Đây là loại đá quý, nặng tới 57 kg/viên.

Bên cạnh đó, những chi tiết gốm sứ ở thân rồng đều được khắc họa tiết, hoa văn là những địa danh văn hoá nổi tiếng của Thủ đô vô cùng tinh xảo, tỉ mỉ.

Chiều cao của rồng khoảng 8,2m (tính cả bệ). Công trình này được đầu tư xây dựng với tổng số tiền 2,6 tỷ đồng.

Từ xưa, hình tượng con rồng đã trở nên vô cùng quen thuộc và phổ biến trong văn hoá, kiến trúc và mỹ thuật của người Việt. Theo một số nhà nghiên cứu, con rồng bắt đầu xuất hiện từ thời Lý với truyền thuyết dời đô của Lý Công Uẩn. Rồng thời Lý có mối quan hệ chặt chẽ với Phật giáo, gắn liền với các hình tượng như đức Phật, hoa sen, lá đề, chùa chiền,...

Thời Lý, Phật giáo Việt Nam phát triển đến đỉnh cao, vì vậy hình tượng con rồng cũng mang những biểu hiện của mỹ thuật Phật giáo. Đặc biệt, con rồng thời này có những nét khác biệt với con rồng của các triều đại khác, điều này được phản ánh qua các bộ phận trên cơ thể con rồng.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, rồng phải được đặt tại nơi trang trọng, gắn với nước và gắn với địa điểm mang dấu ấn văn hoá, lịch sử. Hồ Tây là một trong những thắng cảnh đẹp nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.




Với lợi thế vị trí độc đáo, Hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hoá lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử ngàn năm thủ đô Hà Nội. Cùng với năm Giáp Thìn là năm của linh vật rồng, sự kiện cặp rồng ở hồ Tây càng được tô điểm thêm về vẻ đẹp và văn hoá cùng sự phát triển trong năm 2024.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Bộ đội Việt Nam gói bánh chưng ở Châu Phi

Hà Nội: Cháy nhà trong đêm khiến cụ ông 78 tuổi tử vong
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Đêm 2/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại một nhà dân ở phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội). Trong quá trình chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn, lực lượng chức năng phát hiện một nạn nhân tử vong.

4 con giáp càng hào phóng thì lộc về lại càng nhiều
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Có tính cách hào phóng và rộng lượng, 4 con giáp này sẽ nhận được vận may từ trời cao.

Từ 1/5 tới, du khách Việt Nam bắt buộc phải thực hiện điều này để được nhập cảnh vào Thái Lan
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT), từ 1/5, du khách quốc tế bao gồm cả du khách Việt Nam, phải khai báo theo mẫu bằng hình thức trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến để được nhập cảnh Thái Lan.

Miền Bắc hứng mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương
Xã hội - 19 giờ trướcDịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.

Lễ hội Phủ Dầy năm 2025 ở Nam Định có gì đặc biệt?
Đời sống - 20 giờ trướcGĐXH - Lễ hội Phủ Dầy, ở xã Kim Thái, tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc đang thu hút hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về dâng lễ, cầu tài lộc.

Hà Nội: Công nhân gấp rút thi công, 'khoác áo' mới cho công viên Cầu Giấy
Đời sống - 21 giờ trướcGĐXH - Nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí cũng như sinh hoạt công cộng của người dân, công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đang được gấp rút thi công, cải tạo nhiều hạng mục để sớm thay "áo mới".

Những trường hợp này sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025
Đời sống - 23 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là những trường hợp cụ thể sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025.

TP. Huế: Tìm kiếm người nghi nhảy cầu để lại tờ giấy 'cảm thấy áp lực với cuộc sống'
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Nghi vấn có người nhảy cầu, người dân thông báo cho cơ quan chức năng để xác minh, tiến hành tìm kiếm. Tại hiện trường có một tờ giấy với nội dung "cảm thấy áp lực với cuộc sống".

Ngược đời: Lòng đường cho người đi bộ, vỉa hè thành nơi đỗ xe
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi đỗ xe và kinh doanh buôn bán vẫn tiếp diễn, khiến người đi bộ phải tràn xuống lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Hà Nội tháng 3 rợp sắc hoa
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Tháng 3, Hà Nội rộn ràng trong bữa tiệc màu sắc của muôn loài hoa, từ màu vàng tươi của hoa phong linh, màu đỏ rực của hoa gạo, cho đến màu hồng phớt dịu dàng của hoa ban, màu trắng tinh khôi của hoa sưa... Tất cả hòa quyện và tô điểm cho phố phường những ngày giao mùa.

Lịch chi trả lương hưu tháng 4 mới nhất, người hưởng chế độ được nhận ngày nào?
Đời sốngGĐXH - Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố hướng dẫn về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho người hưởng tháng 4/2025.